Sở dĩ chọn so sánh đại diện của hệ bản TT3 là R.372 và đại diện hệ bản TT4 là R.932 là vì hai hệ bản này có sự tương đồng khá lớn.
Giống: Dạng chữ được sử dụng rất giống nhau, bố cục nội dung từng trang, vị trí chữ trong trang, vị trí cũng như nội dung phần tăng bổ ở phần trên của trang đều giống nhau.
25
Hình 1.13 Tờ 2 bản R.372
26
Khác: Tuy rất giống nhau về tổng thể nhưng xem xét kỹ thì vẫn nhận ra dù dạng chữ tương đồng nhưng chi tiết từng chữ vẫn có khác biệt. Ví dụ:
Bản R.372 Bản R.932 Bản R.372 Bản R.932
Hình 1.15 So sánh tự dạng hai bản R.372 và R.932
Có thể thấy rõ, nét chấm trên đầu chữ “lập”立 và “ngôn” 言 ở hai bản được viết khác nhau.
Có một điểm đáng lưu ý đó là ở tờ 43 của bản R.932, ở lề giữa (tức mép giữa hai trang 43a và 43b) lại có bốn chữ “Đan An tàng bản” (xem hình 1.16). Tuy ở tờ 43 của bản R.372 không có bốn chữ này nhưng bản AC.5 lại có. So sánh tờ 43 của bản AC.5 với tờ 43 của bản R.932 thì thấy giống hệt nhau, từ chi tiết này có thể đặt ra nghi ngờ về việc bản R.932 nói riêng cho tới hệ bản của Mỹ Văn Đường năm Thiệu Trị 4 nói chung có sử dụng lại
ván khắc của Tập Văn Đường khắc in TLTY năm Thiệu Trị 3. c. So sánh HN.111 và R.372, phần tăng bổ ở quyển 1 của bốn hệ bản
Từ hai mục trên, tạm thời bỏ qua phần tăng bổ, có thể thấy được sự tương đồng về bố cục, cỡ chữ, trình bày ở phần chính văn giữa hai bản HN.111 và Hv.13/1 của hai hệ bản TT2; giữa hai bản R.372 và R.932 của hệ bản TT3 và TT4. Mục này xin lấy HN.111 đại diện cho sự tương đồng ở phần chính văn của hai bản TT2, so sánh R.372, đại diện cho sự tương đồng nêu trên của hai hệ bản TT3 và TT4.
Hình 1.16 Bản R.932
27
Hình 1.17 So sánh hai trang 1b tương ứng của hai bản HN.111 và R.372
Ở bản R.372, các trang có dòng kẻ chia rõ các cột, bản H.111 không có. Tự hình sử dụng ở hai bản là hoàn toàn khác nhau, đơn cử như ở trang trên, chữ “thể” của bản HN.111 viết là 体 trong khi bản R.372 viết là 體. Dòng ngoài cùng bên trái, bản R.111 bắt đầu bằng chữ “tĩnh”靜, bản R.372 bắt đầu bằng chữ “nhi”而. Sự khác nhau giữa hai hệ bản TT2 và hai hệ bản TT3, TT4 là khá rõ ràng và dễ nhận biết.
*Phần tằng bổ ở quyển 1 của bốn hệ bản
Bảng dưới đây trình bày vị trí phần tăng bổ ở các văn bản quyển 1.
HN.111 Hv 13/1 (Hv 14/1) R372 R932
x 2a-2b 2b-3a 2b-3a
x 5a-5b 4b-5b 4b-5b x x 6b-7a 6b-7a x x 8b-9a 8b-9a x x 9b-10a 9b-10a x x 11b-12a 11b-12a x x 13a 13a
x 14a 13b-14a 13b-24a
x x 15a 15a
x x 15b-16a 15b-16a
x 18a-18b 18a-18b 18a-18b
28
x 21a 21a 21a
x x 23b 23b
x x 26b 26b
x 31a-32a 31a-32a 31a-32a
x x 35a 35a x x 35b 35b x x 37b-38a 37b-38a x x 38a-38b 38a-38b x x 39a 39a x x 40a 40a x x 41a 41a x x 41a-41b 41a-41b
x 43a-43b 42a-42b 42a-42b
x x 51b 51b
x 54a-54b 53a-53b 53a-53b
Ghi chú:
- x = không có tăng bổ
-Nội dụng tăng bổ giống nhau tương ứng theo hàng ngang.
Bảng thống kê trên chỉ ra phần tăng bổ của các bản Hv.13/1 (Hv.14/1), R.372, R.932 nằm ở trang nào, cũng chỉ ra:
- Phần tăng bổ của các bản R.372 và R.932 nhiều hơn bản có tăng bổ của hệ bản TT2.
