Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 63)

Thông tin bất đối xứng luôn tồn tại trong hệ thống NH từ cả phía khách hàng và NH. Thông tin càng ít bất đối xứng nếu các NH hiểu rõ hơn về khách hàng. Điều này chỉ trở thành hiện thực khi có các điều kiện tiên quyết như hệ thống pháp lý rõ ràng, hệ thống kế toán chặt chẽ và báo cáo tài chính minh bạch, đủ độ tin cậy và phản ánh đúng năng lực tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin phải đầy đủ, các tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại doanh nghiệp cụ thể, dễ áp dụng cùng với hệ thống kiểm toán độc lập và hệ thống đăng ký tài sản quy củ. Ở Việt Nam, tuy hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng đã khá đầy đủ nhưng hệ thống thông tin kế toán chưa được tổ chức hoàn chỉnh, các báo cáo tài chính thiếu minh bạch và phần lớn không được kiểm toán nên các NH khó có thể nắm bắt

chính xác năng lực thực sự của các doanh nghiệp để ra quyết định cho vay một cách đúng đắn.

Mặt khác, các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa – loại hình chiếm đại bộ phận doanh nghiệp ở Việt Nam thường được làm để đối phó với cơ quan thuế nên độ tin cậy thấp. Một hệ thống thông tin giúp đánh giá khách hàng một cách đầy đủ và chính xác phải bao gồm lịch sử hình thành, quá trình phát triển, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng,…Ở Việt Nam, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc NH nhà nước là đơn vị duy nhất thu thập thông tin về khách hàng của các NH. NH nhà nước yêu cầu các NH phải định kỳ báo cáo các thông tin liên quan đến khách hàng cho CIC và tất cả các NH được quyền khai thác thông tin này. Tuy nhiên, thông tin của CIC thường chậm cập nhật, các chỉ tiêu chưa cụ thể và không đầy đủ để đánh giá doanh nghiệp một cách toàn diện. Bên cạnh đó do chưa ý thức lắm về tầm quan trọng của việc phải hiểu rõ khách hàng nên nhiều NH ít quan tâm tới chất lượng các thông tin, dữ liệu báo cáo cho CIC. Khi thẩm định doanh nghiệp rất ít NH sử dụng thông tin từ CIC mà chủ yếu dựa vào nhận định của riêng mình.

Mặc dù đã được cải thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng việc phân loại nợ quá hạn vẫn còn dựa vào nhiều tiêu chí thời gian hơn là năng lực trả nợ của doanh nghiệp nên không khuyến khích các NH tìm hiểu cặn kẽ thực trạng của doanh nghiệp. Hiện chưa tổ chức nào ở Việt Nam xây dựng hệ thống phân loại và xếp hạng doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho các NH như các nước trên thế giới đã làm. Các NH cũng chưa thực sự quan tâm tới việc lưu trữ và xử lý thông tin tín dụng mà mình có được thông qua các giao dịch với khách hàng một cách hệ thống để đánh giá rủi ro của khách hàng cho bài bản.

Tất cả những vấn đề trên dẫn đến hiện tượng thông tin bất đối xứng, buộc các NH trong những trường hợp nhất định phải hạn chế tín dụng để tránh rủi ro có thể gặp phải. Thống đốc NH Nhà nước (NHNN) cũng ký ban hành quyết định hạn chế các tổ chức tín dụng cho vay để kinh doanh chứng khoán. Theo đó, các tổ chức tín dụng sẽ không được cho công ty chứng khoán trực thuộc vay vốn để kinh doanh

chứng khoán. Theo quyết định trường hợp cho các công ty không trực thuộc vay, bắt buộc phải có tài sản đảm bảo, thay vì cho vay tín chấp. Với những công ty chứng khoán mà NH góp vốn và nắm quyền kiểm soát, tổng mức cho vay và bảo lãnh không được vượt quá 10% vốn tự có; với các công ty chứng khoán khác mức cho vay và bảo lãnh không được vượt quá 20%. Các khoản cho vay để đầu tư vào chứng khoán bị liệt vào nhóm tài sản có hệ số rủi ro 150%. Qui định hệ số rủi ro như vậy cũng đồng nghĩa với việc hạn chế cho vay kinh doanh chứng khoán vì các NH sẽ phải cân nhắc kỹ đối với những khoản vay thuộc diện này. Trên thực tế, nhiều công ty chứng khoán đang hưởng những đặc quyền từ NH mẹ, trong đó có việc được vay vốn với lãi suất thấp để kinh doanh chứng khoán. Theo quan điểm của NH Nhà nước, chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, lợi nhuận cao nhưng rủi ro nhiều. Quy định cụ thể về hạn mức cho vay, đồng thời yêu cầu các công ty chứng khoán vay tiền phải có tài sản thế chấp nhằm giúp NH tránh mất vốn như đã từng xảy ra khi bất động sản "sốt nóng". Ngoài chứng khoán, bất động sản cũng được NHNN xếp vào nhóm những lĩnh vực không khuyến khích cho vay.

