Hệ thống câu hỏi

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại trong dạy học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Trang 82)

1. Lý do chọn đề tài

2.2.2. Hệ thống câu hỏi

. Mỗi câu hỏi cho HS vừa phải khêu gợi hứng thú, vừa hướng dẫn các em đi vào thế giới nghệ thuật của TP để tìm ra những trung tâm thẩm mĩ, vừa có tác dụng chuẩn bị cho sự khám phá của GV và HS ở trên lớp .

PGS-TS Nguyễn Thị Thanh Hương đã đưa ra những yêu cầu đối với câu hỏi chuẩn bị bài cho HS :

+Hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài phải là một hệ thống bài tập có vấn đề, mỗi câu có tác dụng hướng dẫn HS đi từ vấn đề này đến vấn đề khác. Để HS tự khám phá các vấn đề; phải từ tri giác âm thanh đến hình dung tưởng tượng, hồi ức, liên tưởng so sánh, khái quát theo con đường cảm xúc phù hợp với quá trình cảm thụ .

+Câu hỏi phải định hướng và định lượng kiến thức.

+Các câu hỏi phải chứa đựng các vấn đề nhằm kích thích sự tìm tòi suy nghĩ của HS .

GS Phan Trọng Luận trong giáo trình “phương pháp dạy học văn” tập 1 cũng đưa ra những yêu cầu :

+Câu hỏi nói chung nhất thiết phải vạch ra được “hoặc định hướng” vào mối liên hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của bài văn

+Câu hỏi phải mang hệ thống liên tục.

+Câu hỏi phải sát hợp với TP và khêu gợi hứng thú của bản thân HS. +Câu hỏi ngoài tính chất rõ ràng phải có màu sắc văn học, có khả khêu gợi tình cảm, xúc động thẩm mĩ cho HS.

+Câu hỏi phải vừa sức với HS, có khả năng gợi vấn đề suy nghĩ tìm tòi sáng tạo cho HS.

2.2.2.1. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bài “chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Nói chung, dạy văn là một nghệ thuật thì việc xác định được hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị bài đạt yêu cầu cũng là một nghệ thuật, đòi hỏi người GV phải nỗ lực, tâm huyết. Bởi vì, khâu chuẩn bị bài của HS quyết định khá lớn đến kết quả giờ học trên lớp, nó giúp cho hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS không “lạc điệu”.

Đọc phần tiểu dẫn có tham khảo thêm tài liệu (những bài giới thiệu, bài viết của Nguyễn Minh Châu) để trả lời:

- Những nét cơ bản về tiểu sử của tác giả Nguyễn Minh Châu? +Trình bày khái quát về sự nghiệp sáng tác của nhà văn? +Những giai đoạn sáng tác chính và đóng góp của nhà văn?

+Những đổi mới về quan niệm nghệ thuật trong những sáng tác trước 1975 và sau 1975 của nhà văn

+Những TP tiêu biểu Chuẩn bị về TP:

- Đọc phần tiểu dẫn để tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.

+TP thuộc giai đoạn sáng tác nào của nhà văn ? Nó thể hiện quan điểm nghệ thuật nào?

+Vị trí của TP trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn?

- Đọc kĩ TP và đọc thêm bài viết của những nhà nghiên cứu về TP. +Đọc và xác định giọng đọc cho từng phần truyện

+Đọc và đánh dấu những câu, đoạn, chi tiết, hình ảnh mình tâm đắc +Đọc và tóm tắt lại cốt truyện khoảng một trang giấy

+Đọc và cho biết đoạn trích cóa thể chia làm mấy phần? Mỗi phần nói về vấn đề gì là chính ?

-Trả lời các câu hỏi sau:

+Em hiểu gì về nhan đề của TP? Có thể đặt cho TP một nhan đề khác được không? Tại sao?

+Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” có phải viết về đề tài chiến tranh không? Tại sao?

+Truyện viết về cái gì? Và viết như thế nào? Em hãy tìm chủ đề của TP?

+Hãy kể ra những nhân vật của truyện và xác định nhân vật chính? Trong truyện nhân vật nào đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

+Nhân vật „tôi‟ trong truyện là người như thế nào? Đóng vai trò gì? +Em có suy nghĩ gì về người đàn bà làng chài ? Trong truyện chị ta đáng thương hay đáng cảm phục?

+Theo em truyện có những tình huống bất ngờ nào? Vì sao nó bất ngờ? +Đọc truyện em thấy nhớ những chi tiết nào? Những chi tiết ấy có gì đặc sắc ?