- Hệ bản R.372 và R.932 chứa toàn bộ phần tăng bổ có ở hệ bản TT2. - Phần tăng bổ của R.932 và R.372 là hoàn toàn giống nhau về nội dung và
vị trí số trang có phần tăng bổ.
d. Tiêu chí phân loại và phân loại các văn bản TLTY
Qua việc khảo sát các hệ bản cùng so sánh các văn bản quyển 1, ta có thể tổng kết về các hệ bản cũng như các đặc điểm nhận dạng như sau:
Hai hệ bản TT2: hai hệ bản này tương đồng về phần chính văn, sử dụng dạng chữ khắc in khác biệt một cách rõ ràng với hai hệ bản TT3 và TT4, giữa các hàng chữ trong một trang không có dòng kẻ chi cột. Ở mép lề trang đôi chỗ có hai chữ “Phong Trai”. Trong nội bộ hai hệ bản TT2, có thể lấy tiêu chí là phần tăng bổ để phân biệt. Từ trường hợp bản HN.110 và bản AC.5/2 phần quyển 2, cùng thuộc hệ bản TT2 không tăng bổ nhưng ở lề dưới các trang bản AC.5/2 có hai chữ “Phong Trai”, bản HN.110 không có, có thể kết luận khi Thịnh Văn Đường khắc in hệ bản
29
TT2 không tăng bổ này, mỗi ván khắc có thể có nhiều hơn một tấm, hoặc có nhiều hơn một bộ ván khắc, dùng để tăng năng suất in hoặc thay thế ván hỏng.
Hai hệ bản TT3, TT4: Hai hệ bản này nói gộp là bởi từ so sánh trên có thể thấy trừ trường hợp văn bản quyển 1, ở bìa có ghi rõ ràng ra, còn lại với sự tương đồng về trình bày, về vị trí chữ trong trang, về vị trí phần tăng bổ, nội dung phần tăng bổ, thì từ quyển 2 về sau tương đối khó phân biệt. Như ở phần khảo sát văn bản có chỉ ra, ở bìa các bản R.372, AC.5 của hệ bản TT3 có con dấu “Đan An tàng bản”, ở phần chính văn, tại vị trí mép dưới lề một số trang có chữ “Đan An tàng bản”, đây vốn là một cơ sở khá chính thống để xác định hệ bản TT3, tuy nhiên ở tờ số 43 bản R.932, tức quyển 1 của hệ bản TT4 lại cũng có bốn chữ này, dù trang bìa không có dấu “Đan An tàng bản”. Từ chi tiết này có thể đặt ra các giả thuyết: Một là, cả hai hệ bản TT3 và TT4 đều sử dụng chung một nguồn tài liệu gốc chung chính là tàng bản của Đan An bởi thế mà ở hai hệ bản có sự tương đồng gần như tuyệt đối về nội dung, chỉ có một vài khác biệt nhỏ từ dạng chữ sử dụng để khắc in như ở phần so sánh trên có chỉ ra, bốn chữ Đan An tàng bản được cả Tập Văn Đường và Mỹ Văn Đương cùng in để chỉ rõ nguồn; Hai là, từ việc bốn chữ “Đan An tàng bản” xuất hiện một cách chính quy ở hệ bản TT3 (trang bìa có dấu, các trang sau ghi ở lề sách) hơn là hệ bản TT4, có thể thành lập giả thuyết Tập Văn Đường sử dụng tàng bản của Đan An, Mỹ Văn Đường khi in TLTY đã khắc lại thậm chí là sử dụng lại một bộ phận ván khắc của Tập Văn Đường. Tức là “Đan An tàng bản” có thể dùng làm tiêu chí chung cho cả hệ bản TT3 và TT4. Dù là giả thuyết nào thì chúng tôi đều cho rằng hai hệ bản TLTY của Tập Văn Đường và Mỹ Văn Đường hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều từ một gốc. Xuất phát từ việc bốn chữ “Đan An tàng bản” ở hệ bản TT3 có tính chính quy hơn cho nên các văn bản từ quyển 2 về sau có mang bốn chữ này sẽ tạm xếp vào hệ bản TT3. Một lưu ý khác đó là khi so sánh bản AC.5 và R.372, cùng là quyển 1 hệ bản TT3 thì thấy ở tờ số 43 bản AC.5 có bốn chữ “Đan An tàng bản”, bản R.372 lại không có, từ đây cũng có thể xác định Tập Văn Đường có nhiều hơn một ván cho tới một bộ ván khắc, hoặc là để
Hình 1.18 Bản R.931
30
phục vụ in ấn nhiều bản một lúc, hoặc để thay thế các ván khắc bị hỏng. Một dấu hiệu khác để nhận biết hệ bản TT3 của Tập Văn Đường có thể thấy ở các bản R.930, R.931, AC.5/3 chính là ba chữ “Tập Văn Đường” in ở lề (xem hình 1.18).
