Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại trong dạy học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Trang 28 - 33)

1. Lý do chọn đề tài

1.2.4. Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại

Có nhiều yêu cầu đối với câu hỏi nói chung trong giờ dạy học Văn, ở đây chúng tôi chỉ đề xuất một số yêu cầu đối với câu hỏi đối thoại trong dạy học TPVC như sau:

1.2.4.1 Câu hỏi phải mang tính đối thoại

Giờ học đối thoại được coi là một con đường giải quyết một nghịch lý trong giảng văn. Giờ học được xây dựng trên nhiều quan hệ giữa những chủ thể của giờ học. Người GV phải nắm bắt được những vấn đề ở TP, đặt ra những câu hỏi, tình huống, dự kiến những đón nhận của HS để trao đổi. ở những giờ hoc như vậy, HS có cơ hội bộc lộ những nhận thức và cảm nhận của mình. Điều này tạo ra không khí dân chủ trong giờ học, giúp HS phát triển toàn diện về kiến thức, về giao tiếp và nhân cách. Muốn được như vậy GV phải xây dựng những câu hỏi vừa đảm bảo trọng tâm của TP, vừa phù hợp với năng lực tiếp nhận của HS, phù hợp với những tình huống xảy ra trong giờ học. Giờ học đàm thoại là giờ học mở ra những phương hướng để HS có thể tranh luận, cởi mở và khẳng định những ý kiến. GV và HS đàm thoại để đi đến cái đích trong hoạt động chiếm lĩnh TPVC.

1.2.4.2. Câu hỏi phải mang tính nghệ thuật

Văn học là một sản phẩm sáng tạo mang tính nghệ thuật. Đây là một đặc trưng rất quan trọng và không thể thiếu được. Trong TPVC, nội dung và hình thức đều được kết hợp với nhau một cách hài hòa, có quan hệ hữu cơ, mật thiết. TPVC là sản phẩm mang hoàn toàn đặc trưng sáng tạo của phong cách nghệ thuật. Chính vì vậy, nội dung của câu hỏi trong giờ học đối thoại phải hướng tới giá trị nghệ thuật thẩm mỹ và tính độc đáo của đặc trưng bộ môn

khoa học nghệ thuật ngôn từ này. Nếu trong khi khai thác TP mà chúng ta bỏ đi giá trị hình thức của TP đó thì coi như đã đánh mất đi, hay làm giảm đi một nửa giá trị của TPVC.

Khi đặt câu hỏi bất kì nào cho HS, GV nên suy nghĩ đến tư duy nghệ thuật, điều đó thể hiện, ở trong câu hỏi phải có hình ảnh, tính hấp dẫn, tính thẩm mỹ cao để gợi xúc cảm trong tâm hồn nhằm gây hứng thú cho HS. Hình thức đặt câu hỏi có nhiều dạng phù hợp với tư duy văn học của HS, đặc biệt là tránh sự đơn điệu, nghèo nàn trong hình thức của TP. Nếu câu hỏi cộc lốc hay ngắn không rõ ý của vấn đề sẽ khiến HS mất hứng thú, không muốn trả lời.

Ngoài ra, tính nghệ thuật phải giản dị và trong sáng, hình ảnh có chất văn nhưng không cầu kỳ, đa dạng, phong phú mà không đi ra ngoài TP. Hình thức đặt câu hỏi cần hướng tới sự tư duy văn học thực sự mà điều đó không thể hiện ở câu hỏi tái hiện với mục đích kiểm tra trí nhớ và kiến thức cũ. Ngược lại, câu hỏi nhất thiết chú ý tới sự liên tưởng và tưởng tượng.

