b. Khái lược về Nguyễn Huy Oánh
2.1.2 Sự thành hình và phân phái của Lýhọc thời Tống
Như đã nói ở trên Chu Đôn Di thường được coi là người khai mở Lý học còn Hàn Dũ là “forerunner” (người tiên phong) cho Tân Nho học, như cách gọi chung cho cái học Tống Minh bắt đầu từ Chu Đôn Di. Vậy tại sao cùng là truy cầu một sự cách tân Nho học đương thời, cái mà Hàn Dũ cho rằng bị thiếu sót do đứt gãy mạch truyền thừa, bằng cách “tầm cổ”, Chu Đôn Di lại trở thành người khai mở trong khi Hàn Dũ chỉ là một người tiên phong. Điều này có lẽ là bởi Chu Đôn Di có thái độ ôn hòa và cởi mở với Đạo gia và Phật giáo hơn Hàn Dũ rất nhiều. Hàn Dũ đối chọi gay gắt và gần như phủ định hai người láng giềng Đạo và Phật, kiên quyết nhận định Nho giáo vốn là hoàn thiện, không thua gì Lão, Thích, chỉ là bị đứt mạch thôi, nối lại là sẽ thi triển được diệu dụng. Cách nghĩ này chỉ hướng cho các nhà Tân Nho gia sau này, nhưng chỉ mới là chỉ hướng mà thôi, Chu Đôn Di mới là người khai mở. Phan Bội Châu khen Chu Đôn Di “hấp thụ cả tư tưởng tinh hoa của Phật, Lão”, nói cách khác Chu Đôn Di không có thái độ bài bác Phật, Đạo mà ngược lại tiếp thu những yếu tố có lợi trong Phật, Đạo để dùng cho lý luận của mình.
Đại diện chủ yếu cho sự thành hình của Lý học thời Tống gồm sáu nhân vật tiểu biểu gồm: Chu Đôn Di, Thiệu Ung, Trương Tái, Trình Hạo, Trình Di và Chu Hy. Sáu nhân vật này có liên quan trực tiếp tới TLĐT, ở đây chỉ xin nêu rất sơ lược về sáu vị này.
Vũ trụ luận của Chu Đôn Di mượn đồ hình Thái Cực đồ nguồn gốc từ Đạo gia Trần Đoàn, Chu Đôn Di đi giải thích Thái Cực đồ, trước tác Thái Cực đồ thuyết.
Thái Cực đồ thuyết sơ bộ tạo dựng một khung vũ trụ luận hoàn chỉnh, giải thích nguồn gốc, sự diễn biến, quy luật diễn biến của vạn vật với “động” và “tĩnh”, sự sinh thành con người, ngũ tính, thiện ác… và phương pháp tu dưỡng chủ về “tĩnh”.
Thái Cực đồ thuyết của Chu Đôn Di có thể coi là đề cương cho vũ trụ luận của Chu Hy sau này. Tương tự như đạo Phật hướng người ta tu dưỡng để thành Phật, Nho giáo hướng con người từ minh tới thành, tức đạt tới phẩm chất của thánh nhân. Phương pháp tu dưỡng để trở thành thánh nhân của Chu Đôn Di là “chủ tĩnh”. Chu Đôn Di gọi trạng thái mà con người không có tư dục là “tĩnh hư”, nếu anh duy trì
55
bản tâm ở trạng thái tĩnh hư thì khi từ tĩnh hư mà có hành động sẽ là “động trực”, tức là anh phát huy được cái bản tâm không có tư dục ra ngoài hành động, hành động của anh đại diện cho bản thiện của con người. Sách Thông thư của Chu Đôn Di trọng điểm luận về “thành”. “Thành” theo Chu Đôn Di là gốc của thánh nhân, cũng chính là cái tính bản thiện của con người. Theo Thông thư sự hóa sinh thiện ác chính là do cái sự lay động của “thành”, cái gọi là “Thành vô vi, cơ thiện ác” có nghĩa “thành” vốn nằm trong trạng thái vô vi, hơi lay động mà tạo ra thiện ác. Bởi vậy giữ lập được “thành”, giữ được thành cùng với “chủ tính” chính là cách tu dưỡng để đạt tới thánh nhân.