Từ những căn cứ nêu trên, dưới đây là bảng sắp xếp, phân loại các văn bản theo ký hiệu từng quyển về các hệ bản:
Hệ bản Quyển TT2 TT2 (có tăng bổ) TT3 TT4 1 HN.111 Hv.13/1, Hv.14/1 AC.5, R.372 AC.5/1, R.927, R.932, R.1400 2 AC.5/1, HN.110 Hv.13/2, Hv.14/2 AC.5/2, R.928 3 AC.5/3 Hv.13/3, Hv.14/3 R.929, HN.448 4 AC.5/3 Hv.13/4, Hv.14/4 R.930 HN.109 5 HN.108 R.931, AC.5/3
Trong bảng trên, các bản R.929, HN.448, HN.109 tạm thời không tìm ra được một căn cứ xác thực nào để phân rõ thuộc hệ bản TT3 hay TT4, cho nên hai bản R.929, HN.449 đặt tồn nghi. Với trường hợp HN.109, do trong cùng văn bản quyển 4 TLTY có bản R.930 ở tờ số 55 có chữ “Tập Văn Đường” mà bản HN.109 không có nên tạm xếp bản HN.109 vào hệ bản TT4. Tuy nhiên, khi so sánh kỹ hai tờ số 55 của hai bản HN.109 và R.930, ngoài ba chữ “Tập Văn Đường” ra, còn lại các chi tiết khác, nhất là tự dạng, gần như hoàn toàn giống nhau.
e. Mối liên quan giữa các hệ bản
Tính về thời gian, cả bốn hệ bản TLTY kể trên ra đời rất gần nhau, căn cứ vào thông tin có được ghi trên văn bản, thậm chí hai hệ bản không có tăng bổ và có tăng bổ của Thịnh Văn Đường ra đời chỉ trong cùng một tháng “mạnh xuân” năm Thiệu Trị 2, hai hệ bản còn lại lần lượt ra đời vào hai năm kế tiếp. Tạm thời bỏ qua phần tăng bổ thêm vào ở phần trên đầu trang, phần nội dung chính văn bên dưới, qua so sánh không thấy có khác biệt, đây có lẽ là bởi phần chính văn này các nhà in đều lấy từ cùng một nguồn, cũng chính là cái gọi là “Bùi thị nguyên bản” mà bìa văn bản quyển 1 của các hệ bản đều có. Xem xét phần tăng bổ, so sánh phần tăng bổ
31
giữa các hệ bản, có thể thấy xu hướng phát triển có sự tương ứng với hệ văn bản như sau:
“không có tăng bổ” “có tăng bổ” “tăng bổ nhiều hơn” (HN.111 Hv.13/1 R.372)
“Bùi thị nguyên bản” “Bùi thị nguyên bản” (có tăng bổ) “Bùi thị nguyên bản”+ “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản”
Tương đồng ở phần chính văn có thể giải thích bằng ghi chú “Bùi thị nguyên bản” của các nhà in, tức là đều dùng bản gốc của họ Bùi để khắc in. Từ đây bản “không có tăng bổ” có khả năng lớn nhất chính là “Bùi thị nguyên bản”, vậy thì phần tăng bổ là ở đâu mà ra, và cái gọi là “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản” có ý nghĩa thế nào. Rất rõ ràng là phần chính văn của cả bốn hệ bản là thống nhất, không khác gì bản “không có tăng bổ”, cũng tức không khác gì bản không có “phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản”. Vậy thì cái gọi là “phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản” rất có khả năng chính là những tăng bổ trên đầu một số trang. Tuy nhiên, ở giữa “Bùi thị nguyên bản” không tăng bổ với “Bùi thị nguyên bản” + “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản” có tăng bổ lại tồn tại một “Bùi thị nguyên bản” có tăng bổ nhưng không có ghi chú “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản”, khiến cho giả thuyết các phần tăng bổ chính là đại diện của “Nguyễn thám hoa quan chính bản” trở nên không chắc chắn. Đi vào so sánh phần tăng bổ của hệ bản TT2 có tăng bổ với phần tăng bổ của hệ bản TT3, TT4 (thực ra là như nhau) thì thấy khá rõ, phần tăng bổ của hệ bản TT3, TT4 bao quát cả của nội dung tăng bổ của TT2 có tăng bổ. Vậy nếu kiên trì giả thuyết “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản” chính là phần tăng bổ thì có thể đưa ra một kết luận tức là khi khắc in hệ bản TT2 có tăng bổ, Thịnh Văn Đường đã tham khảo một phần của bản “Nguyễn thám hoa quan chính bản” rồi chọn đưa thêm vào trở thành phần “tăng bổ” nhưng lại không ghi rõ ở bìa. Hệ bản TT3 của Tập Văn Đường khi khắc in TLTY đã tham khảo nhiều hơn, dẫn dụng nhiều hơn nên có ghi rõ đây là dẫn dụng từ “Nguyễn thám hoa quan chính bản”, vừa là để chính danh mà đồng thời cũng là để chứng tỏ phần tăng bổ này đến từ một nguồn có uy tín, là “chính bản”
