Dự báo sự phát triển của hệ thống NHTM trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 67 - 69)

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là xu hướng chủ đạo chi phối sự phát triển của ngành NH trong 10 năm tới, đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của khu vực tài chính của Việt Nam. Cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ tài chính NH gay gắt hơn sẽ kéo theo sự ra đời của những sản phẩm tài chính mới, đẩy mạnh phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thống. Các TCTD Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm quản lý, kiến thức và công nghệ tài chính hiện đại từ các định chế tài chính nước ngoài cùng với quá trình chuyển giao công nghệ gia tăng mạnh mẽ khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam, qua đó nhanh chóng cải thiện được năng lực quản trị NH, năng lực canh tranh, trình độ ứng dụng công nghệ NH tiên tiến.

Tuy nhiên việc mở cửa và hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực cũng mang lại những rủi ro nhất định, sự biến động của thị trường trong nước tăng lên, đòi hỏi các NH trong nước cũng phải nhanh chóng nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng quản trị điều hành.

Xu hướng khai thác dịch vụ NH bán lẻ

Đây là một xu thế tất yếu của ngành NH Việt Nam khi mà hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu tiện ích của ng- ười dân ngày càng đa dạng thì các NHTM đều đang cố gắng mở rộng thị phần, tiếp cận một lượng lớn người dân chưa biết đến các sản phẩm, dịch vụ NH. Hơn nữa

dịch vụ NH bán lẻ trên thực tế đem lại nguồn doanh thu cao, ít rủi ro cho các NH. Trên thực tế các NHTM ở Việt Nam cũng đã bước đầu tập trung khai thác thị trường bán lẻ thông qua việc mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ NH đến các cá nhân, hộ gia đình các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ NH, phát triển các loại dịch vụ mới, đa tiện ích như internet banking, home banking, PC banking, mobile banking….

Xu hướng tập trung hóa quản lý rủi ro và cơ cấu danh mục

Sau khủng hoảng, những vấn đề được nhiều nhà quản trị, các nhà lập pháp quan tâm nhất là vấn đề về quản lý rủi ro, hiệu quả hoạt động và nâng cao hiểu biết về hoạt động NH. Điều này cũng xuất phát từ bối cảnh thực tế là một trong những nguyên nhân gây ra đổ vỡ NH là khâu quản lý rủi ro. Do đó trong thời gian tới, xu hướng tập trung hóa quản trị rủi ro và cơ cấu lại danh mục đầu tư sẽ được các NH đặc biệt quan tâm.

Nguồn tài lực dành cho việc hạn chế rủi ro hoạt động cũng là một phần cốt lõi của những yêu cầu cấp thiết được đặt ra đối với những NH đang tìm cách giảm thiểu những vấn đề về gian lận nội bộ, gian lận từ internet và dò rỉ thông tin. Nguồn tài lực giành cho quản lý danh mục đầu tư và kế hoạch phục hồi cũng được đặt ra nhằm giải quyết những khoản nợ xấu được cho là đang gia tăng do tác động từ khủng hoảng. Theo đó, ở Việt Nam, việc cơ cấu lại danh mục đầu tư, giảm tỷ trọng cho vay vào các lĩnh vực nóng như bất động sản và chứng khoán, tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng và cho vay đầu tư kinh doanh phục vụ sản xuất sẽ được các NH đặc biệt quan tâm. Khối NHTM cũng đã bước đầu xây dựng khung hệ thống quản lý rủi ro bao gồm cơ cấu tổ chức, các quy định nội bộ nhằm quản lý rủi ro ở mọi phạm vi từ khoản mục đến danh mục và các loại hình kinh doanh, các rủi ro tín dụng, thị trường và hoạt động…. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro cũng được hình thành khá rõ ràng, cụ thể có các Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban kiểm toán, Ủy ban quản lý tài sản nợ có (ALCO), phòng quản lý rủi ro. Quá trính thu thập và tổng hợp thông tin, từ đó phân tích đưa ra những dấu hiệu rủi ro thị trường tiềm ẩn nhằm ngăn chặn thua lỗ cho NH cũng được quan tâm xây dựng. Hệ thống quản trị rủi ro cũng sẽ được xây

dựng một cách tập trung, khối Quản trị rủi ro thường nằm ở hội sở chính của các NH, có trách nhiệm tính toán những rủi ro có thể phát sinh trong toàn bộ hệ thống, đảm bảo khả năng thanh khoản và mức độ an toàn vốn của NH này và báo cáo lại cho Ban điều hành và Hội đồng quản trị. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian thay vì việc quản lý rủi ro phân tán, tại các chi nhánh như trước đây.

Xu hướng sáp nhập, mua lại sẽ diễn ra mạnh mẽ

Trong thời gian vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính của thế giới đã ảnh hưởng, tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có cả các định chế tài chính, NH tưởng như không thể bị ảnh hưởng như UniCredit, AIG, Merrill Lynch, Citi Group, JP Morgan Chase... Và tất yếu theo quy luật thị trường, sẽ có hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập các công ty tài chính, NH, và điều này diễn ra mạnh nhất tại Mỹ - nơi đã có hàng trăm NH bị phá sản và hàng chục NH tự nguyện hoặc bị mua bán và sáp nhập trong 2 năm vừa qua.

Ở Việt Nam hiện nay, có thể thấy hệ thống các TCTD có số lượng tương đối lớn nhưng trình độ phát triển không đồng đều, quy mô hoạt động nhỏ và chưa thật sự hiệu quả. Do đó, việc thực hiện cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý dứt điểm tình trạng các NHTM yếu kém, khắc phục tình trạng thiếu thanh khoản, lành mạnh hóa và ổn định hoạt động của hệ thống NH, thiết lập trật tự kỷ cương thị trường tiền tệ được nêu trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 sẽ là một xu hướng tất yếu.

Việc mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng sẽ là một giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện năng lực tài chính của các TCTD nhỏ, kém hiệu quả từ đó tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II, tăng khả năng cạnh tranh của các NH trong nước với các NH nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)