Phần chính văn của TLTY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Tính lý tiết yếu (Trang 92 - 95)

Phần chính văn của TLTY cũng chính là bản gốc của Bùi Huy Bích (Bùi thị nguyên bản), đáng tiếc là đầu TLTY không có lời tựa nào để chúng ta nhận biết lý do hoặc tiêu chí của Bùi Huy Bích khi tiết yếu TLĐT. Trên cơ bản, phần chính văn của TLTY nói một cách đơn giản là sự tóm lược, rút gọn của TLĐT. Gọi là “tiết yếu” tức là chỉ để lại những chỗ mà chủ thể của hành vi này cho rằng quan trọng, lược bỏ đi những chỗ ít quan trọng hơn. Nói cách khác tính chủ quan và tính mục đích trong đây là rất lớn, chỗ nào giữ, chỗ nào bỏ thuần túy phụ thuộc vào cái nhìn của tác giả cũng như mục đích của tác giả khi biên soạn sách. Ví dụ, tính chủ quan thể hiện ở chỗ có những chỗ phần chính văn đã bỏ, tới phần tăng bổ lại thấy đưa thêm vào, hay phần chính văn đã có đưa, phần tăng bổ lại dẫn thêm nhiều hơn, từ hiện tượng này đã có thể thấy: cùng với một vấn đề, cái nhìn của Bùi Huy Bích, đại diện là “Bùi thị nguyên bản”, với cái nhìn của Nguyễn thám hoa, thể hiện qua phần tăng bổ, và của nhà in, người biên soạn tổng thể TLTY cũng tức là người kết hợp “Bùi thị nguyên bản” và “Nguyễn thám hoa quan chính bản” đã là không giống nhau. Còn nói tới tính mục đích chính là muốn nói vì sao lại biên soạn TLTY, với mục đích khác nhau thì sẽ có ảnh hưởng bất đồng tới sự tiết yếu, cho nên ở một trình độ nào đó, quan sát sự lược nhiều hay lược ít, nội dung để, nội dung bỏ sẽ thấy được phần nào cái nhìn chủ quan của tác giả cũng như mục đích tác giả tiết yếu. Đáng chú ý là ở phần chú chữ nhỏ ở chính văn, ngoài phần lớn cũng là ở trong TLĐT ra thì có một bộ phận so ra không phải thuộc TLĐT. Tuy rất có khả năng bộ phận này là của Bùi Huy Bích nhưng theo những nghiên cứu của Nguyễn Phúc Anh (2012), vấn đề truyền bản của TLĐT rất phức tạp, trong khi chưa thể xác định TLTY được tiết yếu từ bản TLĐT nào tác giả luận văn cũng không khẳng định bộ phận chú không thuộc TLĐT (lấy bản TLĐT trong Tứ khố toàn thư làm căn cứ) có thực sự là của Bùi Huy Bích hay không. Bởi vậy, luận văn cũng sẽ không xét tới chúng như một đại diện của Bùi Huy Bích mà chỉ nhìn nhận như một nội dung được Bùi Huy Bích tán thành.

91

Nhìn chung phương thức Bùi Huy Bích tiết yếu TLĐT là tiết yếu từ đơn vị lớn đến nhỏ, cụ thể như sau:

Lược bỏ toàn bộ: Cũng tức là bỏ đi toàn bộ một chỉnh thể nội dung nào đó

trong TLĐT, trong TLTY không hề đề cập tới nữa. Ở bảng trên đã có nêu rõ những mục được giữ, những mục bị lược bỏ toàn bộ.

Lược bỏ câu: Đây có thể nói là phương thức chủ yếu của TLTY, đơn giản là

giữ những câu được cho là quan trọng về nội dung, bỏ những câu ít quan trọng hơn. Việc giữ bỏ này dường như thuần túy theo đánh giá về giá trị nội dung của Bùi Huy Bích mà không có quy luật hay có sự châm chước nào khác. Ví dụ như ở phần “Học” tại quyển 3 TLTY, so sánh với TLĐT có những chỗ giữ lời luận của Lý Diên Bình

李延平 (tức Lý Đồng 李侗) mà lược lời bàn của Trình Tử, tức là không bởi Trình Tử có danh tiếng hơn mà giữ lại, mà thuần túy có lẽ bởi tâm đắc với lời luận của Lý Diên Bình hơn cho nên không lược đi. Trong một đoạn luận, việc giữ câu nào, bỏ câu nào cũng không thấy có quy luật nhất định nào, có thể là đầu lấy một câu, giữa lấy một câu, cuối lấy một câu, cũng có thể là cả một đoạn luận vài trang trong TLĐT thì sang TLTY chỉ lấy đúng một câu. Ví dụ, trong mục “Tồn dưỡng” ở quyển 46 TLĐT có chép một đoạn Lý Đồng đáp thư Chu Nguyên Hối: “Diên bình Lý thị đáp Chu Nguyên Hối thư viết: Thường tồn thử tâm, vật vi tha sự sở thắng tức dục lự, phi tị chi niệm tự bất tác hỹ. Mạnh Tử hữu dạ khí chi thuyết cánh thục vị chi đương kiến hàm dưỡng xử dã. Ư hàm dưỡng xử trứ lực chính thị học giả chi yếu. Nhược bất như thử, tồn dưỡng chung bất vi kỷ vật dã.

