Giải pháp xây dựng, tổ chức giờ học

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại trong dạy học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Trang 108 - 112)

1. Lý do chọn đề tài

3.4.1. Giải pháp xây dựng, tổ chức giờ học

Lập kế hoạch, đối thoại, thảo luận: Đây là giai đoạn rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ kết quả của bài học, sự chuẩn bị tốt ở giai đoạn này sẽ đảm bảo hoạt độngcủa GV và HS có mục đích rõ ràng, tạo được không khí thuận lợi cho hoạt động dạy và học.

- Về phía giáo viên:

Kế hoạch chuẩn bị thảo luận của GV trong giai đoạn này bao gồm 3 bước: + Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học

+ Bước 2: Xây dựng, thiết kế nội dung bài học theo chủ đề + Bước 3: Lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học

Có thể mô hình hóa 3 bước trong kế hoạch thảo luận của GV theo sơ đồ:

Kế hoạch chuẩn bị thảo luận của HS cũng phải tuân theo 3 bước cơ bản:

Bước 1: Xác định nhiệm vụ của bài học.

Bước 2: Trên cơ sở hướng dẫn của GV, HS tự nghiên cứu nội dung của bài học bằng cách đọc trước SGK và tài liệu tham khảo.

Bước 3: Xác định phương tiện học tập.

Có thể mô hinh hóa 3 bước chuẩn bị trao đổi, đối thoại, thảo luận của HS theo sơ đồ sau:

KẾ HOẠCH THẢO LUẬN

Xác định mục tiêu bài học

Xây dựng, thiết kế nội dung bài học

Lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện

Tổ chức đối thoại thảo luận: Nội dung của bài học được kết cấu dưới nhiều chủ đề khác nhau. Ở mỗi chủ đề thảo luận, hoạt động của GV và HS đều diễn ra theo trình tự 5 bước.

- Đối với GV:

Bước 1: Thành lập nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Hoặc phân vai. GV căn cứ vào nhiệm vụ học tập chia lớp thành các nhóm nhỏ phù hợp, và đề bạt những học sinh có khả năng phù hợp với các vai ( nhân vật, nhà văn, người dẫn chương trình…)

Trên cơ sở đó thiết kế nội dung bài học thành các nhiệm vụ học tập, GV tiến hành giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm học tập, cho mối HS. Số lượng HS ở mỗi nhóm là bao nhiêu phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập do GV đưa ra. Tuy nhiên để có hiệu quả tương tác cao không nên chia nhóm có nhiều hơn 10 HS.

Khi giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm GV cần lưu ý:

 Phải giúp HS hiểu được bản chất, nội dung cơ bản của nhiệm vụ học tập được giao.

 Nên có phiếu học tập, nếu không phải chuẩn bị sẵn bảng phụ hoặc chiếu lên màn hình.

Bước 2: Tổ chức thảo luận theo cặp.

Trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu cá nhân, ở giai đoạn này HS sẽ trao đổi, bàn bạc đối thoại cùng với bạn cùng bàn theo các cặp.

Ở giai đoạn này, GV cần làm các thao tác sau:

 Đi lại giữa các bàn để nắm bắt tình hình, động viên khuyến khích HS tham gia trao đổi, thảo luận.

 Hướng dẫn HS cách khai thác, xử lý thông tin.

Bước 3: Tổ chức thảo luận trong nhóm.

Sau khi đã trao đổi theo cặp, HS sẽ tiến hành thảo luận trong nhóm của mình.

 Điều khiển hoạt động của mỗi nhóm: đưa ra các câu hỏi thúc đẩy hoạt động của nhóm, qua lại giữa các nhóm để điều chỉnh, khích lệ, động viên tinh thần thảo luận của HS ...

Bước 4: Tổ chức đối thoại, thảo luận giữa các nhóm và khẳng định nội dung học tập.

