1. Lý do chọn đề tài
3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
-Nguyễn Minh Châu-
THỰC NGHIỆM VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY PHƢƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM - ĐỐI THOẠI - TRONG VIỆC GIẢNG DẠY
TÁC PHẨM A. Mục tiêu bài học
Qua bài học, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: Mỗi người trên cõi đời, nhất là người nghệ sĩ cần phải nhìn cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều. Nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: tình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; chọn được điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; ngôn ngữ giản dị.
2. Về kĩ năng: rèn cho HS
- Kĩ năng cảm thụ phân tích một truyện ngắn mang nhiều lớp ý nghĩa.
- Kĩ năng làm việc nhóm, có tinh thần tập thể, tranh luận, phát biểu trình bày suy nghĩ quan điểm về một vấn đề trước mọi người
- Kĩ năng phân tích những đặc sắc nghệ thuật của truyện như: nghệ thuật xây dựng tính huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, chi tiết…
- Nâng cao kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn hiện đại.
3. Về thái độ: Giáo dục HS
- Biết nhìn cuộc đời bao dung, nhân ái hơn
- Hiểu được trong cuộc sống còn nhiều lam lũ, nhọc nhằn vẫn có bao cái đẹp để chúng ta phải khám phá và trân trọng
- Có quan niệm đúng về nghệ thuật chân chính. Có cái nhìn đa diện và sâu sắc về cuộc đời và con người.
B. Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động cảm thụ tác phẩm
- Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh bằng lời dẫn dắt, giới thiệu bài học. - Tổ chức học sinh tái hiện cuộc sống trong tác phẩm bằng biện pháp tóm tắt và hệ thống hóa nhân vật.
- Định hướng học sinh phân tích và cắt nghĩa bằng đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề.
- Tổ chức học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức bằng hoạt động nhập vai, sáng tạo phần tiếp theo cho câu chuyện, thực hiện bài tập trắc nghiệm và tự luận.
1.2. Phƣơng tiện
- Sách ngữ văn 12 ( tập 2), chương trình cơ bản.
- Tư liệu tham khảo về Nguyễn Minh Châu và TP “ Chiếc thuyền ngoài xa”
2. Học sinh
- Đọc tiểu dẫn và tóm lược những ý chính về tác giả và tác phẩm.
- Xem lại bài Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến cuối thế kỷ XX (mục II).
- Đọc tác phẩm, tóm tắt truyện và hệ thống hóa nhân vật. Xem lại những tri thức lí luận về thể loại truyện. Xác định kết cấu của tác phẩm. Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
C. Hoạt động dạy học
Lời vào bài : Trước những “điều trông thấy” mà không đau đớn lòng thì sao trở thành nghệ sĩ có trái tim bao la? Trước nghệ thuật mà không thấy day dứt, trăn trở về sứ mệnh thiêng liêng của nó với cuộc đời thì sao trở thành một nhân cách nghệ sĩ lớn ? Nguyễn Minh Châu là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa, nên cõi lòng ông luôn rung lên vì nhân thế, trang văn của ông cứ đầy ắp những suy tư về con người, về nghệ thuật. Hôm nay cô cùng các em đến với truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” để hiểu hơn điều đó.
Hoạt động 1. Tạo tâm thế tiếp nhận bằng việc giao quyền chủ động giới thiệu bài học cho học sinh
- Giáo viên dặn trước học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm từ các kênh thông tin khác nhau : SGK, Internet, tài liệu tham khảo ... Trên lớp, GV giao quyền điều hành cho lớp trưởng tổ chức giới thiệu về Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Một học sinh trình bày ngắn gọn kết quả thu nhận của mình. Các học sinh khác trao đổi, bổ sung. Trên cơ sở đó, giáo viên chốt lại một số ý cơ bản:
Về tác giả:
+ Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ông “ thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc)
+ Nếu trước 1975, Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn thì từ đầu thập kỷ 80 đến khi mất, ông chuyển hẳn sang cảm
Về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
Chiếc thuyền ngoài xa (1983) là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1975 – cuối thế kỷ XX. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đó kết thúc. Đất nước thống nhất trong nền độc lập, hòa bình. Cuộc sống với “muôn mặt đời thường” trở lại sau chiến tranh. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra. Nhiều quan niệm đạo đức phải được nhìn nhận lại trong tình hình mới. Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới là hướng nội, khai thác sâu sắc số phận con người đời thường.
Hoạt động 2. Đọc và tái hiện nội dung cốt truyện
- GV đọc và gọi một số HS đọc tác phẩm.
