1. Lý do chọn đề tài
2.2.1. Điều kiện để xây dựng câu hỏi đối thoại trong dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa”
2.2.1. Điều kiện để xây dựng câu hỏi đối thoại trong dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
2.2.1.1. Xác định đặc trưng loại thể của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
Theo cấu trúc hình thức thể hiện, “Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm văn xuôi thuộc loại tác phẩm truyện ngắn trữ tình thế sự, tự sự. Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự, hàm súc, đa nghĩa. Nó vừa thể hiện bản lĩnh nghệ thuật, sự sáng tạo, sự đổi mới tư duy của nhà văn, vừa soi sáng được đời sống ở những thời khắc tiêu biểu và làm lóe sáng nhận thức, vừa vạch ra được bản chất, quy luật của cuộc sống. Nó vừa có tính dự báo, vừa có “sức nổ” nhân văn lớn lao, nó tái hiện con người tinh thần với tính khách quan đời sống của nó. Miêu tả tính chỉnh thể khách quan của thế giới là đặc trưng của tự sự. Vì vậy khai thác, tìm hiểu truyện ngắn nói chung và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng, cần chú ý đến những triết lý nhân sinh sâu sắc về bản chất, quy luật cuộc sống mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn: là những tình tiết của TP tự sự. Trong truyện ngắn không thể thiếu vắng các chi tiết. Vì nhờ nó, tâm lý nhân vật mới bộc lộ sinh động, sâu sắc. Các “chi tiết thần” là nơi tập trung cao độ năng lực thẩm mỹ, là sự tích tụ đến độ đậm đặc nội dung tư tưởng và giá trị của TP để từ đó người đọc phát hiện ra được ý đồ của tác giả .Với đặc điểm là
có dung lượng cô đọng nên yêu cầu về chi tiết trong truyện ngắn càng nghiệt ngã. Nó hầu như không cho phép có chi tiết thừa, chi tiết thiếu trọng lượng mà cần dung nạp những chi tiết là những mã số đầy ắp thông tin và chứa đầy ẩn ý. Vì vậy khi khai thác để nắm được chủ đề tư tưởng của truyện ngắn, người dạy, người học cần chú ý khai thác “ chi tiết nghệ thuật” để thấy được ý nghĩa đa tầng, ẩn ý của nhà văn trong từng chi tiết nghệ thuật. Truyện ngắn không cho phép nhà văn làm phép cộng giản đơn hệ thống các chi tiết mà nó phải là kết quả của sự liên kết chặt chẽ. Chi tiết nghệ thuật đóng vai trò là trung tâm thẩm mỹ trong TP. Càng có nhiều chi tiết đặc sắc truyện ngắn càng hay. Những chi tiết trọng tâm thường được tác giả nhấn mạnh, tô đậm bằng nhiều cách thức khác nhau. Qua đó, góp phần khắc sâu chủ đề tư tưởng của TP. Trong quá trình dạy học các tác phẩm đó, người giáo viên có thể minh họa sử dụng nhiều câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái tạo, câu hỏi phân tích các chi tiết nghệ thuật.
Hình tượng người trần thuật, người kể chuyện cũng rất đa dạng khách quan. Lời văn của tự sự lại có thể là văn vần hay văn xuôi nhưng luôn hướng người đọc ra thế giới đối tượng, khác hẳn lối trữ tình hướng sự chú ý tới cảm xúc, ý định chủ quan của người nói, khác hẳn lời thoại trong kịch. Lời nói của nhân vật tự sự là một thành phần, một yếu tố của văn tự sự. Từ một vài đặc điểm trên, khi dạy tác phẩm văn xuôi phải tóm tắt được, kể lại được cốt truyện và những chi tiết quan trọng. Hiểu rõ vấn đề này, người GV khi soạn giảng, tổ chức giờ học Văn theo hướng đối thoại cần chú ý hoạt động đọc sáng tạo của HS nhằm mục đích để HS nắm bắt được chi tiết TPVC; GV cần chú ý tăng cường câu hỏi tái hiện, yêu cầu HS phải tóm tắt được nội dung cốt truyện , chỉ ra được những chi tiết nghệ thuật quan trọng trong việc thể hiện rõ chủ đề. Đối với truyện ngắn hiện đại , vấn đề cơ bản là tình huống của tác phẩm. Tình huống truyện là một thời điểm mọi giá trị của truyện ngắn được bộc lộ và tạo ra sự phát triển tính cách nhân vật, thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn.
thứ nước rửa ảnh, nó làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng của nhà văn”.
