1. Lý do chọn đề tài
3.4.4. xuất hiệu quả của việc sử dụng hệ thống câu hỏi đối thoại trong phương
phương pháp thảo luận nhóm khi giảng dạy nhất là với tác phẩm văn xuôi để mọi người cùng thực hiện
- Tăng cường nhận thức cho cán bộ quản lý và GV về sự cần thiết phải xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại, đổi mới và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình dạy học trong đó có phương pháp đối thoại, thảo luận nhóm.
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, các buổi tập huấn, tọa đàm....để cập nhật thông tin về việc đổi mới phương pháp cũng như việc sử dụng các công cụ, các phương tiện dạy học hiện đại bổ trợ cho quá trình dạy học.Tạo điều kiện khuyến khích, động viên GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học giúp họ tự giác, dụng công xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại, thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học.
- Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học các cấp quản lý phải tiến hành từng bước việc nghiên cứu, thiết kế nội dung, chương trình, biên
soạn SGK, tài liệu tham khảo theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học. Cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất để các trường có điều kiện tốt nhất khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp đối thoại, thảo luận nhóm.
- Từ đó, tiếp tục nghiên cứu, mở rộng việc vận dụng phương pháp dạy học đối thoại, thảo luận nhóm trong quá trình dạy học Ngữ văn.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết và trên cơ sở thực nghiệm phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại, sử dụng hệ thống câu hỏi này trong giờ học đối thoại, thảo luận nhóm trong giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa , bước đầu tôi xây dựng quy trình thực hiện phương pháp đối thoại, thảo luận nhóm bao gồm 3 giai đoạn - 10 bước. Các bước đó đã thể hiện rõ vai trò tổ chức điều khiển của GV và vai trò chủ động chiếm lĩnh kiến thức của HS thông qua hoạt động đối thoại - thảo luận nhóm.
Qua những kết quả đạt được, tôi thấy rằng việc áp dụng hệ thống câu hỏi đối thoại trong phương pháp dạy học đối thoại, thảo luận nhóm trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi sau 1975 ở nhà trường là hoàn toàn mang tính khả thi. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao khi GV nắm được quy trình và cách thức tổ chức giờ học. Từ đây tôi cũng đưa ra những giải pháp cụ thể để phát huy tối đa việc xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại và tiến hành tổ chức dạy học đối thoại theo phương pháp thảo luận nhóm - đối thoại- trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi nói chung trong nhà trường phổ thông.
KẾT LUẬN
1. Định hướng xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại trong dạy học TPVC nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học văn là một hướng đi đúng đắn vừa phù hợp với bản chất đặc trưng nghệ thuật của TPVC vừa phù hợp với quy luật cảm thụ tiếp nhận văn chương, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển trong nhà trường hiện đại. Nó góp phần khai thác tiềm năng tiếp nhận của người học và tạo điều kiện thuận lợi để HS tận lực phát triển tiềm năng sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành nhân cách con người. Xử lý đúng đắn vấn đề định hướng nhận thức của HS, là một vấn đề then chốt của phương pháp luận dạy học văn để góp phần hoàn thiện cơ chế dạy học TPVC theo hướng giải phóng và phát huy tiềm năng sáng tạo để HS tự đào tạo, tự giáo dục, tự phát triển, HS được trao đổi, giao tiếp để nói lên tiếng nói, những suy nghĩ cảm nhận của mình.
2. Chủ trương xây dựng hệ thống câu hỏi cho giờ học Ngữ văn theo hướng đối thoại trong nhà trường bao giờ cũng là một quá trình sư phạm có mục đích và được định hướng rõ rệt. Giờ dạy học TPVC nhất thiết phải hướng vào mục tiêu đưa chức năng về đào tạo và giáo dục con người, HS. Tuy nhiên, về bản chất, tiếp nhận văn học luôn mang tính chủ quan với “tầm đón nhận” cũng như nhu cầu nhận thức thẩm mỹ có tính cá nhân. Cho nên định hướng là để phát huy tiềm năng sáng tạo của HS và cũng phải hạn chế tối đa sự cảm nhận phiến diện, cực đoan nhằm đạt mục đích giáo dục của giờ dạy văn.
3. TPVC nhất là những TP lớn luôn là một “đề án tiếp nhận” chứa đựng những đại lượng thông tin thẩm mỹ phong phú. Nó tạo ra những cách hiểu và tiếp nhận cũng như cách cắt nghĩa phân tích, lý giải khác nhau. Điều đó đem lại hiệu quả đa chiều cho HS khi tiếp nhận TP. Vì vậy dạy học TPVC phải định hướng để giúp HS nắm bắt được những giá trị thẩm mỹ cũng như chiều sâu của TP, nhờ đó mở rộng phạm vi hiểu biết cũng như tăng cường khả năng tác động của TP tới từng HS.
4. Truyện ngắn có những đặc trưng thi pháp thể loại riêng. Truyện ngắn sau 1975, đặc biệt là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa ” Nguyễn Minh Châu có nhiều cách tân về thể loại khiến GV không dễ dạy, HS không dễ tiếp nhận. Vì vậy định hướng dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là rất cần thiết để giúp GV và HS khai thác hết vẻ đẹp của TP: vấn đề triết lý nhân sinh cũng như quan niệm nghệ thuật của tác giả. Trong luận văn chúng tôi đề xuất một số biện pháp dạy học TP phù hợp với đặc trưng thể loại và phù hợp với trình độ tiếp nhận của HS lớp 12 –THPT trên cơ sở xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại, tổ chức giờ học đối thoại, phương pháp thảo luận nhóm.
