Thực trạng hoạt động bảo lãn hở ngân hàng TMCP Đại Dương – chi nhánh quận Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP Đại Dương – chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 44 - 51)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIÊP VỤ BẢO LÃNH TẠI NH TMCP ĐẠI DƯƠNG – CHI NHÁNH QUẬN HOÀN KIẾM

2.1.4.Thực trạng hoạt động bảo lãn hở ngân hàng TMCP Đại Dương – chi nhánh quận Hoàn Kiếm

nhánh quận Hoàn Kiếm

2.1.4.1. Những văn bản pháp lý điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

Nghiệp vụ bảo lãnh tại NH TMCP Đại Dương chi nhánh Hoàn Kiếm chịu sự điều chỉnh của những văn bản pháp lý sau đây:

a) Bộ luật Dân sự

Bộ luật dân sự được ban hành ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 là bộ luật dân sự hiện hành điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó có bảo lãnh. Trong bộ luật này có quy định rõ ràng từ điều 361 đến điều 371 về quy định các vấn đề liên quan đến bão lãnh bao gồm: khái niệm, hình thức bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh, quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, việc hủy bỏ, chấm dứt bảo lãnh, nghĩa vụ của các bên liên quan… Bộ luật Dân sự là văn bản pháp luật hiện hành quy định các vấn đề chung nhất về bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng là một bộ phận của bảo lãnh nói chung do đó bảo lãnh ngân hàng trước hết phải chịu sự chi phối của bộ luật Dân sự. Ngoài ra, bảo lãnh ngân hàng còn phải chịu sự chi phối của các luật riêng khác.

b) Luật các TCTD

Luật các TCTD ngày 12/12/1997, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TCTD ngày 15/06/2004 và luật các TCTD mới được ban hành ngày 16/06/2010, có hiệu lực vào ngày 01/01/2011 là những văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của các TCTD trong đó có ngân hàng. Trong luật này quy định rất rõ ràng và cụ thể về khái niệm bảo lãnh và một số quy định khác liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng. c) Thông tư số 28/2012/TT-NHNN

Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ban hành ngày 03/10/2012 về Quy định về bảo lãnh ngân hàng ra đời thay thế cho Quyết đinh số 26/2006/QĐ-NHNN về Quy chế bảo lãnh ngân hàng. Nội dung của thông tư quy định các nguyên tắc và điều kiện để các Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.

Bảo lãnh ngân hàng được hiểu là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng (nhận bảo lãnh) sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay nếu con nợ không chịu trả nợ hoặc nhất khả năng chi trả.

Các ngân hàng được phép thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh sau: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng…

Trong thông tư còn nêu rõ ràng, đầy đủ và chi tiết các khái niệm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia… Vì thế, đây là văn bản pháp luật quy định rõ ràng nhất về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

d) Quy định về bảo lãnh ngân hàng của NH TMCP Đại Dương

Dựa trên những văn bản pháp lí có liên quan, trong đó có Thông tư số 28/2012/TT-NHNN, ngân hàng TMCP Đại Dương đã soạn thảo cho mình một quy định về bảo lãnh ngân hàng riêng phù hợp với bản thân ngân hàng: Quy định số 658/2012/QĐ-HĐQT về bảo lãnh ngân hàng. Trong quy định này có nêu rõ các khái niệm chung về bảo lãnh, các loại hình bảo lãnh, đối tượng được bảo lãnh, đối tượng không được bảo lãnh,…Bên cạnh đó là quy định về hạn mức cấp bảo lãnh, quá trình cấp bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia,…

Tóm lại, đây là văn bản pháp lí quy định tất cả mọi điều về nghiệp vụ bảo lãnh diễn ra trong phạm vi NH TMCP Đại Dương.

2.1.4.2. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Đại Dương

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại NH TMCP Đại Dương gồm có 5 bước sau:

 Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ

Trong giai đoạn này, khi ngân hàng nhận được yêu cầu xin cấp bảo lãnh của khách hàng thì CBTD của ngân hàng sẽ tiến hành hướng dẫn khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ theo đúng quy định của ngân hàng bao gồm: hồ sơ áp dụng đối với tất cả các loại bảo lãnh và hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh.

Hồ sơ áp dụng chung cho tất cả các loại bảo lãnh bao gồm:

- Đơn đề nghi bảo lãnh kiêm Cam kết hoàn trả nợ có ghi rõ điều kiện bảo lãnh - Hồ sơ pháp lý của khách hàng bao gồm: quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy phép hành nghề đối với các

trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép hanh nghề, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài và các nhà thầu nước ngoài, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng và các văn bản pháp lý khác có liên quan. Đối với trường hợp là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hồ sơ pháp lí gồm giấy chứng minh thư nhân dân, số hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (nếu có), giấy phép hành nghề và các giấy tờ khác có liên quan.

