Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 29 - 31)

Thứ nhất, NH nhà nước cần nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng, kịp thời cập nhật những thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, hoạt động kinh doanh của các cá nhân và tổ chức. NH nhà nước cũng nên hỗ trợ các NHTM xây dựng quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ để thêm cơ sở quyết định cho vay và ngăn ngừa rủi ro. Cán bộ tín dụng của các NHTM cũng phải có được những thông tin đầy đủ nhất có thể về tình hình hoạt động kinh doanh, nguồn thu để trả nợ, nguồn gốc và tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm… để tránh những rủi ro có thể xảy ra xuất phát từ sai sót nghiệp vụ mà vẫn đảm bảo sự phục vụ tốt nhất đối với khach hàng.

Thứ hai, NH nhà nước cần tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra hoạt động tín dụng toàn hệ thống để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời, đặc biệt là cho vay bất động sản, các vi phạm về các tỉ lệ an toàn trong hoạt động. Mặc dù chưa có qui định về giới hạn cho vay bất động sản, song đối với từng NH cụ thể, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra cần có những khuyến cáo đối với những NH có tỉ lệ cho vay bất động sản quá cao có thể dẫn đến những rủi ro làm ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. Để chủ động ngăn ngừa rủi ro đạo đức, các NHTM cũng cần có qui định và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm, ít nhất phải 3

tháng/lần, trường hợp giá trị tài sản biến động bất thường có thể làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo của khoản vay thì phải đánh giá liên tục, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm hoặc trả nợ trước hạn tương ứng với giá trị tài sản bị giảm sút sau khi đánh giá lại và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.

Thứ ba là bài học về xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng. Bởi nhiều khi sự đỗ vỡ của NH bắt nguồn từ tâm lý hoảng loạn thái quá của dân chúng. Bài học này liên quan đến việc sử dụng tốt một công cụ kiểm soát là bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Tổ chức BHTG cần phát huy tốt vai trò của mình để tạo được niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính NH và tham gia ngăn chặn, xử lý những rủi ro nhằm hạn chế sự đổ vỡ mang tính dây truyền.

Công chúng tin tưởng hơn vào hệ thống tài chính, NH nếu họ nhận thức được rằng có một tổ chức tài chính thay mặt Chính phủ giám sát thường xuyên tổ chức tín dụng mà họ gửi tiền chứ không chỉ thực hiện việc chi trả tiền gửi cho họ khi tổ chức đó bị đổ vỡ. Điều quan trọng hơn, niềm tin đó góp phần ổn định về chính trị, xã hội thậm chí kể cả trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Thực tế, trong thời gian vừa qua khi khủng hoảng tài chính diễn ra trên thế giới, để bảo vệ người dân, đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội, hàng loạt các Chính phủ đã điều chỉnh chính sách BHTG kịp thời như cam kết đảm bảo và nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tại Mỹ và một số nước Châu Âu khác. Với sự phản ứng nhanh nhạy đó, mặc dù thị trường tài chính các nước này biến động mạnh song, công chúng gửi tiền không hoảng loạn vì tiền gửi của họ đã được đảm bảo phần lớn hoặc toàn bộ bởi tổ chức BHTG.

Chính sách BHTG hiệu quả được đo lường bằng vai trò đối với việc bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tài chính NH. Yếu tố cốt lõi quyết định hiệu quả của chính sách bảo hiểm tiền gửi là xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, trong đó, bao gồm những quy định liên quan đến đối tượng được bảo hiểm, hạn mức chi trả tiền gửi, phí bảo hiểm tiền gửi, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong hệ thống giám sát. Tính chuyên nghiệp và năng lực cao trong phân tích đánh giá rủi ro hệ thống cũng là những nhân tố không thể thiếu đối với tổ chức BHTG Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1997 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)