Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 31 - 34)

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập NH Quốc gia Việt Nam. Sự ra đời của NH Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng của Việt Nam. Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, NH Quốc gia Việt Nam (NH Nhà nước Việt Nam) đã từng bước lớn mạnh và phát triển, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng và hệ thống NH Việt Nam, phục vụ tích cực sự nghiệp, đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam.

Quá trình phát triển Việt Nam kể từ khi NH Quốc gia Việt Nam ra đời cho đến nay có thể chia thành hai thời kỳ.

Thời kỳ trước đổi mới (1951 – 1986)

Trong thời kì này, hệ thống NH Việt Nam được tổ chức theo hệ thống NH một cấp (one-tier system), trong đó, NH Nhà nước đóng vai trò là một cơ quan quản lí nhà nước, đồng thời làm chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, NH. NH đóng vai trò là trung tâm tiền mặt, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán của nền kinh tế quốc dân, là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp cách mạng. Do đó, toàn bộ hoạt động của NH Nhà nước được quyết định bởi chủ trương, chính sách và phương hướng nhiệm vụ theo kế hoạch của Đảng và Nhà nước.

Thời kỳ đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống NH (từ 1986 tới nay)

trưởng đã ban hành Nghị định 53 với định hướng cơ bản là chuyển NH sang hoạt động kinh doanh XHCN, góp phần hình thành mô hình NH mới ở dạng sơ khai của hệ thống NH hai cấp (two-tier system). Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước đã thông qua và công bố hai Pháp lệnh về NH (Pháp lệnh NH Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh NH, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính). Sự ra đời của hai Pháp lệnh về NH đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NH Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó, NH Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lí nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ và thực thi nhiệm vụ của một NH Trung ương; các NHTM (NHTM) và tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và hoạt động NH trong khuôn khổ pháp luật. Hai Pháp lệnh về NH đã khẳng định tính đa hình thức sở hữu, đa loại hình, đa thành phần và kinh doanh đa năng của hệ thống NHTM; mở đường cho quá trình phát triển các loại hình NH tại Việt Nam, bao gồm NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NH liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài, Chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam.

Xuất phát từ thực tiễn cũng như yêu cầu phải đưa hoạt động NH vào khuôn khổ pháp luật cao hơn, hai Pháp lệnh về NH đã được tổng kết nâng lên thành hai luật (Luật NH Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10), được Quốc hội thông qua ngày 25/12/1997, có hiệu lực thi hành từ 01/10/1998, được sửa đổi trong các năm 2003; 2004. Ngày 16 tháng 6 năm 2010, Quốc hội khóa XII, kì họp thứ 7 đã thông qua Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 và Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 và thay thế Luật NH Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10, Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10.

Nhờ sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện này mà độ sâu tài chính cũng đã có sự thay đổi đáng kể khi các tỉ lệ tín dụng/GDP và tiền gửi/GDP tăng nhanh qua các năm và đạt 116,4% và 131,2% vào cuối năm 2010. Riêng tỉ lệ M2/GDP tăng từ mức 58,1% năm 2001 lên mức 126% năm 2009.

Bảng 2.1. Độ sâu tài chính giai đoạn 2000 -2010 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GDP danh nghĩa (nghìn tỉ đ) 441 481 536 613 715 839 974 1144 1583 1658 1981 Tín dụng (nghìn tỉ đ) 155 189 231 297 420 553 694 1069 1340 1845 2306 Tiền gửi (nghìn tỉ đ) 170 213 255 321 420 553 764 1146 1472 1894 2601 Tín dụng (% GDP) 35 39 43 48 59 66 71 93 84 111.2 116,4 Tiến gửi (% GDP) 38.5 44.2 48 52 59 67 78 100 93 114.2 131,2 M2 (% GDP) 50.5 58.1 61.4 67 74.4 82.3 94.7 117.9 109.2 126.2 NA

Nguồn: "ADB, Key Indicators for Asia and the Pacific, 2010"; Báo cáo hằng năm của NHNN

Ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ NH: Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động của các TCTD, sản phẩm dịch vụ NH phong phú và đa dạng. Đến nay, phần lớn các NHTM đều có hệ thống NH lõi (Core banking) - hệ thống quản lí thông tin tập trung của NH. Trên nền tảng hệ thống này, các NH đã phát triển rất nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, đa dạng cho khách hàng. Ứng dụng công nghệ thông tin đồng thời còn giúp các TCTD đa dạng hóa hình thưc huy động vốn, cho vay, với những sản phẩm tiện ích NH cho doanh nghiệp và dân cư, mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua NH, đặc biệt là dịch vụ thẻ NH.

Thị trường thẻ Việt Nam có bước đột phá mạnh trong 3 năm gần đây: năm 2007, có 9,1 triệu thẻ; đến cuối năm 2010, con số này lên tới 29,75 triệu thẻ (tăng hơn 3,3 lần). Hệ thống máy ATM và POS cũng phát triển với tốc độ cao: năm 2007, chỉ có 4.855 máy ATM và 18.471 máy POS thì đến cuối năm 2010, con số này là 11.294 máy ATM và 49.639 máy POS (số máy ATM tăng hơn 2,3 lần, số máy POS tăng hơn 2,7 lần). Để phát huy hiệu quả hệ thống thanh toán thẻ, ngành NH đang

khẩn trương triển khai Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất với hạt nhân là Công ty Cổ phần Chuyển mạch Thẻ Quốc gia (banknetvn). Đặc biệt, hai liên minh thẻ lớn nhất là Banknetvn và Smartlink với 65% số máy ATM của toàn quốc đã được kết nối với liên thông với 80% thị trường thẻ.

Khối NH nước ngoài và liên doanh cũng có những động thái tích cực nhằm thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam. Thế mạnh của khối NH này là mảng NH bán lẻ với chất lượng dịch vụ vượt trội và sản phẩm cung cấp đa dạng hơn so với các NHTM trong nước. Đây cũng là mảng thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển mà các NH trong nước chưa khai thác hết được. Trong thời gian vừa qua, các NH lớn như HSBC, Citibank, ANZ, Standard Chartered (S.C) và Deustche Bank đều không ngừng mở rộng hoạt động của mình. Citibank và S.C chính thức triển khai hoạt động bán lẻ tại Hà Nội vào tháng 10/2010, trong khi HSBC khai trương 2 chi nhánh mới tại Đà Nẵng và Cần Thơ trong tháng 9/2010. Một loạt các chi nhánh NH nước ngoài khác như Huanan, Chinatrust và Mizuho cũng tăng mạnh vốn được cấp vào thời điểm cuối năm 2010. Ngoài ra, một vài NH nước ngoài vẫn đang nắm giữ cổ phần tại các NHTM trong nước

Một phần của tài liệu Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)