- Hồ sơ tài chính của khách hàng: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, các báo cáo của kiểm toán độc lập (nếu có) trong 2 năm liền kề gần nhất.

- Các hồ sơ liên quan đến TSĐB cho nghĩa vụ bảo lãnh (trong trường hợp ngân hàng yêu cầu đảm bảo bằng tài sản): các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản, các văn bản chứng nhận giá trị TSĐB, các cam kết thế chấp, cầm cố của các bên đồng sở hữu.

Ngoài các hồ sơ trên, khách hàng có nghĩa vụ cung cấp thêm cho ngân hàng các hồ sơ tùy theo hình thức bảo lãnh. Ví dụ như đối với bảo lãnh vay vốn, khách hàng phải cung cấp thêm các hồ sơ gồm:

- Phương án vay vốn

- Các chứng từ chứng minh cho phương án vay vốn và đối tượng vay vốn như: hợp đồng kinh doanh thương mại, các hóa đơn, chứng từ có liên quan.

- Dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và các giấy tờ cần thiết kèm theo đảm bảo dự án vay vốn được triển khai hợp pháp.

- Phương án trả nợ khả thi

- Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ: Ngoài các hồ sơ liên quan đến việc sử dụng tiền vay nói trên, khách hàng có trách nhiệm cung cấp các tài liệu chứng từ chứng minh nhu cầu hợp pháp về sử dụng ngoại tệ.

- Hợp đồng tín dụng với bên cho vay.

Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ do khách hàng cung cấp, CBTD của ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm tra, nếu thấy thiếu phải yêu cầu bổ sung cho đầy đủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bước 2: Ra quyết định

Sau khi hoàn thành xong bước 1, ngân hàng phải tiến hành thẩm định hồ sơ theo những nội dung sau đây:

- Tính pháp lý của bộ hồ sơ

- Khả năng quản lý điều hành của khách hàng: quy mô về tổ chức, nhân sự, năng lực lãnh đạo.

- Khả năng tài chính: kiểm tra và phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng, liên hệ với các tổ chức tín dụng khác, các cơ quan thuế, hải quan để xác minh tính xác thực của các báo cáo trên

- Thẩm định dự án vè các mặt: tính khả thi, khả năng thực hiện, hiệu quả kinh tế, khả năng thu hồi nợ trong trường hợp ngân hàng phải trả thay.

- Thẩm định TSĐB.

Sau khi hoàn tất quá trình thẩm định, ngân hàng đưa ra quyết định có cấp bảo lãnh hay không.

 Bước 3: Cấp bảo lãnh

Sau khi thẩm định và đã được sự đồng ý của lãnh đạo chi nhánh hoặc công văn ủy nhiệm của hội sở, CBTD yêu cầu khách hàng thực thi các biện pháp đảm bảo đã cam kết từ trước. Tiến hành kí phát hành bảo lãnh và gửi cho khách hàng.

 Bước 4: Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ

Trong giai đoạn này, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của khách hàng, hạch toán và thu phí bảo lãnh, giải quyết các vấn đề phát sinh. Trong thời gian này, nếu ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ của mình, CBTD phải kiểm tra tính xác thực yêu cầu của bên thụ hưởng.

 Bước 5: Kết thúc bảo lãnh

Nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

- Nghĩa vụ bảo lãnh đã được OceanBank thực hiện đầy đủ.

- Bên được bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên thụ hưởng.

- Thời hạn của bảo lãnh đã hết.

- Theo thỏa thuận của các bên có liên quan.

Khi kết thúc bảo lãnh, ngân hàng phải tất toán thanh toán, giải tỏa TSĐB, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm và tiến hành lưu trữ hồ sơ.