Theo Hêghen tình huống phải đảm cảo được bốn yêu cầu: + Lạ hóa
+ Thể hiện tư tưởng chủ đề của TP; + Thể hiện tính cách nhân vật + Đạt tới độ căng.
Truyện ngắn hiện đại rất coi trọng tình huống. Nhiều truyện rất bình thường, dung dị nhưng vẫn hay, vẫn khái quát nhờ sự phát hiện ra các tình huống đời sống. Truyện ngắn hiện đại thường tạo tình huống dựa trên sự nhận thức hoặc sự lựa chọn tâm lý. Truyện ngắn hiện đại có nhiều kiểu tình huống như tình huống kịch; tình huống luận đề; tình huống tâm trạng; tình huống tượng trưng; tình huống nhận thức; tình huống thắt nút; tình huống chủ quan và khách quan….
Nhân vật là linh hồn của tác phẩm tự sự, được khắc họa đều đặn nhiều mặt: bên trong, bên ngoài, cả điều nói ra và điều không nói ra, cả ý nghĩ và cả cái nhìn, cả cảm xúc, tình cảm, ý thức và vụ thức, cả quá khứ hiện tại và tương lai. Nhân vật được nhà văn sáng tạo ra để nhận thức về con người, xã hội và thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình về những vấn đề đó. Trong truyện ngắn nhân vật là then chốt, nó giữ vị trí trung tâm trong thể hiện đề tài tư tưởng, chủ đề của TP. Thậm chí nhân vật còn chính là sự hóa thân của nhà văn. Nhân vật luôn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Các nhà thi pháp pháp học hiện đại coi nhân vật như chìa khóa để mở ra tính quan niệm của hình thức nghệ thuật trong TP. Truyện ngắn thường ít nhân vật và ít khi nhân vật trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một tính cách đầy đặn. Nhân vật có khi chỉ là một mảnh nhỏ của cuộc đời, là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Nên khi xây dựng nhân vật truyện ngắn, các nhà văn phải tuân thủ nguyên tắc điển hình hóa, lạ hóa. Mỗi nhân vật phải có nét riêng độc đáo,
làm cho nhân vật ấy khác nhân vật khác, và tạo cho nhân vật một cách nhìn đa dạng, đa chiều thể hiện những phát hiện mới mẻ về con người của tác giả. Có nhiều loại nhân vật như: nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tâm lý, nhân vật tư tưởng….Đối với hệ thống nhân vật cần chú ý nhân vật chính là đối tượng để nhà văn phản ánh, chuyển tải nội dung, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Qua đótác giả gửi gắm những quan niệm nhân sinh, về con người. Vì vậy, việc tìm hiểu về nhân vật trong tác phẩm tự sự chính là chifa khóa để giải mã các giá trị của TP cũng như lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn. Mỗi một nhân vật trong TP bao giờ cũng mang một số phận, mang một cuộc đời, một tính cách riêng điển hình cho một tầng lớp xã hội, một giai cấp hay một thời đại nào đó của lịch sử. Khi tìm hiểu nhân vật cần đặt nhân vật trong không gian, thời gian cụ thể của TP để khái quát được các giá trị đó. Để làm rõ được điều đó, tiếp cận nhân vật trong TP tự sự phải quan tâm tới các khía cạnh về lai lịch, về ngoại hình, về ngôn ngữ, về cử chỉ hành động, về nội tâm của nhân vật... Tính cách, số phận nhân vật được lý giải một phần bởi thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trước đó của nhân vật. Qua các chi tiết ngoại hình mà người đọc có thể khám phá hiểu sâu hơn về nội tâm, bản chất của nhân vật. Đặc biệt cần quan tâm tới thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ...Thế giới bên trong này thường tương tác với thế giới bên ngoài như: môi trường thiên nhiên, quan hệ và hành vi của những nhân vật xung quanh, sự chuyển biến của đời sống xã hội...đồng thời cũng có quy luật vận động riêng của nó. Phân tích được một cách thuyết phục những cảm xúc tinh tế, những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật trong TP tự sự là cách tiếp cận TP thành công nhất. Các khía cạnh đó sẽ được thể hiện đậm nhạt trong TP và giúp định hướng cho chúng ta khám phá chiều sâu của TPVH
Mặt khác, vai trò của tình huống truyện cũng là điểm quan trọng giúp ta tìm hiểu về nhân vật tự sự, TP tự sự. Tình huống truyện là hoàn cảnh xã hội bao bọc lấy TP, gắn chặt với cốt truyện. Mỗi nhân vật được đặt trong một
hoàn cảnh cụ thể với những diễn biến, sự kiện, bước ngoặt để bộc lộ phẩm chất, tính cách, số phận...Đó cũng là bối cảnh, là không khí, là ý tưởng khi nhà văn xây dựng TP. Khi tìm hiểu TP tự sự cần quan tâm thích đáng đến tình huống… Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, để làm nổi bật bản chất của nhân vật chúng ta không quên đặt nhân vật người đàn bà hàng chài trong mối quan hệ với các nhân vật khác, đánh giá, hành động của các nhân vật khác như cậu bé Phác, Chánh án Đẩu, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Mối quan hệ giữa tình huống với nhân vật thể hiện mối tương quan giữa hoàn cảnh và tính cách. Hoàn cảnh càng điển hình, càng có độ gay cấn thì càng dễ làm nổi bật tính cách của nhân vật.
