ĐẠI DƯƠNG –CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Chính phủ cần phải dựa trên vai trò và quyền hạn của mình để xây dựng một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, xây dựng cơ chế thị trường đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tiền tệ và tạo hành lang pháp lí rõ ràng, chặt chẽ và thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng
3.3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đứng đầu trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, là cơ quan điều hành, quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại. Vậy nên, để ngân hàng Nhà nước cần phải có những hành động phù hợp để giúp cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng được tốt hơn.
a) Hoàn thiện bộ khung pháp lý, tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động bảo lãnh. Hiện nay, hoạt động bảo lãnh vẫn ở trong nước vẫn còn nhiều vấn đề cần phải
giải quyết. Trên thựctế, hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn khá sơ sài và sự xuất hiện của Thông tư số 28/2012/TT-NHNN về hoạt động bảo lãnh mới chỉ giúp giải quyết được một phần. Tuy nhiên các quy định về bảo lãnh ở các ngân hàng là khác nhau, dựa trên những quy chế riêng của từng ngân hàng. Điều này làm cho nghiệp vụ bảo lãnh vẫn chưa có được tính thống nhất hoàn toàn giữa các ngân hàng. Vậy nên Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng ban hành luật bảo lãnh, giúp các ngân hàng trong nước thực hiện một cách đồng bộ và giúp cho việc quản lí, kiểm tra và giám sát của các cơ quan chức năng được hoàn chỉnh và thống nhất.
Với sự xuất hiện của các hình thức bảo lãnh mới trên toàn thế giới, ngân hàng Nhà nước cũng cần ban hành những văn bản giúp cho các ngân hàng thương mại có cơ sở nắm bắt và thực thi những hình thức mới này.
b)Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo lãnh
Thực tế cho thấy nếu chỉ căn cứ vào việc kiểm tra thanh tra của nội bộ ngân hàng thôi là chưa đủ và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì thế NHNN cần phải tiến hành thanh tra hoạt động của các NHTM để phát hiện kịp thời và ngăn chặn những rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nhất là đối với hoạt động mang tính rủi ro cao như bảo lãnh.
KẾT LUẬN
Cho đến nay, bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ không thể thiếu đối với các ngân hàng thương mại cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước. Đối với NH TMCP Đại Dương – chi nhánh Hoàn Kiếm, nghiệp vụ bảo lãnh vẫn còn là một nghiệp vụ mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng chi nhánh đang nỗ lực hết mình để ngày càng hoàn thiện nghiệp vụ này. Chính vì thế, nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh hứa hẹn sẽ mang lại những thành tựu trong tương lại gần.
Chuyên đề đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Hệ thống hóa lý luận chung về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
- Phản ánh thực trạng hoạt động bảo lãnh của NH TMCP Đại Dương – chi nhánh Hoàn Kiếm trong quãng thời gian từ 2010 đến nửa đầu năm 2013.
- Từ thực trạng trên đi kèm với những nhận xét đánh giá, chuyên đề đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế, mặc dù bản thân đã nỗ lực rất nhiều nhưng do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và khả năng thu thập số liệu cần thiết, bài viết không thể tránh khỏi những sai sót và cần phải được nghiên cứu tiếp. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cán bộ tại chi nhánh đề đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Ngân hàng – Tài chính, đặc biệt là cô giáo Th.s Nguyễn Thị Minh Quế và các anh chị tại NH TMCP Đại Dương – chi nhánh Hoàn Kiếm đã giúp em hoàn thiện chuyên đề này.