Tiêu chí phân loại và phân loại các văn bản TLTY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Tính lý tiết yếu (Trang 30 - 32)

Qua việc khảo sát các hệ bản cùng so sánh các văn bản quyển 1, ta có thể tổng kết về các hệ bản cũng như các đặc điểm nhận dạng như sau:

Hai hệ bản TT2: hai hệ bản này tương đồng về phần chính văn, sử dụng dạng chữ khắc in khác biệt một cách rõ ràng với hai hệ bản TT3 và TT4, giữa các hàng chữ trong một trang không có dòng kẻ chi cột. Ở mép lề trang đôi chỗ có hai chữ “Phong Trai”. Trong nội bộ hai hệ bản TT2, có thể lấy tiêu chí là phần tăng bổ để phân biệt. Từ trường hợp bản HN.110 và bản AC.5/2 phần quyển 2, cùng thuộc hệ bản TT2 không tăng bổ nhưng ở lề dưới các trang bản AC.5/2 có hai chữ “Phong Trai”, bản HN.110 không có, có thể kết luận khi Thịnh Văn Đường khắc in hệ bản

29

TT2 không tăng bổ này, mỗi ván khắc có thể có nhiều hơn một tấm, hoặc có nhiều hơn một bộ ván khắc, dùng để tăng năng suất in hoặc thay thế ván hỏng.

Hai hệ bản TT3, TT4: Hai hệ bản này nói gộp là bởi từ so sánh trên có thể thấy trừ trường hợp văn bản quyển 1, ở bìa có ghi rõ ràng ra, còn lại với sự tương đồng về trình bày, về vị trí chữ trong trang, về vị trí phần tăng bổ, nội dung phần tăng bổ, thì từ quyển 2 về sau tương đối khó phân biệt. Như ở phần khảo sát văn bản có chỉ ra, ở bìa các bản R.372, AC.5 của hệ bản TT3 có con dấu “Đan An tàng bản”, ở phần chính văn, tại vị trí mép dưới lề một số trang có chữ “Đan An tàng bản”, đây vốn là một cơ sở khá chính thống để xác định hệ bản TT3, tuy nhiên ở tờ số 43 bản R.932, tức quyển 1 của hệ bản TT4 lại cũng có bốn chữ này, dù trang bìa không có dấu “Đan An tàng bản”. Từ chi tiết này có thể đặt ra các giả thuyết: Một là, cả hai hệ bản TT3 và TT4 đều sử dụng chung một nguồn tài liệu gốc chung chính là tàng bản của Đan An bởi thế mà ở hai hệ bản có sự tương đồng gần như tuyệt đối về nội dung, chỉ có một vài khác biệt nhỏ từ dạng chữ sử dụng để khắc in như ở phần so sánh trên có chỉ ra, bốn chữ Đan An tàng bản được cả Tập Văn Đường và Mỹ Văn Đương cùng in để chỉ rõ nguồn; Hai là, từ việc bốn chữ “Đan An tàng bản” xuất hiện một cách chính quy ở hệ bản TT3 (trang bìa có dấu, các trang sau ghi ở lề sách) hơn là hệ bản TT4, có thể thành lập giả thuyết Tập Văn Đường sử dụng tàng bản của Đan An, Mỹ Văn Đường khi in TLTY đã khắc lại thậm chí là sử dụng lại một bộ phận ván khắc của Tập Văn Đường. Tức là “Đan An tàng bản” có thể dùng làm tiêu chí chung cho cả hệ bản TT3 và TT4. Dù là giả thuyết nào thì chúng tôi đều cho rằng hai hệ bản TLTY của Tập Văn Đường và Mỹ Văn Đường hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều từ một gốc. Xuất phát từ việc bốn chữ “Đan An tàng bản” ở hệ bản TT3 có tính chính quy hơn cho nên các văn bản từ quyển 2 về sau có mang bốn chữ này sẽ tạm xếp vào hệ bản TT3. Một lưu ý khác đó là khi so sánh bản AC.5 và R.372, cùng là quyển 1 hệ bản TT3 thì thấy ở tờ số 43 bản AC.5 có bốn chữ “Đan An tàng bản”, bản R.372 lại không có, từ đây cũng có thể xác định Tập Văn Đường có nhiều hơn một ván cho tới một bộ ván khắc, hoặc là để

Hình 1.18 Bản R.931

30

phục vụ in ấn nhiều bản một lúc, hoặc để thay thế các ván khắc bị hỏng. Một dấu hiệu khác để nhận biết hệ bản TT3 của Tập Văn Đường có thể thấy ở các bản R.930, R.931, AC.5/3 chính là ba chữ “Tập Văn Đường” in ở lề (xem hình 1.18).

Từ những căn cứ nêu trên, dưới đây là bảng sắp xếp, phân loại các văn bản theo ký hiệu từng quyển về các hệ bản:

Hệ bản Quyển TT2 TT2 (có tăng bổ) TT3 TT4 1 HN.111 Hv.13/1, Hv.14/1 AC.5, R.372 AC.5/1, R.927, R.932, R.1400 2 AC.5/1, HN.110 Hv.13/2, Hv.14/2 AC.5/2, R.928 3 AC.5/3 Hv.13/3, Hv.14/3 R.929, HN.448 4 AC.5/3 Hv.13/4, Hv.14/4 R.930 HN.109 5 HN.108 R.931, AC.5/3

Trong bảng trên, các bản R.929, HN.448, HN.109 tạm thời không tìm ra được một căn cứ xác thực nào để phân rõ thuộc hệ bản TT3 hay TT4, cho nên hai bản R.929, HN.449 đặt tồn nghi. Với trường hợp HN.109, do trong cùng văn bản quyển 4 TLTY có bản R.930 ở tờ số 55 có chữ “Tập Văn Đường” mà bản HN.109 không có nên tạm xếp bản HN.109 vào hệ bản TT4. Tuy nhiên, khi so sánh kỹ hai tờ số 55 của hai bản HN.109 và R.930, ngoài ba chữ “Tập Văn Đường” ra, còn lại các chi tiết khác, nhất là tự dạng, gần như hoàn toàn giống nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Tính lý tiết yếu (Trang 30 - 32)