Hạn chế tín dụng đã dẫn đến khó khăn trong việc đầu tư phát triển sản xuất cũng như khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động NH gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 26,56% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân 51%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ năm 2011 chậm lại đáng kể, đặc biệt là 5 tháng đầu năm 2012 dư nợ tín dụng không tăng nhưng nợ xấu tăng tới 45,5% do tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm mạnh.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA

NHTM TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI 3.1. Phương hướng

3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế trong thời gian tới

3.1.1.1. Dự báo về tình hình kinh tế thế giới và trong nước

Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Đã có một số chuyên gia cao cấp ở một số lĩnh vực đưa ra dự báo về kinh tế thế giới năm 2013 và đều nhận định là không mấy khả quan so với năm 2012, thậm chí còn có một số dự báo cho rằng khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ lên tới đỉnh điểm vào năm 2013.

Triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới đến nay vẫn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào những diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Kinh tế thế giới có thể phải đối mặt với cú sốc mới nếu tình hình Hy Lạp tiếp tục rối ren. Các chuyên gia phân tích nhận định, năm 2013, kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với nguy cơ suy thoái nếu quốc hội nước này không thể phanh được chương trình cắt giảm chi tiêu và tăng thuế như đã được hoạch định vào tháng 1/2013.

Các nền kinh tế châu Á mới nổi vẫn phải đối mặt với nguy cơ từ các dòng vốn quá biến động hoặc quá mạnh, hoặc kết hợp cả hai hiểm họa này. Ngoài ra, các nền kinh tế châu Á cũng phải đối mặt với hiểm họa khác là biến động giá hàng hóa và lương thực.Tuy nhiên, các nền kinh tế châu Á sẽ có được động lực phát triển mới vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013. Dự báo này dựa trên cơ sở phối hợp giữa tốc độ tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn của các nền kinh tế công nghiệp phát triển của châu lục này.

Đã có nhiều ý kiến dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2013. Song nhìn chung thì mức tăng trưởng còn tiếp tục gặp khó khăn, nhiều khả năng mức tăng

trưởng kinh tế chỉ đạt ở mức 4 – 5%. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn ẩn chứa những nguồn lực lớn. Nếu Nhà nước có chính sách khai thác tốt, các mục tiêu về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô sẽ có nhiều khả năng sáng sủa hơn.

Tuy bức tranh kinh tế toàn cầu sau 5 năm khủng hoảng vẫn ảm đạm nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau đang ngày càng tăng lên của các nền kinh tế cũng đã đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, bất chấp nguy cơ tái diễn bất cứ cuộc khủng hoảng hoặc suy thoái nào của nền kinh tế toàn cầu.

3.1.1.2. Dự báo sự phát triển của hệ thống NHTM trong thời gian tới

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là xu hướng chủ đạo chi phối sự phát triển của ngành NH trong 10 năm tới, đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của khu vực tài chính của Việt Nam. Cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ tài chính NH gay gắt hơn sẽ kéo theo sự ra đời của những sản phẩm tài chính mới, đẩy mạnh phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thống. Các TCTD Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm quản lý, kiến thức và công nghệ tài chính hiện đại từ các định chế tài chính nước ngoài cùng với quá trình chuyển giao công nghệ gia tăng mạnh mẽ khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam, qua đó nhanh chóng cải thiện được năng lực quản trị NH, năng lực canh tranh, trình độ ứng dụng công nghệ NH tiên tiến.

Tuy nhiên việc mở cửa và hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực cũng mang lại những rủi ro nhất định, sự biến động của thị trường trong nước tăng lên, đòi hỏi các NH trong nước cũng phải nhanh chóng nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng quản trị điều hành.

Xu hướng khai thác dịch vụ NH bán lẻ

Đây là một xu thế tất yếu của ngành NH Việt Nam khi mà hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu tiện ích của ng- ười dân ngày càng đa dạng thì các NHTM đều đang cố gắng mở rộng thị phần, tiếp cận một lượng lớn người dân chưa biết đến các sản phẩm, dịch vụ NH. Hơn nữa

dịch vụ NH bán lẻ trên thực tế đem lại nguồn doanh thu cao, ít rủi ro cho các NH. Trên thực tế các NHTM ở Việt Nam cũng đã bước đầu tập trung khai thác thị trường bán lẻ thông qua việc mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ NH đến các cá nhân, hộ gia đình các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ NH, phát triển các loại dịch vụ mới, đa tiện ích như internet banking, home banking, PC banking, mobile banking….

