NHTM Nhà nước là NHTM do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Hiện nay
có 5 NHTM nhà nước (Phụ lục 1)
NHTM cổ phần được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Vốn do các cổ đông đóng góp, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức
khác và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của NH nhà nước (Phụ lục 2)
NHTM liên doanh được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. NH liên doanh là một pháp nhân Việt Nam,có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các
quy định liên quan của pháp luật (Phụ lục 3)
NH 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NH nước ngoài là NH được lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo luật
pháp Việt Nam. Loại hình này xuất hiện ngày càng nhiều kể từ khi Việt Nam đổi
mới và hội nhập kinh tế quốc tế (Phụ lục 4)
So với cuối năm 2010, kết quả kinh doanh chung của nhóm NH nước ngoài tăng gấp 4 lần. Trong đó, tổng huy động vốn cả nhóm tăng 19%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 7%, nợ xấu thấp 1,17%. Nhóm NH nước ngoài vẫn hoạt động ổn định trong một năm nhiều sóng gió như năm 2011.
Theo NHNN, tổng dư nợ tín dụng đến 31-12-2011 toàn ngành NH ước tăng 6,3% so với năm 2010. Trong đó, NH liên doanh tăng 3,75% và NH nước ngoài tăng 9,04%. Mức tăng dư nợ tín dụng của nhóm NH nước ngoài cao hơn khối NH cổ phần (6,32%) và NH quốc doanh (tăng 5,11%).
Thị phần của khối NH liên doanh và chi nhánh nước ngoài đến nay chiếm khoảng 11,5%. Nhưng so với cuối năm 2010, huy động từ thị trường dân cư của khối này đã tăng 20,6% (trong khi khối NHTM nhà nước giảm 0,67% và các NH cổ phần tăng 14,3%) và chiếm tỷ trọng 7,5% trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Bên cạnh sự tăng trưởng thì hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài cũng được nâng lên. Đến tháng 10-2011, tỷ lệ ROA bình quân của các tổ chức tín dụng nước ngoài là 0,16% và ROE là 6,9%.
Cho đến bây giờ, một số lãnh đạo NHTM nội địa vẫn cho rằng NH nước ngoài chỉ có ưu thế trong bán buôn, không thể cạnh tranh trong bán lẻ vì thiếu nhân lực, mạng lưới, hiểu biết về tâm lý khách hàng nội địa... Chắc chắn các NH nước ngoài cũng hiểu như vậy, nhưng có lẽ họ không tham vọng chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bán lẻ mà họ chỉ nhằm vào phân khúc khách hàng tốt nhất, có khả năng thanh toán nhất của thị trường này là dân cư thu nhập khá trở lên (khoảng 10 triệu đồng/tháng) ở các đô thị lớn, tỉnh có tiềm năng kinh tế.
Nếu đạt được điều này thì miếng bánh “béo bở” nhất cũng nằm trong tay họ. Phương pháp marketing của một số NH nước ngoài là gây hiệu ứng “lan tỏa” từ sự hài lòng của các khách hàng cao cấp sẽ lan tỏa đến các khách hàng khác.
Có lẽ chưa bao giờ người ta thấy các NH nước ngoài, đặc biệt là HSBC, ANZ, Standard Chareted và một số Cty tài chính nước ngoài khác lại chào mời các sản phẩm tài chính cá nhân mạnh như hiện nay.
Gói sản phẩm này bao gồm: Tài khoản và tiền gửi; sản phẩm cho vay; ...Sản phẩm cho vay cá nhân của các NHNg hiện tập trung vào, phần trăm giá trị tài sản bảo đảm và lên đến 5 tỉ đồng.
Ngoài lộ trình mở cửa NH theo các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì các loại hình nghiệp vụ mới chưa được thực hiện tại Việt Nam hoặc chưa quy định điều chỉnh, nhưng đã được cam kết tại Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cho phép các NH Mỹ được thực hiện. Đây là những lĩnh vực của NH nước ngoài sẽ có ưu thế hơn hẳn các NH Việt Nam.
Điển hình là các NH Mỹ sẽ được phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, quản lý các quỹ đầu tư hoặc tham gia vào việc thanh toán bù trừ các tài chính chính.
Những bước tiến trong hội nhập này đã gia tăng áp lực cạnh tranh mạnh lên các NH nội địa, đồng thời đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM, đặc biệt là chuẩn mực kế toán- kiểm toán, quy chế giữa NHTM với NHNN về tái cấp vốn, thị trường mở, thanh toán quốc gia.
Cùng với sự phát triển của hoạt động NHTM, hệ thống pháp luật quy định về NH cũng không ngừng được hoàn thiện.
Năm 1986 bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách kinh tế. Một trong những nội dung quan trọng cần phải đổi mới chính là hệ thống NH-yếu tố giữ vai trò như huyết mạch của nền kinh tế. Ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT về tổ chức bộ máy NH nhà nước. Theo đó, NH nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, được tổ chức thành hệ thống thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Mô hình NH nhà nước Việt Nam bao gồm 2 cấp: NH nhà nước Việt Nam và các NH chuyên doanh trực thuộc. Quy định này đã bước đầu thiết lập nên căn cứ pháp lý cho hình thức hệ thống NH 2 cấp, trong đó, NH nhà nước Việt Nam vẫn giữ vai trò là cơ quan chủ quản của các NH chuyên doanh quốc doanh. Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện mô hình NH 2 cấp, ngày 23/5/1990 Hội đồng nhà nước ban hành “Pháp lệnh
NH nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1990. Đây chính là căn cứ pháp lý để chính thức xác lập mô hình NH ở Việt Nam trở thành mô hình 2 cấp, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổi mới hệ thống NH và hoạt động tiền tệ-tín dụng NH. Theo đó, NH nhà nước Việt Nam chỉ đảm nhận vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH. Các nghiệp vụ NH sẽ do hệ thống các tổ chức tín dụng trung gian tiến hành. Các NHTM và những tổ chức tín dụng trung gian được pháp lệnh trao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.
Trong quá trình thực thi hai pháp lệnh đã bộc lộ một số điểm hạn chế trước những yêu cầu mới của quá trình phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế chẳng hạn như hạn chế trong quy định về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế, chưa quy định bao quát các loại hình tổ chức tín dụng, chưa xác định rõ các hình thức huy động vốn, cấp tín dụng… Do vậy, ngày 12/1997 Quốc hội ban hành Luật NH nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng. Đó là một bước tiến đáng kể trong quá trình hoàn thiện pháp luật về NH. Hai đạo luật cũng đã có những tác động tích cực trong đời sống kinh tế xã hội như tạo ra cơ sở pháp lý cao hơn cho hoạt động của NH nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng; đồng thời, điều chỉnh các hoạt động NH theo hướng phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Tiếp tục xu hướng đổi mới toàn diện hệ thống và hoạt động NH, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NH nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/8/2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/10/2004. Những nội dung sửa đổi chủ yếu tập trung vào việc xác lập một số định nghĩa, các quy định về hình thức của các tổ chức tín dụng, hoạt động kiểm tra, kiểm toán trong nội bộ các tổ chức tín dụng…
Tuy nhiên, việc sửa đổi bổ sung Luật NH nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng được tiến hành theo quan điểm chưa sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện các quy định trong lĩnh vực NH và họat động NH nên trước xu hướng hội nhập
ngày càng mạnh mẽ, vấn đề xây dựng đạo luật về NH nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng tiếp được đặt ra trong giai đoạn hiện nay.