Để thực sự đưa HS về vị trí chủ thể trong học văn, phải tạo điều kiện để HS (cũng là người học) trực tiếp xác định được, thể hiện được quá trình nhận thức thẩm mĩ của mình trong khi tiếp xúc với TP nghệ thuật. Người thầy đóng vai trò chủ đạo trong quá trình ấy, tác động, kích thích phải xác định rõ mục đích của việc đặt câu hỏi. Mục đích này khác hẳn với mục tiêu của dạy học theo lối miêu tả tái hiện là cho học trò nhận biết những “ý nghĩa” đã được nhà văn hoặc thầy cô đưa ra. Còn ở đây, tạo ra một sự cảm thụ, phát huy hết cảm xúc và rung động có tính thẩm mĩ nhưng không tùy tiện, tản mạn mà theo một sự tiếp nhận thưởng thức mở. Câu hỏi phải xác định được cảm xúc và rung động thẩm mĩ có tính trực giác của người đọc. Đây là yêu cầu để kiểm tra ấn tượng ban đầu của người đọc với hình tượng nghệ thuật. Xác định sự cảm nhận về nội dung và nghệ thuật ban đầu của người đọc với hình tượng nghệ thuật.

1.2.4.3 Câu hỏi phải đảm bảo tính khoa học sư phạm

Tính khoa học của câu hỏi đối thoại là ở sự chính xác về nội dung cũng như hệ thống thuật ngữ khái niệm. Tính hệ thống ở sự trình bày, sắp xếp và lựa

chọn các câu hỏi đối thoại sao cho chúng không trùng lặp nhưng vẫn quan hệ mật thiết, bổ sung và làm sáng tỏ cho nhau. Ở mỗi TPVC, mỗi thể loại sẽ có dạng thức câu hỏi khác nhau nằm trong hệ thống ý đồ thiết kế sư phạm có chủ định và nhất quán.

* Câu hỏi đối thoại phải đảm bảo tính sư phạm và phát triển

Câu hỏi đối thoại phải bao hàm yếu tố “hỏi cái gì” và “hỏi như thế nào”. Câu hỏi đối thoại phải tác động hiệu quả cụ thể vào từng diễn biến hoạt động của HS trong giờ dạy. Vì vậy, người GV cần có những loại câu hỏi đối thoại phong phú, mức độ tư duy từ dễ đến khó, đặc biệt là câu hỏi tình huống để HS phát huy hiểu biết của mình. Cách nêu câu hỏi phải tạo ra được những vấn đề, gợi sự tò mò khám phá và tìm hiểu nhưng cũng không nên quá khó đối với đối tượng HS. Hỏi ở nhiều bình diện, nhiều cấp độ không chỉ ở nội dung mà ở cả hình thức, không chỉ ở hình thức mà còn là phương pháp học.

Thực tế HS luôn là một thực thể trực tiếp chi phối các hoạt động của quá trình chiếm lĩnh TPVC trong nhà trường phổ thông. Xuất phát từ mục đích đào tạo ra người HS phát triển một cách toàn diện, trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học để “phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập” của người HS, “coi học sinh là bạn đọc sáng tạo” thì trong quá trình dạy học người GV cần phải chú ý tới đặc điểm, năng lực tiếp nhận của HS. Điều này được biểu hiện cụ thể trong quá trình đặt câu hỏi cũng như tổ chức các hoạt động học tập của HS.

* Câu hỏi đối thoại phải chú ý đến trình độ tiếp nhận của HS, đặc điểm tâm lí, sinh lí, từ sở thích, cá tính đến môi trường sống, học tập và thời đại của các em. Câu hỏi trong giờ học đối thoại phải chú ý đến trình độ và tâm lý tiếp nhận ở lứa tuổi HS phổ thông. Đây là giai đoạn tâm lý, vốn sống, kinh nghiệm sống còn mong manh, trình độ ngôn ngữ còn ở giai đoạn đang học tập để hoàn thiện, đang diễn ra sự giao thoa giữa tư duy trực quan, cụ thể với sự hình thành tư duy trừu tượng, khái quát, tổng hợp.

Lứa tuổi HS là lứa tuổi ham hiểu biết và bắt đầu xây dựng cho mình những ý kiến chủ quan trong quá trình tiếp nhận TPVC, do đó khi hỏi người GV không được áp đặt những ý kiến chủ quan của mình, câu hỏi phải gợi mở định hướng để các em có thể trả lời theo đúng trọng tâm vấn đề tránh sự lan man hoặc đi chệch nội dung định hướng ban đầu trong giờ dạy. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết không chỉ về chuyên môn mà cả khả năng sư phạm hóa ở các giờ dạy, bài dạy của người GV.

