Đánh giá chất lượng hoạt động của bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP Đại Dương – chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 25 - 32)

1.2.3.1. Chất lượng của hoạt động bảo lãnh

Chất lượng của hoạt động bảo lãnh là tất cả những đặc tính của nghiệp vụ bảo lãnh trong quá trình từ lúc nhận được yêu cầu bảo lãnh cho đến thời hạn mà hợp đồng bảo lãnh đó hiệu lực mà từ đó có thể đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan bao gồm: ngân hàng, bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh.

Vì vậy, để đánh giá chất lượng của hoạt động bảo lãnh, cần phải đánh giá được sự thỏa mãn và hài lòng của cả 3 bên.

 Đối với ngân hàng: Chất lượng của hoạt động bảo lãnh mà ngân hàng quan tâm là tăng cường doanh thu từ hoạt động bảo lãnh, giảm thiểu rủi ro từ hoạt động bảo lãnh và tạo ra ấn tượng tốt đối với khách hàng đồng thời từ đó nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong con mắt của khách hàng.

 Đối với bên được bảo lãnh: chất lượng của hoạt động bảo lãnh là khả năng ngân hàng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người được bảo lãnh. Chất lượng bảo lãnh đem lại cho người được bảo lãnh nhiều cơ hội kinh doanh hơn, tận dụng được uy tín và nguồn vốn của ngân hàng để có thể tiếp cận, kí kết được với các hợp đồng kinh tế quan trọng, thu hút được nguồn vốn quốc tế hay tiếp cận được công nghệ khoa học tiên tiến… Bên cạnh đó, chất lượng của nghiệp vụ bảo lãnh đối với người được bảo lãnh còn được thể hiện ở thủ tục xin cấp bảo lãnh đơn giản, gọn nhẹ, mức phí phù hợp, dễ chịu, TSĐB hay tiền kí quỹ thấp, các dịch vụ đi kèm được ưu đãi hoặc không mất phí, thái độ của nhân viên ngân hàng chuẩn mực, thân thiện và chuyên nghiệp.

 Đối với bên nhận bảo lãnh, chất lượng của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng được thể hiện ở niềm tin và danh tiếng của ngân hàng được tạo dựng trong bản thân họ. Để làm được điều này cần phải có một sự đảm bảo chắc chắn từ phía ngân hàng khi khắc phục bồi thường những thiệt hại, vi phạm trong hợp đồng mà bên được bảo lãnh đã gây ra cho bên thụ hưởng. Quá trình thủ tục bồi thường phải diễn

ra nhanh chóng, đơn giản, gọn nhẹ với một sự chuyên nghiệp cao nhất.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh

Đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh là quá trình kiểm tra, xem xét, đánh giá về cả mặt chất và mặt lượng của hoạt động bảo lãnh với mục đích chính là để xác định được những điểm tốt và những điểm chưa tốt của hoạt động bảo lãnh trên phương diện của cả ngân hàng và khách hàng đề từ đó tổng kết, rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá để phát triển dịch vụ này.

Hoạt động bảo lãnh vừa mang lại nguồn thu cho ngân hàng vừa chứa đựng những tiềm ẩn rủi ro mất vốn. Do đó, việc đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh là rất cần thiết và cấp bách. Tuy rằng chưa có một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh được xây dựng hoàn chỉnh thống nhất song mỗi ngân hàng đã kịp thời trang bị cho mình một hệ thống chỉ tiêu đánh giá riêng dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu chính sau:

a) Nhóm chỉ tiêu định lượng

 Doanh số bảo lãnh và số dư bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong năm. Số dư bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh hiện hành của ngân hàng tại một điểm.

Doanh số bảo lãnh hoặc số dư bảo lãnh tại 1 thời điểm tăng lên thể hiện quy mô bảo lãnh tăng, cho thấy hoạt động bảo lãnh đang phát triển và đang được mở rộng. Tuy nhiên cần phải cảnh giác với chỉ tiêu số dư bảo lãnh. Số dư bảo lãnh cao cũng tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng khi ngân hàng phải chịu trách nhiệm thanh toán ngay cho bên được bảo lãnh. Khi đó, nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm đoạt và ngân hàng có nguy cơ mất vốn nếu không thu được nợ. Khi đó, ngân hàng cần quan tâm đến chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn.

 Dư nợ bảo lãnh quá hạn là những khoản vốn mà ngân hàng bỏ ra để trả thay cho người được bảo lãnh nhưng đến hạn thanh toán khách hàng không có đủ tiền trả hoặc không chịu trả cho ngân hàng. Dư nợ bảo lãnh càng lớn càng thể hiện ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn và chất lượng bảo lãnh của ngân hàng là không tốt.

 Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng không thể không nhắc tới. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chính là số tiền mà ngân hàng thu được từ các hoạt động và dịch vụ mà ngân hàng đã cung cấp.

 Lãi từ hoạt động bảo lãnh được tính bằng phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, chỉ tiêu này cho biết phần lợi nhuận mà ngân hàng kiếm được từ hoạt đông bảo lãnh.

