Để thấy được sự hợp lý hay không trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư và Sáng tạo VietMax, tôi sẽ đi vào nghiên cứu các bước tiến hành trong quy trình kế hoạch tại công ty.
Bước 1: Ban giám đốc gửi văn bản hướng dẫn xuống các phòng ban. Những văn bản này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch, nội dung của văn bản bao gồm:
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước
Ví dụ: Năm 2011, căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, ước tính thực hiện cả năm 2011 để đánh giá kết quả và tồn tại trong năm. Phân tích nguyên nhân và những kiến nghị đối với các cấp trong việc điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư, và các mặt công tác khác.
Phương hướng cho năm tới (năm kế hoạch) bao gồm: Mức tăng trưởng doanh thu;
Giá trị sản xuất;
Xu hướng mẫu cho năm tới; Nguồn nguyên vật liệu; Nguồn nhân lực;
Các nguồn tài chính;
Định hướng khai thác thị trường.
Các văn bản này thường được gửi xuống các phòng ban trong công ty vào tháng 7 hàng năm.
Bước 2: Các phòng ban sau khi nhận được văn bản hướng dẫn của Ban Giám đốc. Căn cứ vào đó, đồng thời phân tích nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất hiện tại và các nhân tố mới có thể khai thác trong kỳ kế hoạch để xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm.
Các loại kế hoạch của công ty được xây dựng: Kế hoạch Marketing;
Kế hoạch sản xuất; Kế hoạch tài chính;
43
Kế hoạch nguồn nhân lực; Kế hoạch chất lượng.
Bước 3: Sau khi xác định và tổng hợp đươc các kế hoạch. Các phòng ban chức năng trình kế hoạch lên ban giám đốc để Ban Giám đốc nghiên cứu thị trường và năng lực sản xuất của từng đơn vị điều chỉnh kế hoạch.
Bước 4: Ban Giám đốc sau khi nghiên cứu xem xét và điều chỉnh kế hoạch sau đó gửi kế hoạch đã được điều chỉnh xuống các phòng ban chức năng. Các chỉ tiêu được đưa xuống bao gồm:
Sản lượng sản xuất; Doanh thu;
Lượng nguyên vật liệu đầu vào; Khả năng chiếm lĩnh thị trường; Lượng hàng tồn kho.
Phân tích các chỉ tiêu kế hoạch:
Trong những năm gần đây, trong quá trình phát triển kinh tế với việc đổi mới cơ chế quản lý theo hướng sử dụng các yếu tố của cơ chế thị trường và đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng về quy mô và chất lượng các sản phẩm của công ty cùng với kế hoạch sản xuất từng năm có tăng lên, nên đã có những đòi hỏi khách quan đến việc nâng cao chất lượng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch trong quản lý, một mặt phản ánh được bản chất hoạt động sản xuất của ngành thời trang giày, mặt khác đánh giá được đầy đủ kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp.
Cơ sở của công tác quản lý, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với từng chi nhánh là hệ thống chỉ tiêu cơ bản, mỗi chỉ tiêu trong hệ thống này phản ánh một nội dung và phạm vi nhất định kết quả sản xuất và kinh doanh. Do vậy hệ thống chỉ tiêu thích hợp tạo ra cơ sở tốt cho việc đánh giá và qua đó định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh và những mục tiêu ban giám đốc mong muốn.
44
Hệ thống chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cơ bản nhất, có tính tổng hợp cao về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quan trọng nhất và trong từng giai đoạn cụ thể phản ánh được mục tiêu chiến lược của Công ty.
Đánh giá đầy đủ hệ thống chỉ tiêu cơ bản về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các chi nhánh là việc xây dựng các thông số, mà qua đó ban giám đốc có thể thống nhất được xu hướng hoạt động sản xuất của các đơn vị, xác định nhịp điệu tăng hay giảm của sản xuất.