Muốn đặt câu hỏi phù hợp với trình độ tiếp nhận của HS trong giờ học đối thoại, cần lưu ý, xây dựng câu hỏi không nên quá dễ, quá đơn giản dẫn tới tâm lý coi thường, chủ quan, không gợi suy nghĩ hoặc những câu hỏi chung chung đại khái, không đi sâu vào vấn đề. Câu hỏi cũng không nên quá khó, vượt quá tầm nhận thức, vốn sống, vốn văn hóa sẵn có của các em, điều này dễ dẫn đến sự hoang mang, trả lời theo suy diễn máy móc hoặc không thể trả lời được. Câu hỏi phải bám sát những kiến thức chuẩn mực cần có ở những lứa tuổi đang học tập lại vừa có thể khơi gợi, dẫn dắt các em có những cơ hội tìm tòi khám phá và khẳng định mình trong quá trình chiếm lĩnh TPVC.

Xây dựng câu hỏi đối thoại mang tính vừa sức còn là ở sự phù hợp với từng hoàn cảnh của HS. Câu hỏi không nên quá nhiều hoặc quá ít, cần đảm bảo được tính khái quát, tính hệ thống trong quá trình chiếm lĩnh TPVC. Câu hỏi không nên quá dài, rờm rà, chiếm nhiều thời gian, HS không kịp chuẩn bị, gây khó khăn trong quá trình tiếp nhận. Câu hỏi trong giờ học đối thoại cũng không nên lặp lại nguyên văn những câu hỏi trong SGK mà HS đã chuẩn bị ở nhà dẫn đến sự thụ động, đối phó và tình trạng sao chép sách vở. Cần phải thay đổi cách thức đặt câu hỏi, làm mới lại vấn đề cần hỏi mà không quá khó hiểu để đo lường nhận thức và kích thích sự suy nghĩ của các em. Không nên đặt quá nhiều câu hỏi cho một vấn đề dẫn tới sự phân bố không đồng đều số lượng câu hỏi về mặt thời gian cũng như quá trình học tập.

Trong tài liệu gần đây của một hội nghị có tính chất quốc tế, khi bàn về việc khảo hạch trong nhà trường, các tác giả cũng khống chế hình thức câu hỏi trong hàng loạt quan hệ và cần khắc phục những nhược điểm:

- Có ngôn từ khá phức tạp so với ý tưởng - Thừa chữ

- Có quá nhiều từ phủ định. - Không có câu trả lời đúng. - Có nhiều câu trả lời đúng.

- Có những câu trả lời sai, câu hỏi không rõ .

- Cảnh giác với những câu hỏi vô tình xúc phạm khi tiếp xúc với câu hỏi, người trả lời cần đảm bảo:

+ Ngôn từ trong các câu hỏi là ngôn từ đơn giản.

+ Không có dấu hiệu vô tình cho HS biết câu nào là câu trả lời đúng. + Người tiếp xúc với câu hỏi cần hiểu rõ họ phảI làm gì.

+ Thích hợp với HS. + Viết câu hỏi thật rõ ràng.

+ Chọn chữ chính xác dùng câu đơn giản nếu thích hợp.

+ Cung cấp mọi dự kiện cần thiết để HS có thể tìm lời giải đúng. +Tránh dùng những từ hoặc câu thừa.

+ Đừng đưa vào câu hỏi những dữ kiện không cần thiết.

+ Đừng cho câu trả lời đúng phải mất nhiều thời giờ hơn câu trả lời sai. + Tránh dùng sáo ngữ hay những câu trích dẫn quen thuộc lấy từ sách vở.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, tôi đó trình bày cơ sở lý luận về câu hỏi và câu hỏi đối thoại trong dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông . Từ đó định hướng cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi, câu hỏi đối thoại khi soạn giảng TPVC trong nhà trường phổ thông hiện nay khi tiến hành đối thoại trong giờ học Ngữ văn ở trường phổ thông.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI ĐỐI THOẠI TRONG DẠY HỌC “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại trong dạy học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)