Thiệu Ung vận dụng Dịch để phát triển luận thuyết về vũ trụ luận của mình, trong đó ông dùng hình thức đồ hình để minh họa. Sách Hoàng cực kinh thế thư của ông sử dụng lý thuyết của Dịch, nói về tượng số của trời đất, sự biến hóa của Thái cực và mối tương quan của thiên đạo, địa đạo và nhân đạo. Cái học tu dưỡng của Thiệu Ung cũng được suy ra từ sự biến hóa của tượng số. Trần Trong Kim viết:
Thiệu Khang Tiết theo cái học tượng số mà suy diễn ra cái học tu dưỡng rất cao. Ông cho là người cũng sinh sinh hóa hóa như trời đất, chỉ khác có một lâu một chóng mà thôi. Song trong sự biến hóa của vũ trụ có một phần làm chủ động, không bao giờ tiêu diệt đi được. Phần ấy ở trời đất gọi là thiên lý, ở người thì gọi là tính. Tính và thiên lý cùng đồng một thể và rất thiêng liêng, rất sáng suốt, khiến người ta nhờ đó mà biết thiện ác. Thánh hiền sở dĩ nói tính thiện là cũng bởi lẽ ấy vậy.
Theo cái thuyết của Thiệu Khang Tiết thì có tính là có tình. Tình là cái phản động của tính, như mặt trăng là cái bóng sáng của mặt trời chiếu lại. Tính là thần, tình là quỷ, nghĩa là tính thì ngay lành, sáng suốt; tình thì quý quái, mờ tối. Vậy nên người ta cần phải phục tính, tức là phải quay trở lại theo cái nguyên tính của mình.
Theo lời luận này của Trần Trọng Kim, lý luận “tính và thiên lý đồng một thể” của Thiệu Ung quả thật có sự tương tự rất lớn với ý “thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo” trong sách Trung Dung, mà cái yêu cầu “phục tính” của Thiệu Ung kỳ thực chính là vấn đề “suất tính” mà thôi, một bên là khôi phục lại cái tính chí thiện trời ban, một bên là cố gắng để vận dụng cái tính ấy.
56
Cái học của Trương Tái lấy gốc từ Dịch, sách Chính mông của Trương Tái nhấn mạnh về “khí”. Ông cho rằng “Thái hư vô hình, khí chi bản thể, kỳ tụ kỳ tán, biến hóa chi khách hình” (Thái hư là một dạng tồn tại vô hình, chứa đựng trong Thái hư là “khí”, sự tụ tán của “khí” tạo thành các hình thái vật chất khác nhau). Tức là “khí” chính là nguyên liệu tạo thành của vạn vật. Trong bài Tây minh ông cho rằng, con người là do khí cấu thành mà vạn vật cũng do khí cấu thành, bởi vậy từ góc độ này mà quan sát thì trời đất là cha mẹ, dân chúng là đồng bào, vạn vật là bạn bè, còn vua là con trưởng trong cái đại gia đình gốc gác từ “khí” đó. Từ quy luật chuyển hóa tụ tán của “khí”, Trương Tái khu biệt thánh nhân của Nho gia với Phật tử và Đạo sĩ, ông nhận định thánh nhân là bậc thấu hiểu lẽ vận hành của trời đất, sự tuần hòa của “khí”, cho nên thánh nhân không truy cầu sự vượt lên sự ràng buộc của nhân quả như người theo Phật, cũng không dưỡng sinh kéo dài sự sống như Đạo sĩ, thánh nhân sống bình thường và hoàn thành mọi bổn phận với tư cách là một thành viên của xã hội, một thành phần của vũ trụ. Sách Trung Quốc Nho học
tổng kết cái học của Trương Tái “lấy Dịch làm tông, lấy Trung Dung làm thể, lấy
Lễ làm dụng, lấy Khổng, Mạnh làm pháp”, nói cách khác luận thuyết của Trương Tái phát triển từ Dịch, bản vị là Trung Dung, hành xử bằng Lễ và lấy Khổng, Mạnh làm khuôn phép.
Nhị Trình là một bước phát triển cao độ của Lý học thời Tống, Lao Tư Quang coi nhị Trình là trung tâm của Tống học bởi bắt đầu từ nhị Trình có sự phát triển tách nhánh, phân chia thành hai phái. Cả Trình Hạo và Trình Di đều thụ giáo từ Chu Đôn Di, có sự giao lưu qua lại gần gũi với Trương Tái và Thiệu Ung. Nhị Trình sáng lập ra học thuyết về “lý”, “lý” từ đó trở thành nòng cốt triết học của nhị Trình. “Lý” của nhị Trình đại diện cho quy luật tự nhiên, đồng thời cũng chỉ cho quy luật của xã hội. Trình Hạo có sự phát triển thêm về khái niệm “nhân”, theo ông, vạn vật nhất thể là đặc tính chủ yếu của đức nhân, người học đạo trước cần biết được đức nhân, mà các đức như nghĩa, lễ, trí, tín đều là nhân cả, cần lấy sự “thành” và “kính” để nuôi dưỡng nó. Và bởi vì mỗi cá thể và vạn vật vốn là một thể, cho nên nếu hành động với lòng thành và kính thì sẽ phục hồi được sự hợp nhất ban sơ.