Kim chi học giả, tuy năng tồn dưỡng, tri hữu thử lý, nhiên đán trú chi gian nhất hữu giải yên, ngộ sự ứng tiếp cử xử bất giác đả phát cơ giới, tức ly gian nhi sai hỹ. Duy tồn dưỡng thục, đạo lý minh, tập khí tiệm nhĩ tiêu thước, đạo lý du nhiên nhi sinh, nhiên hậu khả tiến diệc bất dị dã.”1

1延平李氏答朱元晦書曰: 常存此心,勿為他事所勝,即欲慮非僻之念自

不作矣。孟子有夜氣之説,更熟味之,當見涵養用力處也。於涵養處著

92

(Họ Lý ở Diên Bình đáp thư của Chu Nguyên Hối rằng: Phải thường giữ gìn tâm này, chớ để việc khác đè lên, ấy tức là phải ngẫm nghĩ, không phải là tránh, cho rằng tự mình không làm gì đâu. Mạnh Tử có thuyết dạ khí, càng là làm chín ý này, để thấy việc hàm dưỡng là phải gắng sức vào vậy. Gắng sức vào việc hàm dưỡng, chính là cái cốt yếu của việc học. Nếu không tồn dưỡng như thế, cuối cùng không biến nó thành của mình được vậy.

Người học ngày nay, tuy có thể tồn dưỡng, biết được lẽ này, nhưng trong khoảng ngày đêm nhỡ một lúc nào mà trễ nải tồn dưỡng thì lúc gặp việc, lúc giao lưu, cư xử bất giác làm ra hành vi xảo trá, ấy chính là cái sai chỉ trong khoảng mảy may vậy. Duy chỉ có quen tồn dưỡng, tỏ đạo lý, thói xấu dần tan đi, đạo lý thông thuận mà sinh, sau đó tiến bộ, thế cũng không dễ rồi.)

TLTY lược bỏ gần hết, chỉ giữ lại một câu: “Lý Diên Bình viết: Ư hàm dưỡng xử trứ lực, chính thị học giả chi yếu.” Những ví dụ tương tự rất nhiều, tựu lại chỉ có thể kết luận, việc tiết yếu chỉ thuần túy dựa vào giá trị quan của riêng Bùi Huy Bích, không có quy luật nhất định.

Tiết lược chữ: Nếu hai phương thức nêu trên chú trọng về nội dung thì

phương thức này chủ yếu là về hình thức, tức là bỏ những chữ không làm ảnh hưởng tới nội dung câu. Đơn cử lúc trích dẫn lời bàn của tiên nho, trong TLĐT thường viết trang trọng dạng như Nam Hiên Trương thị 南軒張氏(tức Trương Sức

張栻), Tượng Sơn Lục thị 象山陸氏(Lục Cửu Uyên 陸九淵), Thượng Sái Tạ thị 上 蔡謝氏 (Tạ Lương Tá 謝良佐), Tây Sơn Chân thị 西山眞氏 (Chân Đức Tú 眞德 秀)… thì TLTY có chỗ giản hóa lại thành Trương Nam Hiên, Lục Tượng Sơn, Tạ Thượng Sái, Chân Tây Sơn. Hoặc như trong câu đầu phần Gia Lễ ở quyển 19 TLĐT có viết: “Phàm lễ hữu bản, hữu văn. Tự kỳ thi ư gia giả ngôn chi tắc danh phận chi thủ, ái kính chi thực, kỳ bản dã; quan hôn tang tế nghi chương độ số giả, kỳ văn

今之學者雖能存養,知有此理,然旦晝之間一有懈焉,遇事、應接、舉 處,不覺打發機械,即離間而差矣。唯存養熟,理道明,習氣漸爾消鑠, 道理油然而生,然後可進,亦不易也。

93

dã.”1

(Lễ có gốc, có văn vẻ. Từ việc sử dụng trong nhà mà nói thì việc giữ nghiêm danh phận, thực lòng yêu kính, ấy là gốc của lễ vậy; việc quan, hôn, tang, tế, nghi chương, độ số, ấy là văn vẻ của lễ vậy.) sang TLTY đã bớt đi chữ “phàm” ở đầu câu và chữ “giả” trong “quan hôn tang tế nghi chương độ số giả”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản Tính lý tiết yếu (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)