Bên cạnh các chỉ tiêu tuyệt đối ở trên, ngân hàng còn sử dụng các chỉ tiêu mang tính chất tương đối để nhằm mục đích đánh giá một cách toàn diện hơn, các chỉ tiêu này bao gồm:

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh (%)

= Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh x 100 Tổng doanh thu

Tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn

= Dư nợ bảo lãnh quá hạn Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn

 Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cho biết mức độ đóng góp của nghiệp vụ bảo lãnh trong tổng doanh thu của ngân hàng, cho biết được mối tương quan giữa nghiệp vụ bảo lãnh với các hoạt động khác trong ngân hàng.

 Tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn cho biết lượng dư nợ quá hạn trong toàn bộ doanh số bảo lãnh, xem xét để biết được tỷ lệ này cao hay thấp để có hướng điều chỉnh. Tỷ lệ này thấp là một tín hiệu tốt, ngược lại, tỷ lệ này cao cho thấy ngân hàng đang đối mặt với khả năng mất vốn, chứng tỏ chất lượng của hoạt động bảo lãnh thấp, khả năng quản lí cũng như năng lực kiểm tra, đánh giá yếu kém.

b) Nhóm chỉ tiêu định tính

Bên cạnh việc sử dụng những chỉ tiêu định tính, ngân hàng cũng phải sử dụng những chỉ tiêu định tính để đánh giá một cách toàn diện nhất. Nhóm chỉ tiêu định tính bao gồm các chỉ tiêu sau:

 Sự đa dạng của các sản phẩm bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp. Sự đa dạng này được thể hiện ngay trong danh mục các loại hình bảo lãnh. Các sản phẩm bảo lãnh càng đa dạng chứng tỏ ngân hàng càng quan tâm đến dịch vụ này, dịch vụ bảo

lãnh của ngân hàng càng phát triển và ngược lại.

 Sự đa dạng của mạng lưới ngân hàng đại lí: mạng lưới này càng lớn càng phản ánh vị thế của ngân hàng cũng như năng lực của ngân hàng trong việc thực hiện các hợp đồng bảo lãnh nước ngoài, giúp cho hoạt động bảo lãnh được diễn ra nhanh chóng thuận lợi hơn.

 Dưới góc độ của một khách hàng, ngân hàng cũng cần phải quan tâm đến các chỉ tiêu định tính như là mức độ đơn giản và nhanh chóng của quá trình làm thủ tục, biểu phí bảo lãnh có tính cạnh tranh, mức phí bảo lãnh chấp nhận được đối với khách hàng, tài sản cầm cố thế chấp phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ bảo lãnh nhưng không quá thiệt thòi cho khách hàng, mức kí quỹ thấp, thái độ phục vụ của nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện với khách hàng.

1.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh cũng như tất cả mọi thực thể tồn tại trong cuộc sống đều chịu sự tác động, chi phối của các yếu tố chủ quan và khách quan.

1.2.3.3.1. Những yếu tố chủ quan

Những yếu tố chủ quan là những yếu tố thuộc về phía ngân hàng, nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng và là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các khía cạnh khác nhau của hoạt động bảo lãnh. Chất lượng bảo lãnh của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan sau:

 Chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng và kế hoạch phát triển của hoạt động bảo lãnh.

Chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và các bộ phận trong ngân hàng nói riêng, trong đó kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh chính là hệ thống chiến lược của riêng bộ phận bảo lãnh nhằm đạt được yêu cầu đã đề ra. Việc xây dựng được chiến lược phát triển kinh doanh và kế hoạch phát triển của hoạt động bảo lãnh sẽ giúp ngân hàng xây dựng một lộ trình phát triển hợp lí nhất cho hoạt động bảo lãnh, tối đa hóa các nguồn lực sẵn có để đạt được những mục tiêu đề ra.

 Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng.

doanh của ngân hàng cũng như hoạt đông bảo lãnh. Chất lượng nhân sự càng cao sẽ giúp cho ngân hàng có thể nâng cao hiệu suất làm việc, giảm chi phí và quan trọng hơn hết là ngăn ngừa được các rủi ro có thể xảy đến trong hoạt động bảo lãnh.

 Quy trình bảo lãnh

Quy trình bảo lãnh là hệ thống trình tự các thủ tục thống nhất và bắt buộc thực hiện khi xây dựng một hoạt động bảo lãnh. Quy trình nghiệp vụ này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động bảo lãnh trên phương diện là một người khách hàng. Quy trình này đòi hỏi sự chặt chẽ và hợp lý song cũng không quá tốn kém, phức tạp và không gây phiền hà cho khách hàng.

