Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia công nghiệp phát triển thời kì hậu

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá Việt Nam giai đoạn 2000-2010. khuyến nghị về chính sách tỷ giá (Trang 27 - 29)

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.2 Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia công nghiệp phát triển thời kì hậu

hậu Bretton Woods

Bài nghiên cứu kiểm định tác động của tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến các chỉ số giá của các nước công nghiệp được lựa chọn. Mô hình thực nghiệm là mô hình VAR kết hợp với một chuỗi phân phối giá, mô hình được ước tính vào thời kì hậu Bretton woods. Kết quả cho thấy tỷ giá có tác động không lớn đến lạm phát bằng giá nhập khẩu. Sự truyền dẫn sẽ mạnh hơn và có một vai trò nổi bật hơn đến lạm phát ở những quốc gia mà mức phụ thuộc hàng nhập khẩu lớn hơn và tỷ giá hối đoái cùng giá nhập khẩu ổn định hơn.

Ở hầu hết các nước công nghiệp, tỷ lệ lạm phát vào những năm 1990-2000 thấp hơn so với những năm 1970-1980, đặc biệt là những nước có một nền kinh tế phát triển trong một thời gian dài như Hoa kì.

Chính vì lạm phát thấp cùng với mối quan hệ giữa lạm phát và các hoạt động kinh tế ở nhiều nước trong suốt thập kỉ qua mâu thuẫn với mô hình chuẩn nên các nhà kinh tế đã tiến hành nghiên cứu các “yếu tố đặc biệt” để giải thích hiện tượng này. Trong số các yếu tố đặc biệt phải kể đến là giá nhập khẩu và tỷ giá hối đoái: nhiều nhà phân tích đã chú trọng đến việc giảm giá nhập khẩu ở các nước công nghiệp - một phần là do khủng hoảng Châu Á 1997-1998 - để giải thích sự giảm lạm phát cuối những năm 1990. Đối với Hoa Kì, nhiều nhà phân tích cũng đã cho rằng độ tự do hóa thương mại lớn hơn đã làm gia tăng áp lực cạnh tranh nước ngoài đối với các công ty trong nước, do đó giúp hạn chế lạm phát trong nước ở một mức độ tốt hơn thời kì trước.

Rõ ràng lúc này, mức độ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến lạm phát trở thành mối quan tâm chính của chính sách tiền tệ. Nếu lạm phát thấp vào những năm 1990 là do sự tác động của các yếu tố đặc biệt này thì chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán về lạm phát trong tương lai dựa vào sự thay đổi của các yếu tố đó. Chẳng hạn, nhiều nhà

phân tích lo ngại rằng các nền kinh tế thị trường mới nổi phục hồi từ khủng hoảng 1997- 1998 sẽ làm cho giá nhập khẩu cao hơn, từ đó làm gia tăng áp lực lạm phát tại những nền kinh tế công nghiệp.

Ngoài những tác động chính sách, các nhà kinh tế còn quan tâm tới ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến lạm phát trong nước. Do vậy vấn đề này được nghiên cứu qua nhiều năm, hầu hết đều tập trung tới sự truyền dẫn của biến động tỷ giá đến giá nhập khẩu như nghiên cứu của Goldberg và Knetter (1997). Ngoài ra cũng có thêm một số nghiên cứu về truyền dẫn đến giá sản xuất và giá tiêu dùng nội địa của Woo (1984), Feinberg (1986,1989), Parsley và Popper (1998).

Mặc dù nhiều nghiên cứu gần đây tập trung vào sự truyền dẫn ở cấp độ doanh nghiệp hay ngành, nhưng cũng có vài nghiên cứu kiểm định sự truyền dẫn kinh tế vĩ mô ở Hoa Kì và các nước khác. Một trường hợp của Dellmo (1996), ông đã nhận thấy được tác động của giá nhập khẩu đến CPI ở Thụy Điển là yếu, và một kết quả đáng ngạc nhiên khi thấy rằng Thụy Điển là một nước có nền kinh tế mở nhỏ. Rộng hơn, một số lượng bài nghiên cứu đề cập đến kinh tế Hoa Kì cho thấy rằng giá nhập khẩu có thể lý giải phần lớn sai số dự báo và giúp cải thiện việc dự báo trong suốt những năm 1990.

Hai bài nghiên cứu liên quan đến nhận định này có thể kể đến đó là của Campa và Goldberg (2005) ước tính sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu ở các nước OECD với một mẫu qui mô hơn và kết quả cho thấy là phù hợp. Và mô hình trong bài nghiên cứu này cho phép một sự phân tích sâu hơn theo chuỗi giá sản xuất và tiêu dùng. Choudhri, Faruqee, và Hakura (2005) sử dụng các kĩ thuật tương tự như trong bài nghiên cứu này để kiểm định sự truyền dẫn đến giá nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng ở các nước G7 trừ Hoa Kì. Hầu hết kết quả của họ đều phù hợp với những gì đề cập trong bài nghiên cứu này.

Quay trở lại với bài nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình VAR để cho thấy sự truyền dẫn của biến động tỷ giá hối đoái đến các chuỗi phân phối trong một khuôn khổ tích hợp đơn giản. Mô hình có cấu trúc tương tự như của Clark (1999), người mà đã nghiên cứu phản

ứng giá trong các giai đoạn sản xuất khác nhau đến cú sốc chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, mô hình của ông không bao gồm tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu một cách rõ ràng. Thêm vào đó, tác giả đo lường mô hình đối với một vài nền kinh tế công nghiệp và kiểm định xem liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự truyền dẫn có được nhận biết thông qua các bài nghiên cứu cấp độ ngành hay không, đồng thời cũng giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia.

Để xem lại kết quả, hàm phản ứng xung chỉ ra rằng các cú sốc tỷ giá hối đoái có một tác động nhẹ đến lạm phát trong nước ở hầu hết các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, trong khi cú sốc giá nhập khẩu thể hiện một tác động lớn hơn. Sự truyền dẫn dường như lớn hơn ở những nước có mức phụ thuộc nhập khẩu cao hơn cũng như là những nước có tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu ổn định hơn. Sự phân rã phương sai cho thấy rằng vai trò của các cú sốc tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu trong việc giải thích sự biến động giá tiêu dùng là tương đối thấp.

Phần tiếp theo của bài nghiên cứu sẽ thảo luận về tác động của sự truyền dẫn ở các bài nghiên cứu trước và giải thích sự khác nhau giữa các quốc gia. Hai phần kế trình bày mô hình và bằng chứng thực nghiệm cũng như các dữ liệu. Cuối cùng sẽ thảo luận về kết quả và trình bày kết luận của bài.

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá Việt Nam giai đoạn 2000-2010. khuyến nghị về chính sách tỷ giá (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)