GV yêu cầu:

 Đại diện nhóm trình bày kết quả học tập.  Các nhóm còn lại góp ý, bổ sung ...

 GV tổng hợp, khái quát những nội dung cơ bản của bài học.

Bước 5: Trọng tài cố vấn, kết luận kiểm tra.

Ở bước này, GV thực hiện vai trò trọng tài cố vấn của mình để đánh giá kết quả học tập của HS, chỉ ra những vấn đề đã đạt được và chưa đạt được của từng nhóm. Những vấn đề các nhóm chưa thống nhất, GV hướng dẫn tổ chúc đối thoại

GV chốt lại những kiến thức quan trọng của bài học. Có thể mô hình hóa 5 bước của GV theo sơ đồ sau:

- Đối với HS:

Bước 1: Gia nhập nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ học tập và tự nghiên cứu. HS phải chủ động hình thành nhóm học tập theo sự phân chia của GV; tiếp nhận nhiệm vụ học tập của nhóm; tích cực chủ động tiến hành nghiên cứu cá nhân, tìm tòi, xác định trọng tâm kiến thức, lập dàn ý trả lời.

TỔ CHỨC THẢO LUẬN Thành lập nhóm, giao nhiệm vụ Tổ chức thảo luận theo cặp Tổ chức thảo luận trong nhóm Tổ chức thảo luận giữa các nhóm Trọng tài cố vấn, kết luận, kiểm tra

Trao đổi, lắng nghe, bổ sung và sửa chữa sản phẩm học tập của mình.

Bước 3: Hợp tác ( trao đổi, tranh luận, tham khảo ý kiến các thành viên khác trong nhóm ).

Sau khi tự nghiên cứu cá nhân và trao đổi theo cặp, HS sẽ tham gia hợp tác với các bạn trong nhóm. Ở bước này HS cần:

 Trình bày kết quả thảo luận theo cặp.

 Đưa ra ý kiến, nhận xét đánh giá ( đối thoại).

 Khai thác, sửa chữa, bổ sung hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu của nhóm mình.

Bước 4: Tham gia thảo luận lớp.

 Trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.  Nghe, điều chỉnh, tổng hợp bài học.

 Sửa chữa những sai sót hoặc bổ sung bài học mà tập thể lớp đó thống nhất xây dựng thông qua thảo luận.

Bước 5: Hợp tác với thầy, tự kiểm tra, đánh giá.

HS sẽ theo dõi, ghi chép sự đánh giá kết luận của GV và tự hoàn chỉnh sản phẩm học tập của mình.

Có thể mô hình hóa 5 bước hoạt động của HS theo sơ đồ sau:

Tổng kết: Mục đích chính của giai đoạn này là giúp HS củng cố và hệ thống hóa tri thức, kỹ năng diễn đạt. Đồng thời vận dụng những kiến thức đã đạt được để giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Mặt khác, HS cũng rút

TỔ CHỨC THẢO LUẬN Gia nhập nhóm, nhận nhiệm vụ, tự nghiên cứu Hợp tác với bạn cùng bàn Hợp tác với bạn trong nhóm Tham gia thảo luận lớp Tự kiểm tra, đánh giá

Ở giai đoạn này hoạt động của GV và HS được tiến hành theo các bước sau. - Đối với GV:

Bước 1: Củng cố kiến thức, kỹ năng, kết hợp đưa ra câu hỏi đối thoại.

Bước 2: Nêu nhiệm vụ mới của bài học.

Trên cơ sở bài vừa học, dựa vào nội dung bài học tiếp theo, GV đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ cho cá nhân tự nghiên cứu.

Có thể mô hình hóa hoạt động của GV bằng sơ đồ sau:

- Đối với HS:

Bước 1: Củng cố kiến thức, kỹ năng.

Bước 2: Nhận nhiệm vụ mới của bài học.

Có thể mô hình hsoa hoạt động của HS theo sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại trong dạy học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)