Kết quả thông kê các yếu tố nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn của du khách nội địa với du lịch biển thành phố Nha Trang (Trang 78 - 84)

2.2.3.2.1. Giới tính.

Bảng 2.10: Thông tin về giới tính

Số lƣợng Phần trăm (%)

Nam 22 15,7

Nữ 118 84,3

Tổng 140 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy có sự chênh lệch giữa số khách hàng nam và nữ, số lƣợng khách hàng nữ đƣợc phỏng vấn gấp hơn 5 lần so với khách hàng nam đƣợc phỏng vấn, cụ thể là 118 khách hàng nữ, chiếm tới 84,3% và 22 khách hàng nam chỉ chiếm 15,7%.

Có nhiều giả thiết đặt ra từ kết quả này. Có thể có sự tập trung về giới tính trong việc đi mua sắm ở siêu thị, tức là ngƣời nữ hay đi mua sắm nhiều hơn ngƣời nam, nhƣng cũng có khả năng có kết quả này là do quá trình điều tra thu thập dữ liệu chỉ tập trung nhiều ở nữ giới. Trong nghiên cứu ở đề tài này, việc nữ giới đi mua sắm nhiều hơn là hợp lý vì trong gia đình, ngƣời phụ nữ là ngƣời chăm lo cho mọi sinh hoạt của gia đình, nam giới đi siêu thị chủ yếu là đi chơi hay đi cũng gia đình chứ không chủ đích để mua sắm. Chính vì tỷ lệ nữ cao hơn trong những khách hàng đến mua ở siêu thị nên các chƣơng trình khuyến mãi, hay những chƣơng trình nhằm thu hút khách hàng phải nhắm đên khách hàng nữ, những chƣơng trình đó phải phù hợp với tâm lý ngƣời phụ nữ.

2.2.3.2.2. Thông tin về độ tuổi.

Bảng 2.11: Thông tin về độ tuổi khách hàng

Độ tuổi Số lƣợng Phần trăm Dƣới 23 tuổi 15 10,7 Từ 23 tuổi đến 30 tuổi 35 25,0 Từ 31 tuổi đến 40 tuổi 52 37,1 Trên 40 tuổi 38 27,1 Tổng 140 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng thông tin độ tuổi khách hàng trên ta thấy rằng:

Khách hàng có độ tuổi từ 31 tuổi đến 40 tuổi có số lƣợng lớn nhất. Trong 140 khách hàng đƣợc điều tra thì có tới 52 ngƣời ở độ tuổi từ 31 đến 40, chiếm 37,1%. Và khách hàng có độ tuổi dƣới 23 có số lƣợng ít nhất trong tổng số khách hàng đƣợc điều tra. Ở độ tuổi này chỉ có 15 ngƣời, chiếm 10,7%. Số khách hàng còn lại đƣợc phân bổ ở độ tuổi từ 23 tuổi đến 30 tuổi là 35 ngƣời, chiếm 25% và độ tuổi từ 40 tuổi trở lên là 38 ngƣời, chiếm 27,1%. Khách hàng chủ yếu của siêu thị là những ngƣời có độ tuổi đã lớn,

trong độ tuổi lập gia đình. Độ tuổi này chiếm tỷ lệ cao là yếu tố hợp lý và thuận lợi cho siêu thị. Vì thông thƣờng những khách hàng trong độ tuổi này có nhu cầu mua sắm cao. Họ không những mua sắm cho bản thân mà còn cho gia đình, ngƣời thân. Siêu thị cần có những biện pháp thích hợp thu hút khách hàng mà đặc biêt là những khách hàng trên 30 tuổi. Đây chính là những khách hàng mục tiêu của siêu thị.

