IX. BUỒNG TRỨNG DẠNG KHỐI U.
2. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ KHỐI U PHẦN PHỤ
1.4.2. Ung thƣ buồng trứng
Trong ung thư buồng trứng phẩu thuật vẫn là kinh điển và đóng vai trò quan trọng, bao gồm phẩu thuật chẩn đoán phân loại giải phẩu bệnh lý, phẩu thuật rộng rãi triệt căn và phẩu thuật giảm khối lượng khối u.
Phẩu thuật mang tính triệt để được áp dụng đối với những bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn I, II và một số bệnh nhân giai đoạn III. Phẩu thuật giảm khối lượng u tối đa áp dụng cho những bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn III và IV.
Đối với ung thư buồng trứng tái phát sau mổ mà chưa có giải phẩu bệnh lý, thì phẩu thuật xác định thể giải phẩu bệnh lý là cần thiết và có thể giảm khối lượng khối u tối đa.
Điều trị hoá chất: Sử dụng hoá chất trong ung thư buồng trứng trở thành một biện pháp hổ trợ quan trọng và phổ biến nhất. Có rất nhiều phác đồ để lựa chọn điều trị ung thư buồng trứng tuỳ thuộc vào kinh tế, thể trạng của bệnh nhân và thể giải phẩu bệnh lý, là ung thư biểu mô tuyến hay ung thư tế bào mầm hay ung thư các thành phần khác của buồng trứng.
* Ung thư biểu mô tuyến:
AC: + Doxorubicine 40mg/m² (TM) ngày 1 + Cyclophosphamide 500mg/m² (TM) ngày 1 + 21 ngày lập lại một đợt x 6 đợt
P: + Cyclophosphamide 600mg/m² (TM) ngày 4.
+ Cysplatin 20mg/m² (TM) ngày 1-5. 28 ngày lặp lại một đợt x 6 đợt. Ung thư tế bào mầm và các loại ung thư khác của buồng trứng.
PVB: + Cysplatin 20mg/m² (TM) ngày 1-5. + Vinblastine 6mg/m² (TM) ngày 1-2.
o6 đợt.
Điều trị tia xạ:
Vai trò của tia xạ trong ung thư buồng trứng có thể được áp dụng cho những bệnh nhân giai đoạn Ia, Ib sau phẩu thuật tia xạ toàn ổ bụng khung chậu với liều 2.500-3000 CGY.Tia xạ cũng được áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị hoá chất hoặc trong điều trị vớt vát ( palliatre), thăm dò với những khối u tạo thành khối cố định vào thành chậu hông hay những tổn thương di căn.
Về điều trị, vì là bệnh nhân còn trẻ tuổi thường chỉ mắc khối u một bên nên chỉ định cắt bỏ khối u hoặc bóc u nang.
Các tác giả Barbert (1986), Gershenson (1983) và Chevessa (1906) cho rằng thái độ xử trí tuỳ thuộc vào giai đoạn lâm sàng và cấu tạo tổ chức khối u. cho đến nay về cơ bản các phương pháp điều trị chủ yếu là cho phép lấy đi toàn bộ các tổ chức khối u.
Theo tác giả Đinh Thế Mỹ cắt khối u đơn thuần 35,5%, cắt khối u và cắt tử cung bán phần 3%, phẩu thuật triệt để 3% mổ thăm dò sinh thiết 10%, cắt bỏ khối u kết hợp với hoá liệu pháp sau mổ 35,5%.
CHƢƠNG 2