+Truyện có những cuộc đối thoại nào? Mỗi cuộc đối thoại nói về vấn đề gì? Em nhớ cuộc đối thoại nào ? Vì sao?

+Người đàn bà luôn bị chồng hành hạ lại van xin toà cho mình không phải bỏ chồng có làm em bất ngờ không? Có thì vì sao mà không ,vì sao?

+Trong lời tâm sự, giãi bày của người đàn bà làng chài có những câu rất sâu sắc? Đó là những câu nào ? Nó gợi cho em những suy nghĩ ,tình cảm gì? +Theo em ai là người có lỗi trong cảnh đau lòng luôn diễn ra của gia đình ngư dân trong truyện? Nếu được chứng kiến cảnh tượng đó em sẽ xử sự như thế nào?

+Nhà văn muốn nói gì khi sắp đặt bên cạnh người mẹ là cô con gái xinh đẹp , bên cạnh người cha là thằng Phác ngang bướng? ý kiến của em như thế nào?

+Hình ảnh bức tranh ở cuối truyện nói lên điều gì? Truyện có kiểu kết nào? ý nghĩa ?

+Đọc xong TP em thấy thích hay không thích ? Vì sao? Em có đề nghị gì với nhà văn?

+Em hãy nói lên những gì thấm thía nhất của mình về TP? +TP còn có gì em chưa thật hiểu hoặc còn băn khoăn?

2..2.1.1. Hệ thống câu hỏi trong giờ học đối thoại

Xây dựng tình huống học tập truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” cho một lớp học .

* Câu hỏi chuẩn bị bài để làm nảy sinh những mâu thuẫn thắc mắc ở học sinh.

- Tại sao nhà văn lại đặt tên cho TP của mình là “Chiếc thuyền ngoài xa” ? Có thể đặt cho TP một tiêu đề khác không? Vì sao?

- Em có nhận xét gì về cốt truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”, đơn giản hay phức tạp? lí giải.

- Em có thích TP không,vì sao?

- Các nhân vật trong truyện để lại trong em ấn tượng gì? (Có thể một nhân vật mà em quan tâm, hoặc tất cả các nhân vật).

- Qua TP, theo em nhà văn đặt ra những vấn đề gì? Có ý kiến cho rằng ”Chiếc thuyền ngoài xa” có hai chủ đề? Quan điểm của em thế nào?

* Câu hỏi tạo tình huống học tập đối thoại trên lớp .

- Sau khi đọc xong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” có người đã cho rằng truyện viết toàn về những cái vặt vãnh không đâu. Em có ý kiến gì ? Nếu phải thuyết phục người đọc trên em sẽ làm thế nào ?

- Có bạn HS cho rằng người chồng trở nên hung bạo như thế là tại người vợ. Em có đồng tình với ý kiến trên không ? Vì sao ?

- Có bạn HS khẳng định người đàn bà hàng chài trong truyện đáng trách hơn là đáng thương. Suy nghĩ của em như thế nào ?

- Hình ảnh thằng Phác và người chị gái của nó đã đặt ra vấn đề gì cho người đọc?

- Bức tranh ở cuối TP thể hiện chủ đề tư tưởng của TP có đúng không? TP văn chương - một đề án tiếp nhận, một kết cấu vẫy gọi, một chỉnh thể nghệ thuật mở… không chỉ có một cách hiểu. Để chiếm lĩnh một TP, thế giới nghệ thuật lung linh kì ảo có hàng nghìn con đường. Từ thực tế đó, chúng tôi thấy những phương pháp định hướng hoạt động học và hoạt động dạy học theo hướng đối thoại để chiếm lĩnh truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” vừa trình bày ở trên chỉ là ý kiến rất chủ quan. Đó hoàn toàn không phải là con đường duy nhất, là hình thức bắt buộc. Khi giảng dạy TP văn chương nói chung và “Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng, mỗi GV đều có quyền lựa chọn và sử dụng linh hoạt mọi phương pháp, biện pháp, cách thức theo đối tượng HS, sở trường

của mình miễn là đến được cái đích cuối cùng: thực hiện tốt mục đích yêu cầu của bài học. Tài năng sư phạm, trình độ sư phạm của mỗi người GV văn là sự sáng tạo.

* Xây dựng hệ thống câu hỏi dựa trên tiến trình giờ học và trên đặc trưng thể loại.

