Khái lược về Bùi Huy Bích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Tính lý tiết yếu (Trang 36 - 39)

Luận văn không có ý định đi sâu vào miêu thuật cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Huy Bích, mà chỉ xin nêu khái quát cuộc đời của ông cũng như lưu ý những điểm chúng tôi cho rằng đáng quan tâm trong đó.

Bùi Huy Bích 裴輝璧, tự Hy Chương 希章, hiệu là Tồn Am 存庵, sinh ngày 3/10/1744 tại làng Định Công, Hà Nội, mất ngày 25/5/1818, là một danh nhân có tiếng của Hà Nội, một bậc đại Nho có ảnh hưởng sâu rộng ngay cả sau khi mất. Ông xuất thân từ dòng họ Bùi làng Thịnh Liệt, một dòng họ nức tiếng về truyền thống

35

khoa bảng, là cháu bảy đời của Quảng Quận công Bùi Xương Trạch, cháu năm đời của Tiên Quận công Bùi Bình Uyển, phụ thân là Trúc Viên cư sĩ Bùi Dụng Tân. Bùi Huy Bích còn một chị và một em trai.

Phụ thân Bùi Dụng Tân không đỗ đạt, ở nhà dạy học, từ nhỏ Bùi Huy Bích đã tiếp xúc với sách vở. Tới năm mười bảy tuổi ông theo học Nguyễn Bá Trữ (tiến sĩ khoa Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 15 - 1754). Năm 1762 tức năm Cảnh Hưng 23, ông thi Hương đỗ tứ trường, sau thi Hội không đỗ. Ông sau đó theo học Quế Đường tiên sinh Lê Quý Đôn, được tiên sinh ưu ái và giúp đỡ. Trong giai đoạn này triều đình có nhiều biến động, Bùi Huy Bích cũng theo đó mà chán nản không muốn thi tiếp. Tới năm Cảnh Hưng 30 (1770), triều đình mở khoa thi Hội, ông vì vừa lòng phụ thân mà tham gia, ông đỗ thi Hội, vào thi Đình, được liệt vào Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, có thể nói là đỗ cao khi còn rất trẻ. Sau khi đỗ, ông được bổ dụng làm Hiệu lý ở Hàn lâm viện, năm Cảnh Hưng 31 được thăng làm Thị chế, rồi lại được thăng làm Thiêm sai Phủ liêu Tri Hộ phiên kiêm Đông các Hiệu thư. Năm Cảnh Hưng 38 (1777), ông vào làm Đốc đồng Nghệ An, tới năm Cảnh Hưng 41 (1780) thì thăng làm Hiệp trấn Nghệ An. Sang năm sau, chúa Trịnh Sâm triệu ông về kinh ban chức Nhập thị Bồi tụng, ông dâng khải văn xin không nhận nhưng không được. Tới năm Cảnh Hưng 43 (1782), ông được ban tước Kế Liệt hầu, năm Cảnh Hưng 45, làm Hành Tham tụng, tới năm sau ông cáo bệnh từ quan, chúa Trịnh Khải giữ ông lại kinh đô, ông bèn lui về nhà riêng ở phường Bích Câu. Cho tới lúc vua Chiêu Thống lên ngôi, lại triệu ông ra làm việc, ông vẫn xin lui về quê. Ông ở ẩn tại quê nhà, trải qua thời Tây Sơn, thời Gia Long đều có mời nhưng ông đều không ra. Tới ngày 25/5/1818 tức năm Gia Long 17 ông qua đời.

Bùi Huy Bích có điều kiện tiếp xúc với sách vở rất sớm, lại xuất thân từ dòng dõi thư hương, ở khía cạnh này có thể nói Nho học đã bầu bạn với ông từ đầu chí cuối. Lược tiểu sử ông thì thấy ông không ham làm quan, nhiều lần từ chức cao, cáo bệnh về nhàn, án theo quán tính đỗ đạt sớm, đường làm quan chỉ lên không xuống của ông thì đây cũng có thể kể là lạ, kẻ khác mong được như ông mà không được ông thì lại không hứng thú với quyền hành. Đặc biệt là nhìn khoảng thời gian đầu