57
Ở đây ta thấy có sự tương đồng nhất định về tư duy giữa Trương Tái và Trình Hạo, tức là theo quan niệm của hai ông kỳ thực vạn vật là cùng một gốc, cùng một thể. Ở phương diện cách thức tu dưỡng, Trình Hạo đề xuất lý luận “định tính”. “Định tính” thực tế chính là định tâm, khiến cho nội tâm con người ta yên ổn và bình tĩnh. Ông cho rằng muốn khiến nội tâm bình tĩnh, không chịu ảnh hưởng từ sự vật bên ngoài thì khi tiếp xúc với sự vật không được có chấp trước, lưu luyến bất cứ sự vật nào, phải quên cả trong và ngoài, vượt lên bản thân. Lý luận về “định tính” là sự phát huy tư tưởng “bất động tâm” của Mạnh Tử, cũng là sự hấp thu kinh nghiệm tu dưỡng tâm lý của hai nhà Phật, Đạo. Trong nhị Trình, Trình Hạo chú trọng hơn về việc tìm về bản tâm, thể nghiệm nội tâm. Phùng Hữu Lan nhận định “tâm học” được bắt đầu từ Trình Hạo, về sau được Lục Cửu Uyên, Vương Dương Minh tiếp nối phát triển. Trình Di là người đặt cơ sở cho phái “Lý học Trình Chu” sau này. Trình Di cho rằng mọi sự vật đều là sự diễn sinh của một thứ quy tắc, quy tắc ấy là “lý”. Mọi sự vật đều hình thành từ “khí” sở dĩ khác nhau là bởi chúng án chiếu theo các “lý” khác nhau mà thành hình. Trình Di nhấn mạnh “lý” là gốc, là căn nguôn bên trong của sự vật, sự vật là biểu hiện bên ngoài của “lý”, lý là thể, sự vật là dụng, thể dụng là thống nhất. Trình Di không tán đồng lý thuyết khí tụ khí tan của Trương Tái, ông cho rằng khí không tuần hoàn mà là liên tục sinh ra, liên tục mất đi. Về phương diện nhân tính, Trình Di đưa ra quan điểm “tính tức lý”, phát triển cao độ “Tính thiện luận” của Nho gia. Quan điểm “tính tức lý” cho rằng các ngyên tắc đạo đức của xã hội là bản tính bất biến của con người. Ông chia ra hai loại “tính” là “thiên mệnh chi tính” tức cái tính bản nguyên, và “khí chất chi tính”, là cái tính khi sinh ra được phú bẩm, cái trước ai ai cũng giống nhau, là căn bản, cái sau chính là cái khiến con người có thiện có ác. Lý luận này của ông đã gộp của “tính bản thiện” của Mạnh Tử và “tính bản ác” của Tuân Tử, Dương Hùng. Về tu dưỡng luận, Trình Di đề xuất: “Hàm dưỡng tu dụng kính, tiến học tại trí tri” 涵養須用敬進學在致知, tức cho rằng sự duy trì đạo đức và bồi dưỡng cảnh giới chủ yếu phải dựa vào tu dưỡng “kính”, tức bài trừ tạp niệm, tập trung chú ý vào nội tâm, giữ cho nội tâm không phóng túng, trước sau giữ một loại tâm cảnh kính sợ. Ngoài ra còn cần thông
58
qua “cách vật cùng lý” (tìm hiểu sự vật, truy tới cùng cục của lý), nghiên cứu đạo lý của sự vật, không ngừng bổ sung cho bản thân, nghiệm chứng xem tư tưởng của bản thân có phù hợp với nghĩa lý chưa.