I. Hƣớng dẫn HS tìm hiểu về tác giả và xuất xứ TP 1. Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930 -1989)

1) Em hãy trình bày ngắn gọn hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Minh Châu

2) Đổi mới về quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong những sáng tác sau 1975.

2. Xuất xứ truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”

1) Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của TP

2) Tác phẩm thuộc giai đoạn sáng tác nào của nhà văn?

3) Vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp văn chương của nhà văn?

II. Hƣớng dẫn HS tìm hiểu truyện ngắn

1. Hƣớng dẫn HS đọc, tóm tắt, tìm ấn tƣợng ban đầu về TP

1) Truyện có thể chia làm mấy phần?

2) Có nên đọc các phần truyện với giọng điệu giống nhau không ?Vì sao ? 3) Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa có phải viết về chiến tranh không?

2. Hƣớng dẫn HS tìm chủ đề, cắt nghĩa nhan đề của TP

Nhan đề của truyện

1) Tại sao nhà văn lại đặt tên cho truyện là “Chiếc thuyền ngoài xa” ? 2) Em hiểu gì về nhan đề của TP? Có thể đặt cho TP một nhan đề khác được không? Tại sao?

Chủ đề của truyện :

1) Có ý kiến cho rằng “Chiếc thuyền ngoài xa” có hai chủ đề tư tưởng? ý kiến của em thế nào ? Đó là những chủ đề nào ?

1) Chủ đề của truyện đã được thể hiện qua mấy tình huống ? Đó là những tình huống nào ?

Tình huống trong truyện

1) Tình huống thứ hai của truyện xảy ra như thế nào?

2) Nó có quan hệ như thế nào với tình huống thứ nhất mà chúng ta vừa phân tích

3) Theo em có phải tình huống thứ hai là sự phủ nhận bác bỏ những gì đã đặt ra ở tình huống thứ nhất ? ý kiến của em ?

4. Hƣớng dẫn HS tìm hiểu,phân tích nhân vật

1) Em hãy tìm hệ thống nhân vật của truyện ? Theo em nhân vật chính là ai? Vì sao?

2) Các nhân vật trong truyện, nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất vì sao? (gợi ý : yêu thích, ghét, sợ )

4.1 Nhân vật “ tôi”- nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng

1) Nhân vật tôi là người như thế nào? Nghề nghiệp ? tâm hồn, tính cách? 2) Phùng có mặt ở vùng biển, cách xa Hà Nội 600 km, có hẳn chỉ là do yêu cầu của trưởng phòng?

3) Vùng phá nước trong con mắt của người nghệ sĩ nhiếp ảnh hiện ra như thế nào? Thời điểm? Cảnh sắc?

3) Chỉ để chụp một bức ảnh biển có sương mà người thợ ảnh phải mất bao lâu? điều đó nói nên cái gì?

4) Khi bất ngờ gặp được “ cảnh đắt trời cho” tâm trạng của người thợ ảnh như thế nào? Điều đó đem lại cho em suy nghĩ gì về nhân vật?

5) Nhân vật tôi có phải chỉ là một người nghệ sĩ say mê, tâm huyết với nghề, mẫn cảm với cái đẹp, hay anh còn là người thế nào? Em hãy tìm những biểu hiện cụ thể?

6) Thái độ của nhân vật tôi khi được chứng kiến cảnh tượng đau lòng như thế nào?

7) Thái độ của nhân vật tôi khi gặp người đàn bà ở toá án như thế nào ? Qua đó nói lên vấn đề gì ?

4.2 Nhân vật người đàn bà hàng chài

1) Người đàn bà vùng biển trong câu chuyện của tôi đã để lại cho em ấn tượng gì ? 2) Em có những phát hiện khái quát nào về người đàn bà ? (dáng vẻ bên ngoài, hoàn cảnh, cuộc đời, tâm hồn)

3) Nếu so sánh với nhiều nhân vật nữ trong văn học từ xưa tới nay, cũng như trong các truyện của Nguyễn Minh Châu mà em đã biết thì nhân vật người phụ nữ ngư dân này có gì đặc biệt ? Tại sao ?

4) Chân dung bên ngoài của người đàn bà được nhà văn phác hoạ như thế nào? Vẻ ngoài ấy nói lên điều gì về nhân vật?

5) Khi bị chồng đánh, người đàn bà có cử chỉ, thái độ như thế nào ?