Đặc biệt, với các truyện ngắn tự sự, biết được thi pháp tác giả có thể theo nhân vật để tìm ra tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đi vào mỗi một tác phẩm cụ thể lại có một cách tổ chức kết cấu riêng nhưng phương pháp chủ yếu phải khai thác được tầm bao quát cuộc sống trong phạm vi tác phẩm, thời gian, không gian nghệ thuật của tác phẩm, tình huống truyện, cốt truyện, hệ thống nhân vật và điểm nhìn trần thuật của tác giả.
Nắm vững đặc trưng loại thể “Chiếc thuyền ngoài xa”, là cơ sở khoa học để người GV định hướng xây dựng HTCH đối thoại trong dạy học TPVC.
2.2.1.2. Học sinh và giáo viên hiện đại với việc đọc tác phẩm
Trong thời đại bùng nổ của thông tin, cường độ cuộc sống hiện đại, mỗi cá nhân con người đều phải gồng mình chạy đua với thời gian, với guồng quay của cuộc sống…HS và GV trong thời hiện đại, không tránh khỏi hoàn cảnh thời đại, cho nên việc ngồi dành nhiều thời giờ để nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại một TPVC là điều hiếm thấy. Việc đọc TPVC như một sự miễn cưỡng đối với một số HS, thậm chí chưa cần đọc TP đã có thể soạn bài nhờ vào thông tin trong sách để học tốt Ngữ Văn.
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, muốn hiểu văn, thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương cần phải đọc.
Trong “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường” PGS. TS Nguyễn Viết Chữ cho rằng: “Đọc sáng tạo là phương pháp đặc biệt được sinh ra do chính đặc trưng bộ môn” [ 5 ; 19 ]. Tài liệu còn nhấn mạnh vai trò trung tâm của hoạt động đọc. Mục đích của phương pháp đọc sáng tạo là phát triển được sự cảm thụ trực tiếp của trò với TPVH nghệ thuật.
Phương pháp này thông qua “việc đọc” hoặc “các hoạt động hỗ trợ cho đọc” hình thành ở các em những thể nghiệm nghệ thuật, khuynh hướng và năng khiếu nghệ thuật. Điều rất dễ thấy là việc đọc một TPVH khác về chất so với việc đọc một văn bản khoa học, văn bản chính luận. Nó đặc biệt đòi hỏi người đọc, người nghe đều phải chú ý đến từ, câu, nhịp điệu... gây cảm xúc và kích thích hoạt động hình dung tưởng tượng, biết phân tích, đánh giá, thưởng thức TP. Người đọc, người nghe bên cạnh những rung động sâu sắc trong tâm hồn còn chịu ảnh hưởng bởi cách đọc diễn cảm.