- GV chiếu bản tóm tắt có các sự kiện đã bị đảo lộn trên máy (hoặc phát phiếu học tập) rồi yêu cầu HS sắp xếp lại, qua đó tái hiện nội dung cốt truyện : (1) Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đó đến tòa án huyện. (2) Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. (3) Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch về thuyền và biển năm ấy. (4) Tại đây, người phụ nữ ấy đó từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. (5) Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh đó từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. (6) Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, anh đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn là hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ bức tranh. (7) Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đó ra tay can thiệp ... (8) Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và coi đó như là lí do giải thích cho sự từ chối trên. (9) Sau nhiều ngày phục kích, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp
được một cảnh đắt trời cho, đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương.
- HS sắp xếp lại theo trật tự: 5-9-2-7-2-4-8-3-6 sau đó viết đoạn tóm tắt đã chỉnh sửa ra phiếu học tập và đọc đoạn văn tóm tắt đó.
- Trên cơ sở cốt truyện, GV tiếp tục tổ chức HS phát hiện bố cục TP
- HS phát hiện, trình bày các cách phân chia khác nhau ... GV thống nhất : + Đoạn 1 (từ đầu đến "chiếc thuyền lưới vó đã biến mất") : Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
+ Đoạn 2 : (từ "Đây là lần thứ hai" đến "chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá") : Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện.
+ Đoạn 3 (còn lại) : Tấm ảnh được chọn trong "bộ lịch năm âý".
Hoạt động 3. Phân tích, cắt nghĩa
a. Hai phát hiện của ngƣời nghệ sĩ nhiếp ảnh
- GV dẫn dắt và nêu vấn đề : Người nghệ sĩ nhiếp ảnh đó gọi phát hiện của mình tại vùng biển nọ là "một cảnh đắt trời cho". Anh (chị) hiểu điều này thế nào? Vì sao người nghệ sĩ lại đánh giá cái cảnh tượng ấy như vậy?
- HS cắt nghĩa, chứng minh : Có thể hiểu "một cảnh đắt trời cho" ở đây là một cảnh tượng tuyệt đẹp, một "bức họa" diệu kỳ mà thiên nhiên, cuộc sống đã ban tặng cho con người. Nó là một "sản phẩm " quý hiếm của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ không phải khi nào cũng "chộp" được. Mặt khác, như chính cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, cái cảnh tượng ấy giống như "một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ". Toàn bộ khung cảnh "đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích".
- GV gợi mở và nêu vấn đề: Cảm nhận của Phùng khi chiêm ngưỡng "bức ảnh nghệ thuật của tạo hóa" là gì? Vì sao trong lúc cảm nhận, anh lại nghĩ đến cái đúc kết của một ai đó: " bản thân cái đẹp chính là đạo đức"?.
- HS phát hiện và lí giải : Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt tác của hóa công, Phùng thấy "trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào". Bức ảnh đó khiến cho tâm hồn người nghệ sĩ rung động thật sự và trong giây lát anh còn
"khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn". Phùng đã cảm nhận được cái Chân, cái Thiện của cuộc đời, anh thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo. Vậy là ở đây, cái đẹp đã cso tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Với tác dụng ấy, cái đẹp chẳng phải là "đạo đức" hay sao!
- GV chuyển dẫn: Tuy nhiên, ngay khi tâm hồn đang bay bổng trong những xúc cảm thẩm mĩ, đang tận hưởng cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn thì người nghệ sĩ đó kinh ngạc phát hiện ra điều gì tiếp theo ngay sau bức tranh? Vì sao anh lại kinh ngạc đến mức như vậy?
- HS tái hiện và lí giải: Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; một gã đàn ông to lớn, dữ dằn; một cảnh tượng tàn nhẫn: gã chồng đánh đập người vợ một cách thô bạo. đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát. Chứng kiến những cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng "kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, cứ đứng há hốc mồm ra mà nhìn". Phùng không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp diệu kỳ của tạo hóa lại là bi kịch của cuộc đời, là cái ác, cái xấu. Vừa mới lúc trước, anh còn cảm thấy "bản thân cái đẹp chính là đạo đức", là cái Chân, cái Thiện của cuộc đời.
- GV gợi mở: Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc nhận thức điều gì về cuộc đời?
- HS phát hiện ý tưởng nghệ thuật của nhà văn: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Giữa hình thức bên ngoài với nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất. Đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
b. Câu chuyện của ngƣời đàn bà ở tòa án huyện.
- GV nêu vấn đề:Vì sao người đàn bà hàng chài không bỏ lão chồng vũ phu theo lời khuyên của chánh án Đẩu?
