Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá Việt Nam giai đoạn 2000-2010. khuyến nghị về chính sách tỷ giá (Trang 53 - 55)

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2Mô hình nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu của mình, McCarthy sử dụng đến 8 biến để đo lường mức truyền dẫn tỷ giá đến các chỉ số giá của các nước, nhưng do hạn chế về số liệu tính toán nên chuyên đề đã không đưa biến lãi suất vào. Do vậy, mô hình mà đề tài áp dụng cho Việt Nam sẽ gồm 7 biến, được sắp xếp theo thứ tự nhất định trong phân rã Cholesky.

Sự thay đổi giá dầu (OIL) được đặt đầu tiên bởi vì giá dầu ảnh hưởng không giống nhau bởi bất kỳ cú sốc nào khác ngoại trừ cú sốc giá dầu, trong khi biến động giá dầu ảnh

hưởng đến tất cả các biến trong mô hình một cách đồng thời. Việt Nam không phải là nhà sản xuất dầu có ảnh hưởng trên thị trường dầu thế giới.

Chênh lệch sản lượng (GDP) được đặt ở vị trí thứ hai bởi vì sản lượng đầu ra có thể được xem xét là có ảnh hưởng đồng thời bởi sự thay đổi giá dầu trong khi sự thay đổi chênh lệch sản lượng có ảnh hưởng đồng thời lên các biến khác ngoại trừ giá dầu.

Biến cung tiền (M2) được đặt ở vị trí thứ 3. Tiếp theo là biến Tỷ giá danh nghĩa có hiệu lực (NEER) và các biến chỉ số giá (IMP, PPI, CPI) được đặt sau cùng. Bài nghiên cứu về sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái trước đây đặt biến giá cả trong nước ở vị trí cuối cùng của mô hình VAR, để biến giá chịu ảnh hưởng đồng thời của tất cả các biến khác trong khi sự biến động giá cả không có ảnh hưởng đồng thời lên các biến khác.

Hai giả định chính trong mô hình này bao gồm: Thứ nhất, các cú sốc lạm phát nhập khẩu tác động trực tiếp hay gián tiếp đến lạm phát tiêu dùng thông qua tác động đến lạm phát sản xuất. Thứ hai, không có phản hồi tức thời trong mô hình: chẳng hạn, các cú sốc lạm phát tiêu dùng tác động đến lạm phát giai đoạn nhập khẩu và sản xuất chỉ thông qua tác động của chúng đến lạm phát kì vọng trong các giai đoạn kế tiếp.

Với các giả định này, các chỉ số giá của Việt Nam sẽ được viết như sau:

(1) -

(2) -

(3) -

Trong đó, , và tương ứng là chỉ số IMP, PPI và CPI;

, và tương ứng là cú sốc cung, cú sốc cầu và cú sốc tỷ giá hối đoái; và tương ứng là cú sốc IMP, PPI và CPI;

Et-1 là kì vọng của một biến dựa trên trên thông tin thiết lập cuối thời kì t-1. Các cú sốc được giả định là không tương quan với nhau trong một giai đoạn.

Để hoàn thiện mô hình, đề tài định rõ các cú sốc cung, cầu và tỷ giá hối đoái, cũng như sự tương tác giữa chính sách tiền tệ và các biến khác trong mô hình. Để xác định được cú sốc cung, cú sốc cầu và tỷ giá, tác giả đưa ra các giả định sau: (1) Cú sốc cung ( được xác định từ việc thay đổi giá dầu theo đồng tiền USD , chỉ chịu tác động của chính nó trong quá khứ. (2) Cú sốc cầu được xác định từ chênh lệch sản lượng nhưng vì khó xác định chính xác được mức GDP tiềm năng để tính toán ra chênh lệch sản lượng

trong nước khi có tính đến ảnh hưởng của cú sốc cung, nên ở đây tác giả sử dụng số liệu GDP thay thế, cách làm này dù hạn chế nhưng khá phù hợp với các nghiên cứu trước tại Việt Nam. (3) Cú sốc cung tiền (M2) tượng trưng cho cú số tiền tệ, chịu tác động đồng thời của cú sốc cung, cú sốc cầu. (4) Cú sốc tỷ giá hối đoái được xác định từ sự gia tăng tỷ giá sau khi có tính đến ảnh hưởng của cú sốc cung , cú sốc cầu và cú sốc tiền tệ, trong mô hình áp dụng cho Việt Nam, tác giả vẫn sử dụng tỷ giá danh nghĩa có hiệu lực NEER, vì NEER phản ảnh tốt sự mất giá của đồng nội tệ so với các nước trong rổ tiền tệ. Phương trình được thiết lập trong mô hình như sau:

(4) -

(5) -

(6) -

(7) -

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá Việt Nam giai đoạn 2000-2010. khuyến nghị về chính sách tỷ giá (Trang 53 - 55)