2.2.3.2.3. Thông tin về nghề nghiệp.

Bảng 2.12: Thông tin về nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số lƣợng Phần trăm

Sinh viên, học sinh 13 9,3

Công nhân 14 10,0 Công chức 35 25,0 Doanh nhân 12 8,6 Nội trợ 7 5,0 Khác 59 42,1 Tổng 140 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng tần số về nghề nghiệp trên ta thấy:

Nghề nghiệp nội trợ chiếm số lƣợng thấp nhất. Số lƣợng ngƣời nội trợ là 7, chiếm 5%. Điều này cho thấy các bà nội trợ ít đi siêu thị mà họ thƣờng chọn chợ là nơi mua sắm chính. Số lƣợng ngƣời có nghề khác chiếm số lƣợng lớn nhất. Nghề khác bao gồm rất nhiều nghề nhƣ bác sỹ, nhân viên văn phòng, lao động tự do… Số lƣợng nghề khác chiếm số lƣợng là 59 ngƣời, chiếm 42,1%. Các nghề nghiệp khác lần lƣợt có số lƣợng nhƣ sau: công nhân là 14 ngƣời, chiếm 10%; công chức là 35 ngƣời, chiếm 25%; doanh nhân là 12 ngƣời, chiếm 8,6%; nội trợ là 7 ngƣời chiếm 5%. Qua bảng số liệu về nghề nghiệp thì ta thấy rằng, những ngƣời có nghề nghiệp mang lại thu nhập khá là những ngƣời thƣờng đi siêu thị nhiều hơn. Những nghề nghiệp bận rộn suốt ngày và có thu nhập nhƣ công chức, doanh nhân… thì họ cần mua sắm một cách nhanh chóng, thoải

mái, tiện lợi cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Do đó những ngƣời ở những nhóm nghề này đi siêu thị nhiều hơn các nhóm khác.

2.2.3.2.4. Thông tin về trình độ học vấn. Bảng 2.13: Thông tin về trình độ học vấn. Trình độ học vấn Số lƣợng Phần trăm Trung học phổ thông 33 23,6 Trung cấp 13 9,3 Cao đẳng 18 12,9 Đại học 65 46,4 Trên đại học 11 7,9 Tổng 140 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng thông tin về trình độ học vấn ta có nhận xét nhƣ sau:

Trình độ học vấn của khách hàng đƣợc điều tra có trình độ đại học khá lớn. Trình độ đại học có tới 65 khách hàng, chiếm 46,4% trong tổng số khách hàng đƣợc điều tra. Số lƣợng ít nhất là những khách hàng có trình độ trên đại học. Số này là 11 ngƣời, chiếm 7,9%. Số lƣợng khách hàng tƣơng ứng với những trình độ học vấn có sự phân bổ nhƣ sau: Trình độ trung cấp có 13 ngƣời, chiếm 9,3%; Trình độ cao đẳng có 18 ngƣời, chiếm 12,9%; Trình độ trung học phổ thông có 33 ngƣời, chiếm 23,6%.

Nhƣ ta có thể biết đƣợc, bằng cấp có ảnh hƣởng đến công việc và từ đó có tác động đến thu nhập cũng nhƣ định hƣớng nhu cầu cho con ngƣời. Những ngƣời càng có học thức và trình độ cao thì thƣờng có nhu cầu cao trong sức khoẻ, chất lƣợng trong tiêu dùng. Do đó, họ muốn chọn cho mình những sản phẩm có chất lƣợng tốt, đảm bảo an toàn và thuận tiện nhất. Để có đƣợc những mong muốn đó của mình, họ thƣờng chọn cho mình những địa chỉ mua sắm đáng tin cậy. Siêu thị chính là một địa chỉ đáng tin cậy cho họ.