Xu hướng tập trung hóa quản lý rủi ro và cơ cấu danh mục

Sau khủng hoảng, những vấn đề được nhiều nhà quản trị, các nhà lập pháp quan tâm nhất là vấn đề về quản lý rủi ro, hiệu quả hoạt động và nâng cao hiểu biết về hoạt động NH. Điều này cũng xuất phát từ bối cảnh thực tế là một trong những nguyên nhân gây ra đổ vỡ NH là khâu quản lý rủi ro. Do đó trong thời gian tới, xu hướng tập trung hóa quản trị rủi ro và cơ cấu lại danh mục đầu tư sẽ được các NH đặc biệt quan tâm.

Nguồn tài lực dành cho việc hạn chế rủi ro hoạt động cũng là một phần cốt lõi của những yêu cầu cấp thiết được đặt ra đối với những NH đang tìm cách giảm thiểu những vấn đề về gian lận nội bộ, gian lận từ internet và dò rỉ thông tin. Nguồn tài lực giành cho quản lý danh mục đầu tư và kế hoạch phục hồi cũng được đặt ra nhằm giải quyết những khoản nợ xấu được cho là đang gia tăng do tác động từ khủng hoảng. Theo đó, ở Việt Nam, việc cơ cấu lại danh mục đầu tư, giảm tỷ trọng cho vay vào các lĩnh vực nóng như bất động sản và chứng khoán, tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng và cho vay đầu tư kinh doanh phục vụ sản xuất sẽ được các NH đặc biệt quan tâm. Khối NHTM cũng đã bước đầu xây dựng khung hệ thống quản lý rủi ro bao gồm cơ cấu tổ chức, các quy định nội bộ nhằm quản lý rủi ro ở mọi phạm vi từ khoản mục đến danh mục và các loại hình kinh doanh, các rủi ro tín dụng, thị trường và hoạt động…. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro cũng được hình thành khá rõ ràng, cụ thể có các Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban kiểm toán, Ủy ban quản lý tài sản nợ có (ALCO), phòng quản lý rủi ro. Quá trính thu thập và tổng hợp thông tin, từ đó phân tích đưa ra những dấu hiệu rủi ro thị trường tiềm ẩn nhằm ngăn chặn thua lỗ cho NH cũng được quan tâm xây dựng. Hệ thống quản trị rủi ro cũng sẽ được xây

dựng một cách tập trung, khối Quản trị rủi ro thường nằm ở hội sở chính của các NH, có trách nhiệm tính toán những rủi ro có thể phát sinh trong toàn bộ hệ thống, đảm bảo khả năng thanh khoản và mức độ an toàn vốn của NH này và báo cáo lại cho Ban điều hành và Hội đồng quản trị. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian thay vì việc quản lý rủi ro phân tán, tại các chi nhánh như trước đây.

Xu hướng sáp nhập, mua lại sẽ diễn ra mạnh mẽ

Trong thời gian vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính của thế giới đã ảnh hưởng, tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có cả các định chế tài chính, NH tưởng như không thể bị ảnh hưởng như UniCredit, AIG, Merrill Lynch, Citi Group, JP Morgan Chase... Và tất yếu theo quy luật thị trường, sẽ có hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập các công ty tài chính, NH, và điều này diễn ra mạnh nhất tại Mỹ - nơi đã có hàng trăm NH bị phá sản và hàng chục NH tự nguyện hoặc bị mua bán và sáp nhập trong 2 năm vừa qua.

Ở Việt Nam hiện nay, có thể thấy hệ thống các TCTD có số lượng tương đối lớn nhưng trình độ phát triển không đồng đều, quy mô hoạt động nhỏ và chưa thật sự hiệu quả. Do đó, việc thực hiện cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý dứt điểm tình trạng các NHTM yếu kém, khắc phục tình trạng thiếu thanh khoản, lành mạnh hóa và ổn định hoạt động của hệ thống NH, thiết lập trật tự kỷ cương thị trường tiền tệ được nêu trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 sẽ là một xu hướng tất yếu.

Việc mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng sẽ là một giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện năng lực tài chính của các TCTD nhỏ, kém hiệu quả từ đó tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II, tăng khả năng cạnh tranh của các NH trong nước với các NH nước ngoài.

3.1.2. Phương hướng hạn chế vấn đề thông tin bất đối xứng trong hoạt động của NHTM động của NHTM

3.1.2.1. Hệ thống luật pháp.

hoạt động an toàn và hiệu quả. Giải pháp quan trọng hàng đầu là nhà nước không ngừng đề xuất, hoàn thiện, thực thi có hiệu lực cao khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh của tất cả các ngành kinh tế trong đó có NH. Khuôn khổ pháp lý không phù hợp là yếu tố gây ra rủi ro khó có thể khắc phục nổi với mọi doanh nghiệp trong đó có các NHTM. Hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro cũng không thể thực hiện nếu các khuôn khổ pháp lý có liên quan đến các quá trình phức

Một phần của tài liệu Thông tin bất đối xứng trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)