Mô hình và phương pháp

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá Việt Nam giai đoạn 2000-2010. khuyến nghị về chính sách tỷ giá (Trang 31 - 36)

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.2.2Mô hình và phương pháp

Để kiểm định sự truyền dẫn của biến động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến lạm phát tiêu dùng và sản xuất ở các quốc gia, tác giả sử dụng mô hình định giá theo chuỗi phân phối. Lạm phát ở mỗi giai đoạn- nhập khẩu, sản xuất và tiêu dùng – trong thời kì t được giả định bao gồm một số thành phần. Thành phần đầu tiên là lạm phát kì vọng tại giai đoạnđang xét dựa trên những thông tin có giá trị vào cuối thời kì t-1. Thành phần thứ hai và thứ ba là tác động của cú sốc cung và cầu nội địa thời kì t đến lạm phát mỗi giai đoạn. Thành phần thứ tư là tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến lạm phát trong mỗi giai đoạn

cụ thể. Tiếp theo là tác động của các cú sốc trong giai đoạn trước của chuỗi. Cuối cùng là tác động của cú sốc chính giai đoạn đó.

Các cú sốc tại mỗi giai đoạn là phần lạm phát của một giai đoạn mà không thể được giải thích bằng cách sử dụng thông tin vào thời gian t-1 cộng thêm với thông tin hiện tại về sự thay đổi cung và cầu nội địa, tỷ giá hối đoái, và lạm phát trong giai đoạn trước của chu kì phân phối. Những cú sốc này có thể được coi là những sự thay đổi mạnh về giá và sự gia tăng trong giá (markups) của các công ty vào các giai đoạn này. Hai đặc tính khác của mô hình là đáng chú ý. Đầu tiên, mô hình cho phép các cú sốc lạm phát nhập khẩu tác động trực tiếp hay gián tiếp đến lạm phát tiêu dùng thông qua tác động đến lạm phát sản xuất. Thứ hai, không có phản hồi tức thời trong mô hình: chẳng hạn, các cú sốc lạm phát tiêu dùng tác động đến lạm phát giai đoạn nhập khẩu và sản xuất chỉ thông qua tác động của chúng đến lạm phát kì vọng trong các giai đoạn kế tiếp.

Dưới những giả định này, tỷ lệ lạm phát của quốc gia i thời kì t trong mỗi giai đoạn - nhập khẩu (IMP), sản xuất (PPI), và tiêu dùng (CPI) – có thể được viết như sau:

(1)

(2)

(3)

Trong đó, , và tương ứng là chỉ số IMP, PPI và CPI;

, và tương ứng là cú sốc cung, cú sốc cầu và cú sốc tỷ giá hối đoái; và tương ứng là cú sốc IMP, PPI và CPI;

Et-1 là kì vọng của một biến dựa trên trên thông tin thiết lập cuối thời kì t-1. Các cú sốc được giả định là không tương quan với nhau trong một giai đoạn.

Để hoàn thiện mô hình, tác giả định rõ các cú sốc cung, cầu và tỷ giá hối đoái, cũng như sự tương tác giữa chính sách tiền tệ và các biến khác trong mô hình. Để xác định được cú sốc cung, cú sốc cầu và tỷ giá, chúng tôi đưa ra các giả định sau: (1) Cú sốc cung

( được xác định từ lạm phát giá dầu theo đồng tiền địa phương , chỉ chịu tác động của chính nó trong quá khứ. (2) Cú sốc cầu được xác định từ chênh lệch sản lượng trong nước khi có tính đến ảnh hưởng của cú sốc cung. (3) Cú sốc tỷ giá hối đoái được xác định từ sự gia tăng tỷ giá sau khi có tính đến ảnh hưởng của cú sốc cung và cú sốc cầu. Phương trình được thiết lập trong mô hình như sau:

(4)

(5)

(6)

Bởi vì chính sách tiền tệ có thể phản ứng với biến động tỷ giá hối đoái cũng như thật sự ảnh hưởng đến tỷ giá và lạm phát nội địa, phần cuối của mô hình bao gồm chức năng phản ứng của Ngân hàng trung ương và phương trình cầu tiền theo tinh thần của Christiano, Eichenbaum, và Evans (1996). Chức năng phản ứng gắn lãi suất ngắn hạn

) với các biến được trích dẫn trước đó của mô hình khi ngân hàng trung ương sử dụng lãi suất ngắn hạn như công cụ chính sách tiền tệ của mình. Chức năng cầu tiền gắn tăng trưởng tiền tệ với các biến khác của mô hình.