Chu Hy là người tiếp nối và phát triển “Lý học” của Trình Di. Về lý khí, Chu Hy nhận định, vạn vật vũ trụ đều được cấu thành bởi lý và khí, khí là nguyên liệu cấu thành mọi sự vật, lý là quy luật là bản chất của sự vật. Lý, khí không thể chia tách nhưng nhìn từ bản nguyên thì lý có trước khí. Chu Hy đã tiến một bước phát huy cái học của Trình Di, cho rằng trong mọi sự vật đều có lý, lý tuy vô hình nhưng bao quát bản chất cùng các loại diễn biết của sự vật. Chu Hy cũng phát huy tư tưởng “lý nhất phân thù” (từ một cái lý duy nhất phân ra các sự khác nhau), ông cho rằng thái cực là cái tổng thể của lý, là bản thể của vũ trụ, mọi vật đều đã có sẵn trong mình một cái lý hoàn chỉnh, tạo thành tính của chúng. Về vấn đề tâm tính luận, Chu Hy cho rằng, tồn lưu tại tâm chưa phát gọi là “tính”, phát ra rồi thì gọi là “tình”, ông đề ra lý luận “tâm thống tính tình” (tâm bao gồm cả tính và tình), phát triển tư tưởng của Trương Tái, nhận định tính là thể của tâm, tình là dụng của tâm, tâm là một tổng thể bao gồm cả thể và dụng. Ông cũng khu biệt rõ ràng cái mà Trình Di gọi là “thiên mệnh chi tính” và “khí chất chi tính”, theo ông cái trước là đại diện của lý trong con người, là một cái “tính” chí thiện, còn cái sau thì do con người được khí tạo thành mà có hình, cái hình này hạn chế cái tính đầu tiên khiến cho cái tính ấy không được chí thiện nữa mà diễn biến thành cái tính có thiện ác, cong ngay. Trên cơ sở này ông nêu ra phạm trù “đạo tâm” và “nhân tâm”, cho rằng đạo tâm chính là “thiên lý”, nhân tâm tính ác chính là đại diện cho “nhân dục”. Chu Hy còn phát triển nhận thức luận “cách vật cùng lý” của Trình Di, ông lý luận tư tưởng “cách vật trí tri” trong Đại học thì “cách vật” là tiếp xúc với sự vật, nghiên cứu sự vật cho tới cùng cực, “trí tri” tức đạt tới tri thức rộng rãi, không cái gì là không biết, nói cách khác nó là mục đích và kết quả của “cách vật”. Chu Hy đề xuất “tri tiên hành hâu”
知先行後 (trước phải biết sau mới thực hành), nhấn mạnh cần cả tri và hành, không thể giữ cái này phế cái kia. Về vấn đề phương pháp tu dưỡng, Chu Hy chủ trương “chủ kính hàm dưỡng”, một sự phát triển tư tưởng “hàm dưỡng tu dụng kính” của
59
Trình Di. “Chủ kính” của Chu Hy nhấn mạnh việc giữ gìn một trạng thái tri giác cẩn trọng, cảnh giác, biết sợ hãi, vào lúc “vị phát” tức lúc chưa phát sinh “tình”.
Về sự phân phái của Lý học, Lao Tư Quang trong Tân biên Trung Quốc triết học sử có riêng một mục bàn về vấn đề này. Trước hết, Lao Tư Quang làm rõ rằng cái học của Chu, Trương, nhị Trình trở xuống vời thời Tống, Nguyên được gọi chung là “Đạo học”, không phải “Lý học”. Cách gọi “Lý học” có sớm nhất là từ Lý học loại biên của Trương Cửu Vận cuối đời Nguyên. Cách nhìn coi “Lý học” và “Tâm học” đối lập nhau cũng là chuyện hình thành dần dần sau này. Tức là đương thời không phải Trình Chu dương “Lý học” mà phủ nhận “Tâm học”. Tương tự, Lục Cửu Uyên, Vương Dương Minh sau này tuy đều coi “tâm” là chủ tể tối cao, là căn nguyên của nghĩa lý nhưng cũng không hề phủ định “Lý học”. Lập thuyết của hai bên khác nhau chỉ ở chỗ có lấy quan niệm “tâm” là đầu hay không chứ không phải một đằng chỉ bàn về “lý”, đằng kia chỉ nói về “tâm”, “Lý học” và “Tâm học” bài xích nhau. Lao Tư Quang thống kê ba các phân phái Lý học, gồm “Tam hệ”, “Nhị hệ” và “Nhất hệ”.
Thuyết về “nhị hệ” là phổ biến nhất, trong đó đưa Trình Chu vào một hệ đại diện cho Lý học, bên kia là Lục Vương đại diện cho Tâm học.
Thuyết về “tam hệ” thì phân nhị Trình thành hai hệ, trong đó cái học theo hệ Trình Di, Chu Hy thuộc về một hệ, bên kia liệt Chu Đôn Di, sau tới Hồ Ngũ Phong vào với Trình Hạo thành một hệ, hệ còn lại là Lục Cửu Uyên và Vương Dương Minh.
Thuyết “nhất hệ” là của Lao Tư Quang, ông quan niệm cả Lý học Tống Minh là một chỉnh thể và coi sự khác nhau là sự phát triển ở từng giai đoạn, từ đó quan sát sự diễn tiến của Lý học.