6) Sự việc này diễn ra như thế nào? Một lần hay nhiều lần? Em có suy nghĩ gì?

7) Chi tiết người đàn bà ôm chầm lấy thằng con rồi khóc, khi nó xông lên để bảo vệ mẹ đã đem đến cho em cảm nghĩ gì ? Người đàn bà này có mâu thuẫn với chính mình không?.

8) Chi tiết người đàn bà buông đứa con, đuổi theo lão đàn ông vừa đánh mình đã nói lên điều gì ?

9) Người đàn bà xuất hiện lần nữa trong hoàn cảnh nào ?

10) Qua câu chuyện chị kể ở toà án, chúng ta biết thêm gì về cuộc đời của chị ? 11) Em có suy nghĩ gì về những câu đối đáp của chị với Chánh án Đẩu và nhân vật tôi ở toà án huyện ? Sự thay đổi thái độ của chị nói lên điều gì ? 12) Nghe người đàn bà kể lại quãng đời - ít niềm vui mà quá nhiều nỗi buồn - đã cho ta thấy chị là người vợ, người mẹ thế nào? ở chị có gì mâu thuẫn không?

4.3. Các nhân vật khác trong gia đình hàng chài

1) Cùng với nhân vật người đàn bà thì thành viên trong gia đình ngư dân khốn khổ ấy cũng được khắc hoạ rất ấn tượng, mang nhiều ý nghĩa. Đó là những nhân vật nào ? ấn tượng của em về mỗi nhân vật?

2) Nhân vật người chồng chủ yếu được nhà văn khắc hoạ ở phương diện nào? Đó là người như thế nào?

3) Em có suy nghĩ gì về nhân vật này ? Bản chất anh ta có phải là kẻ nhẫn tâm, hung ác không?

4) Theo em vì sao thằng Phác lại có hành động chống lại người cha? 5) Em có nhận xét gì về nhân vật thằng Phác?

6) Sau người mẹ, có lẽ đây là nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều day dứt, xót xa. Một tâm hồn trẻ thơ đã bị tổn thương và tìm cách phản ứng thật tiêu cực? Có ai không tự hỏi cuộc sống cứ nghiệt ngã thế này thì thằng Phác sẽ thế nào ? Nó sẽ lớn lên mạnh mẽ đổi thay số phận hay cũng thô ráp, hung dữ như người cha. Một câu hỏi không dễ trả lời?

7) Nhân vật người con gái xuất hiện có gây cho em bất ngờ không ? Vì sao ? Nhân vật này cũng mang đến cho em suy nghĩ gì?

8) Người con gái lớn lên trong đói nghèo, đau khổ vẫn rực rỡ, trắng trong như gieo vào lòng chúng ta niềm tin yêu bất diệt vào sự sống. Cô gái là bông hoa muống biển. Cô cũng không khỏi làm ta âu lo, cuộc đời người con gái ấy sẽ ra sao ? Cô có hạnh phúc hay lại khổ đau như mẹ, như những người đàn bà miền biển bao giờ sẽ đổi đời ?

5. Hƣớng dẫn HS phân tích phần kết của truyện

5.1 Hình ảnh chiếc thuyền trong giông bão

1) Ở phần cuối truyện chiếc thuyền ngoài xa lại xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì ?

5.2 Tấm ảnh lịch nghệ thuật

1) Bức ảnh mà người thợ ảnh vô tình chụp được ấy có số phận như thế nào? Tại sao người thợ ảnh mỗi lần nhìn kĩ tấm ảnh lại cứ thấy hình ảnh người đàn bà hàng chài?

2) Đoạn kết đã mang ý nghĩa khái quát gì ?

1) Sau khi phân tích, đánh giá truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, em thấy TP có những giá trị nội dung tư tưởng nào? Và những đặc sắc nghệ thuật gì ?

7. Hƣớng dẫn HS thu hoạch sau khi học xong TP

Em hãy viết một bài luận nói lên cảm nghĩ của mình về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”( có thể chỉ là một vấn đề mà em tâm đắc nhất)

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở phương pháp dạy học tác phẩm văn xuôi từ đặc trưng thể loại và phương pháp đọc sáng tạo trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi, tôi tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng phương pháp đối thoại trong giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa nói riêng ở trường THPT Ngô Quyền và trường THPT Quang Trung. Tôi tiến hành dự giờ thăm lớp, điều tra, phát phiếu thăm dò để tìm hiểu nhận thức của GV về công

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại trong dạy học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)