2.1.4.3. Quy mô và cơ cấu bảo lãnh tại chi nhánh trong thời gian vừa qua

a) Doanh số bảo lãnh

Bảng 2.6: doanh số bảo lãnh qua các năm trong giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2013 Số tiền Số tiền Mức tăng (%) Số tiền Mức tăng (%) Số tiền Doanh số bảo lãnh 4.51 6.14 36.14 6.21 1.14 5.92

Nguồn: Phòng kế toán NH TMCP Đại Dương chi nhánh Hoàn Kiếm

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được doanh số bảo lãnh của chi nhánh tăng đều qua từng năm: năm 2010, doanh số bảo lãnh của chi nhánh mới chỉ đạt 4,51 tỷ đồng, bước sang năm 2011, doanh số bảo lãnh là 6,14 tỷ đồng, tăng 36,14% so với năm 2011. Năm 2012, doanh số đạt 6,21 tỷ đồng đạt mức tăng tương ứng là 1,14%. Mức tăng nhẹ 1,14% năm 2012 là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng nên mức tăng bảo lãnh là không đáng kể, phần lớn là của các khách hàng quen thuộc trong những năm trước. Bước sang quý 1 và quý 2 năm 2013, doanh số bảo lãnh đạt 5.92 tỷ đồng, ước đạt 10,2 tỷ đồng doanh số bảo lãnh trong toàn bộ năm 2013. Đây được coi là một tín hiệu khả quan đối với chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn ảm đạm.Với kết quả đạt được như vậy, chi nhánh đã cho thấy sự cố gắng của mình trong việc nâng cao doanh số bảo lãnh. Tuy nhiên, để đánh giá một cách đầy đủ và chính xác về hoạt động bảo lãnh ở chi nhánh Hoàn Kiếm, ta cần phải xem xét một số chỉ tiêu khác.

Bảng 2.7: Quy mô bảo lãnh trong và ngoài nước tại chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Trong nước 4.02 89.15 5.14 83.67 5.29 85.14 4.95 83.56 Ngoài nước 0.49 10.85 1.00 16.33 0.92 14.86 0.97 16.44 Doanh số bảo lãnh 4.51 100.00 6.14 100.00 6.21 100.00 5.92 100.00

Nguồn: Phòng kế toán NH TMCP Đại Dương chi nhánh Hoàn Kiếm

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được nghiệp vụ bảo lãnh của chi nhánh Hoàn Kiếm đa phần là bảo lãnh trong nước, thường chiếm xấp xỉ 85%. Năm 2010, tỷ trọng doanh số bảo lãnh trong nước là 89,15% đạt 4.02 tỷ đồng, bảo lãnh ngoài nước chỉ đạt 10,85% đạt 0,49 tỷ đồng. Điều này phản ánh rằng trong năm 2010, bảo lãnh ngoài nước tinh theo số tuyệt đối là không đáng kể. Năm 2011, theo đà tăng đột biến của tổng doanh số bảo lănh, doanh số bảo lănh trong và ngoài nước lần lượt đạt 5,14 tỷ đồng và 1,00 tỷ đồng, chiếm 83,67% và 16,33%. Tỷ trọng trong năm này đã có thay đổi theo chiều hướng giảm dần tỷ trọng bảo lãnh trong nước (từ 89,15% xuống 83,67%), xu hướng này được tiếp diễn ổn định trong những giai đoạn tiếp theo với mức 85,14% năm 2012 và 83,56% trong 6 tháng đầu năm 2013.

Bên cạnh sự tăng lên về doanh số bảo lãnh, mức dư nợ bảo lãnh quá hạn và doanh thu từ phí bảo lãnh cũng tăng lên tương xứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.8: Dư nợ bảo lãnh quá hạn tại chi nhánh Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2013

Dư nợ bảo lãnh quá hạn 1.24 1.54 1.62 1.38 Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn(%) 27.45 25.12 26.14 23.33

Nguồn: Phòng kế toán NH TMCP Đại Dương chi nhánh Hoàn Kiếm

Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn có chiều hướng giảm dần trong những năm qua, cao nhất là 27,45% vào năm 2010 và thấp nhất là 23,33% vào 6 tháng đầu năm 2013. Trong năm 2012, tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn có tăng nhẹ so với năm 2012 là bởi doanh số bảo lãnh 2013 tăng không đáng kể trong khi đó dư nợ bảo lãnh quá hạn lại tăng do nhiều doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ vì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ.

Bảng 2.9 : Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2010 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2013

Doanh thu từ phí bảo lãnh 0.57 0.76 0.90 0.81

Nguồn: Phòng kế toán NH TMCP Đại Dương chi nhánh Hoàn Kiếm

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh có chiều hướng tăng dần qua các năm: 0,57 tỷ đồng vào năm 2010, tăng lên 0,76 tỷ vào năm 2011, 0,90 tỷ đồng trong năm 2012 và đạt 0,81 tỷ đồng vào nửa đầu năm 2013. Để thấy rõ hơn sự gia tăng của doanh thu từ phí bảo lãnh, ta cần xem xét mức thu phí của từng loại bảo lãnh trong bảng sau:

Bảng 2.10: Doanh thu từ phí phân theo các loại hình bảo lãnh của chi

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP Đại Dương – chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 44 - 51)