Phương pháp đọc sáng tạo, tác động đến người đọc, người nghe cùng một lúc cả âm thanh và tư tưởng. Phương pháp đọc sáng tạo được sử dụng hầu như thường trực trong tiết dạy học, ngay từ khi vào bài đến kết thúc tiết dạy. Trung tâm của phương pháp đọc sáng tạo là đọc diễn cảm. Đỉnh cao của đọc diễn cảm là đọc nghệ thuật của GV, đọc biểu diễn của nghệ sĩ (ngâm thơ, đọc thơ...), đọc có kèm theo phân tích, bình luận. Đọc sáng tạo có nhiều biện pháp: đọc hướng đân, đọc phân tích, kể chuyện hoặc đọc thuộc lòng.... tất cả đều diễn ra trên văn bản nghệ thuật. Mức thấp nhất là đọc đúng (đọc chữ) “tròn vành rõ chữ”, đúng chính âm chính tả. Mức cao hơn là đọc diễn cảm (đọc văn), đọc diễn tả sự cảm thụ chứ không dừng lại ở mức thể hiện cảm xúc mà có cả sự hiểu biết của người đọc, sự tri âm với tác giả... Đọc diễn cảm thực chất là thể hiện sự cộng hưởng giữa tâm hồn, cảm xúc, hiểu biết của người đọc với TP thông qua hệ thống tín hiệu nghệ thuật ở văn bản chứ không phải là chuyển văn bản có sẵn thành một bản nhạc mà người đọc là ca sĩ. Người đọc khi thể hiện TP, thể hiện cá tính sáng tạo của mình có thể rất khác nhau, thậm
Trong phương pháp đọc sáng tạo, cả thầy và trò cùng tham gia đọc diễn cảm, có diễn ra sự phân tích bằng diễn xuất đọc. Thông qua việc đọc còn biết được trình độ của HS. Việc đọc phải tuân theo 8 yêu cầu sau:
1. Giản dị và tự nhiên.
2. Thâm nhập vào nội dung tư tưởng, nghệ thuật của TP ở mức dễ hiểu với HS ở các lứa tuổi.
3. Truyền đạt rõ ràng tư tưởng tác giả.
4. Thể hiện trình độ của mình với tác phẩm được đọc. 5. Thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người nghe.
6. Phát âm rõ ràng và chính xác.
7. Truyền đạt được đặc điểm loại thể và phong cách tác phẩm. 8. Kỹ năng sử dụng đúng giọng của mình.
Thực chất đọc sáng tạo là phương pháp huy động tổng lực các biện pháp, các ngành nghệ thuật, hỗ trợ cho hoạt động trung tâm là “đọc”- một hoạt động đặc trưng của công việc dạy học văn. Đọc là hoạt động thể hiện năng khiếu văn chương của người dạy. Người dạy giỏi trước hết phải đọc “ hay”. Đọc
“ hay” mới nghe thấy “cái hay” của mình đọc và người đọc. Người có năng khiếu văn chương thường có tư duy hình tượng. Mọi tư duy trừu tượng đều được chuyển về hình tượng, không có hình tượng thì dù có thế nào, có sắc sảo đến đâu cũng khó tạo được ấn tượng. Có thể nói rằng: Hình tượng quyết định sự tồn vong của nghệ thuật văn chương.
Vì vậy đọc cho “vang nhạc sáng hình” là lẽ tồn tại của hoạt động đọc. Một nhà giáo Nga khẳng định bí quyết của 30 năm giáo viên giỏi là “đọc,
đọc và đọc” cũng hoàn toàn có lí.
Có thể nói, nghĩ hình tượng, đọc hình tượng, nghe hình tượng là cơ sở nói hình tượng, viết hình tượng. Ở góc độ văn hóa đọc còn gần như là đọc tiếp nhận, đọc biết, đọc hiểu, đọc nhớ,...Vấn đề đọc hiểu trong giờ văn, đã có không ít người chỉ thuần túy dừng lại ở việc đọc “tiếng” mà chưa thể hiện được sự cộng hưởng sâu xa trong tiếp nhận. Đọc rồi nghe
mà thú vị, nghe người khác đọc mà thú vị. Hoạt động đọc hiểu và nghe hiểu trong dạy học Ngữ văn thể hiện năng lực văn chương và cũng là biểu hiện sinh động của năng lực cảm thụ.
Phương pháp đọc sáng tạo cần được nghiên cứu nghiêm túc và phát huy hết những lợi thế của nó trong dạy học Văn. Đọc - hiểu hiện nay trong nhà trường là một hoạt động được định hướng nhưng lại hướng nhiều sang đọc thầm, đọc rõ hoặc là hiểu sâu, hiểu nông... Điều quan trọng là bằng cách nào để người đọc thông qua việc giải mã hệ thống thông tin nghệ thuật từ các hướng tiếp cận (lịch sử phát sinh, văn bản, đối thoại đáp