Vai trò của hệ thống NHTM trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 38 - 40)

NHTM có hai vai trò chính là thúc đẩy phát triển kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ của NH trung ương (NHTW)

NHTM thể hiện vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua các hoạt động chủ yếu

- Cung ứng tín dụng cho doanh nghiệp: Số nguồn vốn NHTM huy động được sau khi để dành một phần dự trữ có thể dùng để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Trong đó NHTM sẽ cho doanh nghiệp đi vay vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn doanh nghiệp phải hoàn trả tiền gốc và lãi. NH kiểm soát quá trình sử dụng vốn. Doanh nghiệp đi vay có ý thức trả nợ nên buộc họ phải quan tâm tới việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Trong hoạt động tín dụng có mức độ rủi do không thu hồi được vốn hoặc trả không hết hoặc không đúng hạn,…do chủ quan hoặc khách quan. Do đó, khi cấp tín dụng các NH phải sử dụng các biện pháp đảm bảo vốn vay như cầm cố, thế chấp,…

- Tư vấn cho doanh nghiệp: Hoạt động này nằm trong nghiệp vụ NH đầu tư. Nghiệp vụ NH đầu tư truyền thống bao gồm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách hàng. Nghiệp vụ NH đầu tư dần được mở rộng ra bao gồm tư vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp (M&A), ,tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp. Nghiệp vụ này sử dụng kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và vì thế là nghiệp vụ nối dài của nghiệp vụ phát hành chứng khoán huy động vốn. Dịch vụ tư vấn M&A bao gồm tư vấn mua bán, sáp nhập, thành lập liên doanh, liên minh chiến lược, thoái vốn đầu tư và tư vấn chiến lược chống lại các cuộc thôn tính thù nghịch

- Tài trợ thương mại. Công cụ được sử dụng trong tài trợ thương mại chính là thư tín dụng. Thư tín dụng là do một công ty hay cá nhân gửi tới NH, yêu cầu NH thực hiện thanh toán một số tiền cụ thể, vào thời điểm xác định và được NH chấp nhận, cho người thụ hưởng được ghi tên trong thư tín dụng. Thương mại quốc tế

được đảm bảo vận hành trơn tru nhờ rất nhiều vào thư tín dụng. Rất ít người bán chịu gửi hàng đi trước khi nhận được thư tín dụng đã được NH chấp nhận của người mua. NH còn thực hiện tài trọ thương mại bằng việc cung cấp các khoản vay để thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng và thư tín dụng của bên đối tác. Ví dụ một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam ký hợp đồng với đối tác ở Châu Âu. Đối tác sẽ mở một thư tín dụng tại NH nước ngoài và gửi tới NH của doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam để xác nhận việc thanh toán. Căn cứ vào thư tín dụng này, NH sẽ cung cấp một khoản vay để doanh nghiệp triển khai thu mua và chế biến hàng xuất khẩu.

NHTM thể hiện vai trò thực thi chính sách tiền tệ của NHTW thông qua các hoạt động chủ yếu

-Chấp hành dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của NH trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải chấp hành để đảm bảo tính thanh khoản. Thông qua hoạt động tạo tiền, từ tiền cơ sở (gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH với tiền mặt dự trữ trong hệ thống NH)

-Thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán là cầu nối giữa sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng. Hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đã phát triển sang một giai đoạn mới, lúc này NH phải phát huy đầy đủ các chức năng của mình đó là trung tâm thanh toán trong nền kinh tế. Đối với nền kinh tế nói chung, thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ phục vụ các tổ chức, cá nhân mà nó còn góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, nó cũng thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hóa, vật tư, tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế. Với vai trò là trung gian tài chính, việc thanh toán qua NH giúp cho việc thu thập các nguồn thông tin về doanh nghiệp và sự dịch chuyển vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho việc thẩm định các dự án đầu tư được tốt hơn. Điều quan trọng nhất, thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho NH nhà nước kiểm soát và điều tiết lượng tiền đi vào lưu thông, từ đó có các chính sách phù hợp tác động vào nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 38 - 40)