Cuối cùng, tác giả cho rằng những điều kiện kỳ vọng trong phương trình Et-1 có thể được thay thể bằng dự đoán tuyến tính về độ trễ của 8 biến trong hệ thống. Để tạo nên sự thay thế này, mô hình có thể được thực hiện và ước tính theo VAR bằng cách sử dụng phân rã Cholesky để nhận diện các cú sốc. Hàm phản ứng xung của PPI và CPI đến các cú sốc gia tăng tỷ giá hối đoái và lạm phát giá nhập khẩu cung cấp những ước tính về tác động của những biến này đến lạm phát trong nước. Thêm vào đó, phân rã phương sai của PPI và CPI cho phép xác định tầm quan trọng của các biến ngoại sinh đối với lạm phát trong nước.

Khi sử dụng phân rã Cholesky để xác định các cú sốc trong mô hình, một vấn đề phát sinh là việc nhận diện các cú sốc cung và cầu. Mặc dù mô hình cho rằng lạm phát giá dầu chỉ bị ảnh hưởng bởi cú sốc tổng cung lúc đó, nhưng nó thật sự có thể chịu tác động đồng thời của cả cú sốc cung lẫn cầu. Nếu vậy, mỗi cú sốc trong hai phương trình đầu tiên của VAR sẽ kết hợp cú sốc cung và cầu. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, điều này vẫn ít ảnh hưởng đến việc đo lường cú sốc tỷ giá và giá nhập khẩu cũng như ảnh hưởng của chúng lên lạm phát trong nước, đây là mối quan tâm nền tảng trong bài nghiên cứu này.

4.1.2.3 Dữ liệu

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này lấy từ 9 nước phát triển - Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ. Dữ liệu lấy theo quý và giới hạn trong giai đoạn tỷ giá thả nổi, và hầu hết từ nguồn quốc gia. Để giải thích độ trễ trong việc xây dựng các biến và các thông số kĩ thuật trong mô hình, giai đoạn ước tính chạy từ tháng 1 năm 1976 đến tháng 4 năm 1998 cho hầu hết các nước.

Theo như các biến được sử dụng trong nghiên cứu này, tỷ giá hối đoái là trung bình hàng quý của tỷ giá hối đoái danh nghĩa có hiệu lực. Tuỳ thuộc vào giá trị, giá nhập khẩu sẽ là chỉ số giá nhập khẩu chung, hoặc là chỉ số giá trị đơn vị nhập khẩu. PPI là chỉ số sản xuất chung hay chỉ số giá bán buôn trừ nhập khẩu: nhập khẩu bị loại trừ bởi bì PPI có giá trị mở rộng nhất ở một vài nước không bao gồm nhập khẩu, đặc biệt là Hoa kì. CPI là chỉ số giá tiêu dùng nhằm cung cấp sự đo lường lạm phát ở cấp độ người tiêu dùng. Bởi vì có nhiều thay đổi trong phương pháp tính CPI của Hoa Kì trong những năm gần đây, nên tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu CPI ở hiện tại. Chênh lệch sản lượng

được tạo ra bằng cách lấy chênh lệch GDP thực từ xu hướng bậc hai. Biến lãi suất là lãi suất qua đêm, so sánh với lãi suất quỹ liên bang Hoa kì; lãi suất như vậy đã được chứng minh là chỉ số tốt của chính sách tiền tệ. Đối với biến cung tiền, tác giả sử dụng biến cung tiền mở rộng, chủ yếu là dựa trên cơ sở phù hợp với giá trị chung tổng thể. Bảng phụ lục cung cấp chi tiết về các biến này ở các nước.

Phần trăm thay đổi chỉ số giá hàng năm, chênh lệch sản lượng trung bình và lãi suất giai đoạn 5 năm tương tự như ba năm cuối của mẫu được trình bày trong bảng 4.2. Sự tóm tắt này cung cấp những suy nghĩ về các câu hỏi và vấn đề đo lường sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến giá cả nội địa. Đặc biệt, bảng 4.2 chỉ ra rằng nhiều sự sụt giảm trong lạm phát liên quan tới sự gia tăng tỷ giá và sự giảm lạm phát hay giảm phát giá nhập khẩu, và cho rằng những nhân tố ngoại sinh có thể đóng vai trò trong việc giảm lạm phát của những năm 1990.

Bảng 4.2: Thống kê tóm tắt ở các giai đoạn khác nhau của các nước khảo sát

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp một số nước đã trải qua sự biến động mạnh trong tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu với ảnh hưởng nhẹ đến giá cả trong nước. Chẳng hạn, tỷ giá giảm vào những năm 1996-1998 ở Nhật, Đức, và Pháp, nhưng sự giảm giá trị chỉ liên quan tới việc gia tăng lạm phát ở mức độ vừa phải (Nhật) hay giảm lạm phát (Đức, Pháp). Những nhân tố khác rõ ràng là quan trọng trong việc giảm lạm phátở những quốc gia này, nổi bật nhất có lẽ là sự suy giảm trong giá dầu. Do đó, phân tích kinh tế sử dụng mô hình trình bày ở phần trước được yêu cầu xác định vai trò của tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu trong lạm phát.

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá Việt Nam giai đoạn 2000-2010. khuyến nghị về chính sách tỷ giá (Trang 31 - 36)