1.2.3.3.2. Những yếu tố khách quan

Nhóm yếu tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng bảo lãnh là nhóm yếu tố mà bản thân ngân hàng không thể kiểm soát được. Đó là những yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

a) Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô bao gồm môi trường kinh tế, môi trường chính trị xã hội, môi trường pháp lý, môi trường công nghệ. Môi trường kinh tế phát triển tốt, nền kinh tế tăng trưởng đi kèm với một môi trường chính trị - xã hội ổn định là cơ sở tốt đẹp để mọi hoạt động kinh tế diễn ra thuận lợi, trong đó có hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Thêm vào đó, một hành lang pháp lí thông suốt, đồng bộ, đầy đủ sẽ giúp cho những cá thể đang hoạt động trong môi trường đó có cơ sở để xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp, đúng đắn. Ngược lại, với một hệ thống cơ sở pháp lí không đồng bộ, nhất quán, còn nhiều kẽ hở, thực thi chưa nghiêm ngặt sẽ tạo khe hở cho quản lí bảo lãnh, bên cạnh đó ngân hàng cũng rất khó khăn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.

b) Nhóm yếu tố thuộc về khách hàng

- Tính khả thi của dự án và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tố này rất là quan trọng đối với nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Một doanh nghiệp có chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt đi kèm với dự án có tính khả thi cao sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động bảo lãnh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động bảo lãnh.

- Năng lực tài chính và khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo của khách hàng. Năng lực tài chính của khách hàng thể hiện ở khả năng tự tài trợ, khối lượng vốn tự có. Năng lực tài chính của khách hàng được đánh giá qua một hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và tính lỏng của tài sản. Năng lực này càng cao, khả năng đáp ứng các điều kiện của nghiệp vụ bảo lãnh càng tốt dẫn đến chất lượng của nghiệp vụ bảo lãnh cũng tốt lên.

Khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo giúp cho ngân hàng phòng tránh rủi ro khi có những điều không mong muốn xảy ra. Vì lẽ đó, khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo càng tốt thì rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong hoạt động bảo lãnh sẽ thấp đi, đi kèm theo đó là chất lượng của hoạt động bảo lãnh sẽ được cải thiện. c) Các đối thủ cạnh tranh

Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh là một điều tất yếu trong bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Đối thủ cạnh tranh càng nhiều, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải cải thiện chất lượng dịch vụ của mình để thu hút khách hàng, nâng cao vị thế và ảnh hưởng của mình trong con mắt của khách hàng và nghiệp vụ bảo lãnh cũng không phải là ngoại lệ.

1.2.4.4. Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh

Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh là những sự thay đổi bất thường diễn ra trong quá trình hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh trong tương lai, có thể dự đoán hoặc không thể dự đoán được, có thể gây ra thiệt hại cho ngân hàng trong tương lai.

Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng được chia làm 3 loại, rủi ro từ phía ngân hàng, rủi ro từ bên được bảo lãnh và rủi ro từ bên thụ hưởng.

a) Rủi ro từ phía ngân hàng

Rủi ro của người bảo lãnh là rủi ro gián tiếp và chủ yếu xuất phát từ rủi ro của khách hàng. Vì vậy, ở một chừng mực nào đó, nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng cũng gần giống nghiệp vụ cho vay trực tiếp của ngân hàng.

Ngoài ra, ngân hàng phát hành bảo lãnh còn có thể gặp rủi ro trong quá trình thực hiện bảo lãnh do các yếu tố sau đây:

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ còn yếu kém dẫn đến bị phía đối tác lợi dụng trong việc thỏa thuận nội dung hợp đồng bảo lãnh hoặc bên thụ hưởng cố tình lừa

đảo hoặc cả hai bên đồng thuận cố tình lừa đảo ngân hàng. Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng nhân viên ngân hàng cấu kết với doanh nghiệp để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Việc thực hiện quy trình bảo lãnh đôi khi còn rất tùy tiện, nhất là khâu theo dõi, kiểm tra tình hình thực thi nghĩa vụ đã cam kết của khách hàng khi thư bảo lãnh còn hiệu lực.

Công nghệ ngân hàng và sự thiếu hụt thông tin cũng gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, CBTD không đủ thông tin để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại cũng như trong tương lai và đặc biệt về khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng ở hợp đồng gốc.

Như vậy, những rủi ro của ngân hàng gặp phải có thể là rủi ro chứng từ, rủi ro nợ quá hạn, rủi ro gian lận, rủi ro lừa đảo và giả mạo, rủi ro pháp lí…

b) Rủi ro đối với bên được bảo lãnh.

Rủi ro của người được bảo lãnh là rủi ro trong kinh doanh, rủi ro do gặp phải đối tác lừa đảo trong làm ăn, lập chứng từ giả mạo để yêu cầu ngân hàng thanh toán trong khi chính bản thân công ty lại phải có nghĩa vụ hoàn trả đối với ngân hàng. c) Đối với bên thụ hưởng

Bên thụ hưởng bảo lãnh là bên ít chịu rủi ro nhất. Rủi ro mà bên thụ hưởng có thể gặp phải là ngân hàng bảo lãnh bị phá sản, rủi ro chính trị, rủi ro hối đoái.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP Đại Dương – chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 25 - 32)