- HS lí giải, cắt nghĩa: Người đàn bà đó từ chối lời đề nghị giúp đỡ của chánh án Đẩu vì với những người đàn bà hàng chài , gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời nhất là những khi biển động, phong ba. Thêm nữa, chị còn phải nuôi những đứa con, chị phải sống vì chúng nữa. Vả lại, trên thuyền cũng có những lúc vợ chồng con cái hòa thuận, vui vẻ.
- GV tổ chức HS làm việc nhóm: Nghệ sĩ Phùng đã lặng im sau câu chuyện của người đàn bà. Theo anh (chị), câu chuyện mà người đàn bà hàng chài kể ở tòa án đã giúp Phùng hiểu ra điều gì về người phụ nữ này, về người bạn của mình (chánh án Đẩu) và chính mình?
- HS thảo luận nhóm (2 bàn/ nhóm): câu chuyện của người phụ nữ hàng chài giúp người nghệ sĩ nhiếp ảnh hiểu rõ hơn về:
+ Người đàn bà: Không hề cam chịu một cách vô lí, không hề nông nổi một cách ngờ nghệch mà thực ra chị ta là người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Người phụ nữ này có một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ nhưng biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường. Sống cam chịu và kín đáo, hiểu sâu sắc lẽ đời nhưng chị không để lộ điều đó ra bên ngoài. Một người phụ nữ có ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn đẹp đẽ, thấp thoáng bóng dáng của những người phụ nữ Việt nam nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh và lòng vị tha.
+ Người đồng đội cũ - chánh án Đẩu: anh có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân. Lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ. Luật pháp là cần thiết nhưng cần phải đi vào cuộc sống. Cả lfong tốt và luật pháp đều phải được đặt vào những hoàn cảnh cụ thể, không thể áp dụng ào ào với mọi đối tượng.
+ Chính mình: Mình đã đơn giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người. - GV tiếp tục dẫn dắt HS khám phá: Trong câu chuyện ở tòa án, người đàn bà ấy đã kể những gì về người chồng vũ phu của mình? Qua đó, có thể nhận thấy thái độ của chị đối với người chồng thế nào?
- HS tìm tòi chi tiết và đánh giá: Người đàn ông ấy vốn là "một anh con trai cục tính nhưng hiền lành", "không bao giờ đánh đập" vợ. Chỉ vì "nghèo khổ,
người đàn bà, người chồng vũ phu kia chỉ là nạn nhận của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Điều đó cho thấy người phụ nữ vùng biển này đã nhìn nhận chồng mình với một thái độ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ.
- GV gợi ý so sánh: Cách nhìn nhận gã chồng vũ phu của người đàn bà hàng chài có gì khác so với cách nhìn nhận của Đẩu, Phùng và thằng bé Phác?
- HS so sánh: Đẩu, Phùng và thằng bé Phác mới chỉ thấy được một khía cạnh ở người đàn ông hàng chài này, đó là sự độc ác, tàn nhẫn, ích kỷ. Thái độ của họ đối với anh ta là kịch liệt phản đối. Trong khi đó, người đàn bà hàng chài nhìn nhận người chồng của mình nhiều chiều hơn, sâu sắc hơn. Chị đau đớn không oán hận vì chị thấu hiểu nguyên nhân sâu xa của những hành động vũ phu ấy.
- GV chiếu slide dưới đây và gợi mở: sự khác biệt trong những điểm nhìn nêu trên, đặc biệt cách nhìn nhận của người phụ nữ vùng biển đã giúp anh (chị) hiểu ra điều gì về người đàn ông này nói riêng và cách nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống nói chung?
- HS nhận định, đánh giá: Người đàn ông này vừa đáng bị lên án bởi sự độc ác, thói vũ phu, tính ích kỷ. Nhưng ở anh ta cũng có chỗ có thể cảm thông bởi anh ta cũng chỉ là một nạn nhận của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Như vậy, không thể
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- NGUYỄN MINH CHÂU-
b. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện
Đẩu Người đàn bà hàng chài Người đàn ông vũ phu Phùng Thằng Phác
nhìn người và nhìn đời một phía. Phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hành vi của con người trước khi kết luận về tính cách hay phán xét họ. Tóm lại, phải có cái nhìn cuộc sống đa diện, nhiều chiều.
- GV gợi ý HS liên hệ mở rộng để có thể cảm nhận giá trị nhân đạo của TP: Từ hình tượng người đàn ông hàng chài này, có HS đã nghĩ đến một số nhân vật trong các sáng tác của Nam Cao (Chí Phèo, Hộ). Theo anh (chị), vì sao bạn HS đó lại có liên tưởng như vậy? Điều đó có giúp anh (chị) hiểu ra điều gì