32
của quan Nguyễn thám hoa. Các nhà in khắc in TLTY khác từ thời điểm ấy về sau đều làm như vậy. Cần chú ý là bốn hệ bản này ra đời lần lượt trong ba năm liên tiếp, việc các nhà in tham khảo các bản của nhau, thậm chí dùng ván khắc của nhau là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi vậy, lập luận suy ngược tăng bổ của Tập Văn Đường bao gồm cả tăng bổ của Thịnh Văn Đường, tăng bổ của Tập Văn Đường là từ “Nguyễn thám hoa quan chính bản” suy ra tăng bổ của Thịnh Văn Đường cũng vậy là có căn cứ. Tất nhiên, giả thuyết và lập luận trên đều phải dựa trên tiền đề “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản” chính là phần “tăng bổ”, tiền đề này chỉ được chứng minh chắc chắn nhất khi có thể tìm được văn bản “Nguyên thám hoa quan chính bản” và tiến hành đối chiếu, tuy nhiên hiện chúng tôi vẫn chưa tìm được bản này, tiền đề trên được xác lập chỉ dựa trên phép loại suy theo lối tam đoạn luận:
- Bản HN.111: “Bùi thị nguyên bản” đầu tiên không có tăng bổ
- Bản R.372: “Bùi thị nguyên bản” + “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản” có tăng bổ.
- Phần chính văn của HN.111 (cũng tức là “Bùi thị nguyên bản”) và R.372 là giống nhau
phần tăng bổ chính là “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản”.
Xét ở một góc độ khác có thể nói bản thân TLTY cũng đã có sự diễn biến nội tại, phát triển từ “Bùi thị nguyên bản” tới “Bùi thị nguyên bản” + “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản”, TLTY phát triển từ một đơn thể lên một phức hợp, nó biểu hiện cho vấn đề từ việc tiếp thu TLĐT đơn thuần theo lối của họ Bùi, đã diễn biến thành tham khảo họ Bùi và họ Nguyễn để đưa ra một TLTY không còn đơn thuần là của họ Bùi hay họ Nguyễn nữa. Dù chưa biết được toàn diện bản của Nguyễn thám hoa ra sao, tuy nhiên xem xét TLTY bằng hệ bản có phần “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản” hẳn là sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về việc hiện tượng tiết yếu và sự tiếp nhận TLĐT qua hiện tượng này. Mặt khác, so sánh hai hệ bản TT3 của Tập Văn Đường và TT4 của Mỹ Văn Đường có thể thấy trên bình diện nội dung, bố cục trình bày, vị trí chữ, dạng chữ là gần như tương đồng, khác biệt có chăng chỉ là ở nhà in và ván in, từ đây thậm chí có thể gộp hai hệ bản
33
này vào chung một hệ bản “Bùi thị nguyên bản + Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản” để đại diện chung cho những bản TLTY của các nhà in khác nhau nhưng dùng chung nội dung cơ sở chính văn là bản gốc của họ Bùi và có thêm một bộ phận tăng bổ lấy từ bản của Nguyễn thám hoa. Ở phần nói về nội dung TLTY chúng tôi sẽ lấy bản TLTY in năm Thiệu Trị 3 của Tập Văn Đường làm đại diện cho hệ bản nêu trên.
1.2 Tác giả TLTY
1.2.1 Bùi thị - Bùi Huy Bích
a. Vấn đề tác giả của TLTY
Xét từ bản thân văn bản, thông tin “Bùi thị nguyên bản” do nhà in cung cấp ở bìa sách không thể chứng minh “Bùi thị” là Bùi Huy Bích. Tuy nhiên, trong Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu khi ghi chép về TLTY nói riêng và hệ sách “tiết yếu” nói chung đều khẳng định “Bùi thị” chính là Bùi Huy Bích mà không nêu duyên do. Trong quá trình nghiên cứu văn bản TLTY, rất tiếc chúng tôi cũng không tìm ra thêm chứng cứ nào từ trong TLTY để chứng minh cho khẳng định này. Nhưng, căn cứ vào nghiên cứu cũng như kết luận của một vài nhà nghiên cứu tiền bối, chúng tôi cũng nghiêng về ý kiến Bùi thị chính là Bùi Huy Bích.
Đầu tiên, phải khẳng định một sự thật là Bùi Huy Bích có thực hiện công