36

con đường khoa cử của ông, chưa tới hai mươi đã đỗ thi Hương vào đến thi Hội, tuy thi Hội không đạt nhưng đương tuổi trẻ như thế, lại có đà tiến tốt, lý ra một người từ nhỏ đã làm bạn với đạo lý “tu tề trị bình” thì phải càng hừng hực khí thế tới khi tên đề bảng vàng mới phải, đằng này ông dường như lại không muốn theo nghiệp khoa cử nữa. Hoặc giả là vì sớm thấm nhuần lẽ xuất xử, quán triệt cái đạo đức quan thanh cao của Nho gia nên ông không muốn làm quan triều loạn chăng. Trong khoảng thời gian giữa hai lần thi của ông có sự kiện chúa Trịnh Sâm truất giết thái tử Lê Duy Vỹ. Với đạo đức quan của Nho gia mà nói đây là hành động loạn đảo cương thường nghiêm trọng. Bấy giờ trên danh nghĩa triều vẫn là triều Lê, thái tử Lê Duy Vỹ là con trưởng của vua Hiển tông, dù không có thực quyền nhưng vẫn tôn quý hơn ngôi chúa, đây là tông pháp trước nay của Nho giáo. Chúa Trịnh Sâm vì hiềm cũ mà vu tội truất giết thái tử là hành vi có thể nói là cực kỳ phản Nho. Đây có lẽ là một lý do đáng lưu ý, giải thích cho việc vì sao Bùi Huy Bích sớm nguội lạnh cái chí làm quan. Bởi khi ấy cung vua phủ chúa đều lập chức riêng, quyền lực cung vua chỉ là trên hình thức, thực quyền nằm tại phủ chúa cả. Bùi Huy Bích do đó không muốn làm tôi triều loạn, cũng không muốn phục vụ Trịnh Sâm cho nên không muốn thi tiếp. Ở một trình độ nào đó, cái sự dứt khoát này cũng thể hiện bầu máu nóng của một nhà Nho trẻ tuổi trước cái sự thật cương thường điên đảo, một mực giữ đạo đức quan của mình. Cho tới năm ông 26 tuổi, hẳn là vì đã chín chắn hơn, hai là giữ hiếu đạo, thuận ý cha, ông lại đi thi và đỗ cao. Con đường làm quan của Bùi Huy Bích cũng có thể kể là huy hoàng, ông một đường đi lên, từng làm tới chức Hành Tham tụng, Tham tụng là chức tương đương vởi Tể tướng, ông làm Hành Tham tụng chính là giữ chức quyền tể tướng, có thể coi là tới đỉnh cao của chức quyền rồi. Điều này chứng tỏ ông không mặn mà với đường hoạn lộ không đồng nghĩa với việc năng lực làm quan của ông kém. Ông từng giữ nhiều chức, ở vị trí nào ông cũng làm tròn phận sự, tức là đã không làm thì thôi, một khi đã làm thì phải làm cho nên, đây cũng là một nét tính cách nhà Nho đáng quý ở ông. Sở dĩ nói ông không mặn mà với việc làm quan là ông không chỉ một lần cáo quan, cũng không chỉ một lần dâng khải xin không nhận chức cao. Tức là dường như ông làm quan cho đúng

37

cái tôn chỉ “trị quốc” của Nho giáo, chứ không muốn dấn thân sâu vào chốn cung vua phủ chúa loạn cương thường lúc bấy giờ, ở ông ta thấy một nhà Nho học giả, ham văn chương sách vở, trọng đạo đức, khí tiết hơn là một nhà Nho công danh. Đồ rằng phụ thân ông tức Trúc Viên cư sĩ Bùi Dụng Tân, ở khía cạnh này có ảnh hưởng không nhỏ tới ông. Điều này có thể thấy ở việc ông cáo bệnh rời phủ chúa, lui về Bích Câu khi mới ngoài bốn mươi. Kịp tới khi nhà Lê sụp đổ, triều Tây Sơn lên kế rồi qua thời Gia Long ông đều không ra làm quan, coi như giữ chọn nghĩa với nhà Lê, cũng là chọn vẹn cái khí tiết nhà Nho của mình. Nhìn từ những trước tác Bùi Huy Bích để lại có thể thấy được sự ham thú của ông với Nho học, ông gần như đã chỉnh lý lại theo ý mình toàn bộ kinh điển Nho gia, từ Tứ thư, Ngũ kinh, cho tới đại biểu cho triết học Nho giáo Tống Minh là bộ Tính lý đại toàn, giữ những chỗ ông cho là then chốt, lược những điểm ông cho là không quan trọng. Với những cống hiến của mình cho Nho học nước nhà, ông xứng đáng là một bậc đại Nho cần được quan tâm nghiên cứu.

1.2.2 Nguyễn thám hoa – Nguyễn Huy Oánh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Tính lý tiết yếu (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)