5. Định hướng xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại và thiết kế giáo án dạy học “Chiếc thuyền ngoài xa ” khẳng định tính khả thi của những biện pháp đề xuất ở chương 2. Khi truyện ngắn này được chính thức đưa vào dạy học trong nhà trường THPT, hệ thống câu hỏi, bài soạn trên có thể được coi là một hướng dẫn đáng tin cậy.
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN
( Ý kiến của giáo viên sau khi dự giờ dạy thực nghiệm)
Họ và tên giáo viên: ...
Chức vụ: ...
Đơn vị công tác: ...
Thâm niên trong ngành giáo giục: ...
Giáo viên giảng dạy môn học: ...
Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung dƣới đây: ( Nếu đồng ý ở nội dung nào, đồng chí hãy đánh ( X) vào cột tƣơng ứng)
Loại Nội dung Tốt Khá Trung bình 1. Nội dung tri thức bài giảng 2. Phương pháp và phương tiện dạy học 3. Cấu trúc giờ học 4. Phong cách 5. Khả năng tổ chức bao quát lớp 6. Thái độ học tập của học sinh Ý kiến khác: ………
………
………....
Xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH
( Ý kiến của học sinh sau khi học giờ dạy thực nghiệm)
Họ và tên học sinh: ... Lớp: ... Trường: ...
Xin em vui lòng cho biết ý kiến của em về hiệu quả tiết học Ngữ văn, khi giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và học sinh được tham gia đối thoại trong học tập, em cảm thấy:
- Rất hứng thú - Hứng thú - Bình thường - Không hứng thú - Khó hiểu - Dễ hiểu - Ý kiến khác
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tra cứu tác giả trong nƣớc:
1. Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội ( tuyển chọn), Một số vấn đề về phương pháp dạy - học văn trong nhà trường, NXB Giáo dục - 2001
2. Nguyễn Minh Châu , Tuyển tập truyện ngắn , NXB Văn học, Hà Nội - 1999
3. Nguyễn Minh Châu, Viết về chiến tranh, Văn nghệ Quân đội tháng 11/1978
4. Nguyễn Viết Chữ , Đối thoại trong dạy học văn, bài giảng chuyên đề 8 Hà Minh Đức chủ biên - Lý luận văn học, NXB Giáo dục - 1996
5. Nguyễn Viết Chữ , Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam - 2010
6. Trần Thanh Đạm , Vấn đề dạy học tác phẩm theo loại thể , NXB Giáo dục Hà Nội - 1970
7. Hà Minh Đức chủ biên, Lý luận văn học, NXB Giáo dục - 1996 8. Nguyễn Thanh Hùng , Đọc và tiếp nhận văn chương , NXBGD
9. Nguyễn Thanh Hùng , Nghiên cứu và dạy học truyện ngắn hiện đại - Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy , NXB Giáo dục - 2006
10. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng , Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT , NXB Giáo dục - 1998
11. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng , Dạy học văn ở trường phổ thông, ĐHQG HN - 2001
12. Phan Trọng Luận , Cách nhìn mới về một số vấn đề then chốt của phương pháp dạy học Ngữ văn - 6,7/2008
14. Phan Trọng Luận, Cảm thụ văn học - giảng dạy văn học, NXB Giáo dục Hà Nội - 1983
15. Phan Trọng Luận , Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học, NXB Giáo dục - 1983
16. Phan Trọng Luận, Xã hội văn học nhà trường , ĐHQGHN - 2002 17. Phan Trọng Luận, Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, GD-1977
18. Phan Trọng Luận , Trần Thế Phiệt, Nguyễn Thanh Hùng, Trƣơng Dĩnh, Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQG HN - 1999
19. Phan Trọng Luận ( Tổng chủ biên), SGK Ngữ văn 12 - tập 2, chương trình cơ bản, NXB GD - 2008
20. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 12 - tập 2, chương trình cơ bản, NXB GD - 2008
21. Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, NXBGD HN -1999
22. Trần Đình Sử , Phan Trọng Luận ( đồng chủ biên), Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12, NXB Giáo dục - 2008
* Tài liệu tra cứu tác giả nƣớc ngoài:
23. Arnaudop , Tâm lí học sáng tạo văn học, NXB Văn học, Hà Nội -1978 24. BenJamin Bloom, Hệ thống câu hỏi phát triển tư duy trong dạy học (người dịch Hoàng Danh Liễu)
25. Denis Huisman , Mỹ học, NXB Văn hóa thông tin, Hà nội - 1997 26. Hegen, Mỹ học, NXB Văn học, Hà Nội - 2005
27. Khrapchenkô M.B, Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB ĐHQG, Hà Nội -2002
28. Khrapchenkô M.B, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội - 1978
29. Lê - vi - tôp.N .Đ, Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, NXBGDHN - 1970 30. Richard Beach, James Marshall , Giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông (người dịch Nguyên Phan)