Bảng 2.14: Thông tin về thu nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập cá nhân hàng tháng Số lƣợng Phần trăm

Dƣới 1,5 triệu 16 11,4 Từ 1,5- 3 triệu 39 27,9 Từ 3- 5 triệu 28 20,0 Từ 5- 10 triệu 36 25,7 Trên 10 triệu 21 15,0 Tổng 140 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng thông tin thu nhập trên ta thấy rằng:

Khoảng thu nhập từ 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng là khoảng thu nhập chiếm số lƣợng lớn nhất. Ở khoảng thu nhập này có 39 khách hàng, chiếm 27,9% trong tổng số khách hàng đƣợc điều tra. Số lƣợng khách hàng ít nhất trong tổng số khách hàng đƣợc điều tra là những khách hàng có thu nhập dƣới 1,5 triệu đồng. Số lƣợng này có 16 khách hàng, chỉ chiếm 11,4% khách hàng trong tổng số khách hàng đƣợc điều tra. Nhìn chung, trong tổng mẫu điều tra tại siêu thị, thì mức thu nhập của khách hàng khá cao. Số khách hàng có thu nhập trên 5 triệu là 57 ngƣời. Đây là kết quả khá phù hợp với thực tế thu nhập của ngƣời dân Nha Trang hiện nay. Điều này chứng tỏ khách hàng đến với siêu thị là những ngƣời có mức thu nhập trên trung bình đến cao. Điều này đƣợc giải thích cho chiến lƣợc khách hàng mục tiêu của siêu thị là những khách hàng có thu nhập khá.

Thu nhập là yếu tố tác động mạnh đến sự lựa chọn đi mua sắm ở siêu thị. Nhƣ những phân tích ở trên, ta thấy khách hàng đến với siêu thị có mức thu nhập tƣơng đối khá cao. Chủ yếu là những khách hàng có mức thu nhập từ 3 triệu đến 10 triệu. Điều này dƣợc chứng minh trong bảng tổng hợp dƣới đây. Riêng nhóm khách hàng có thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu có số lƣợng đứng thứ 2, chiếm 25,7%.

Bảng 2.15: Thông tin về nghề nghiệp và thu nhập Thu nhập (Đồng) Nghề nghiệp Tổng Sinh viên, học sinh Công nhân Công chức Doanh nhân Nội trợ Khác 1. Dƣới 1,5 triệu 11 4 1 0 0 0 16 2. Từ 1,5- 3 triệu 2 9 11 0 4 13 39 3. Từ 3- 5 triệu 0 1 11 4 1 11 28 4. Từ 5- 10 triệu 0 0 11 2 2 21 36 5. Trên 10 triệu 0 0 1 6 0 14 21 Tổng 13 14 35 12 7 59 140

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Bảng tổng hợp trên cho ta thấy đƣợc mối liên hệ giữa nghề nghiệp và thu nhập. Để kiểm định nhận xét trên có ý nghĩa thống kê hay không ta, ta tiến hành kiểm định Chi- Square.

Bảng 2.16: Kiểm định Chi- Square

Value df Asymp. Sig. (2-

sided) Pearson Chi-Square 128.110(a) 20 .000

Thông qua kiểm định Chi- Square với giá trị Sig tính đƣợc là 0,000 <0,05, chứng tỏ với những nghề nghiệp khác nhau thì mức thu nhập cũng khác nhau.

Kết quả điều tra này là khá phù hợp với thực tế. Những nghề nghiệp có thu nhập cao là doanh nhân và nghề nghiệp khác. Nghề nghiệp khác ở đây chủ yếu tập trung là những nghề đặc thù, chuyên viên nhƣ luật sƣ, bác sỹ… Mức thu nhập của nhóm nghề này là khá cao. Công chức là những ngƣời làm việc trong các cơ quan, đơn vị nhà nƣớc, do đó mức thu nhập của nghề này tập trung chủ yếu ở mức trung bình khá trở lên. Khách hàng mục tiêu của siêu thị vẫn là những khách hàng có thu nhập khá trở lên, với những nghề nghiệp mang lại thu nhập cao. Kết quả nghiên cứu trên đã chứng minh đƣợc thực tế đó. Siêu thị cần có những chiến lƣợc nhằm vào nhóm đối tƣợng khách hàng này nhằm giữ chân và thu hút thêm đƣợc nhiều khách hàng hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn của du khách nội địa với du lịch biển thành phố Nha Trang (Trang 78 - 84)