Khi Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình được cử đến khai phá vùng đất Biên Hòa thì Dương Ngạn Địch và phó tướng của mình là Hoàng Tiến được chấp nhận cho tới khai phá, sinh sống trên vùng đất ở Mỹ Tho – thuộc bờ Bắc sông Tiền. Sau khi đến vùng đất mới - trên danh nghĩa là đất của Chân Lạp nhưng việc kiểm soát lại do chính quyền chúa Nguyễn nắm giữ, hơn nữa vùng đất này đã có một bộ phận nhỏ những cư dân người Việt tới sinh sống từ trước, Dương Ngạn Địch đã quy tụ những người Hoa, người Việt và người Miên tiến hành vỡ hoang, khai khẩn ruộng đất, lập ra các nông trại thôn ấp, và lập ra Mỹ Tho đại phố, quy tụ đông đảo thương nhân tới buôn bán ngày càng tấp nập. Trong Gia Định thành thông chí chép: “Phía Nam trị sở là chợ phố lớn Mỹ Tho,
nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngã sông biển đến đậu đông đúc, làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo” [6, tr.119]. Biến nơi đây thành chốn
phồn hoa đô hội.
Hoạt động chủ yếu của những người Hoa ở vùng đất Mỹ Tho củng chủ yếu là hoạt động buôn bán, họ kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với việc buôn bán nhỏ, bởi vậy mà những cư dân người Hoa tập trung chủ yếu ở quanh các trung tâm thị tứ, buôn bán lớn lúc bấy giờ. Điều đó cũng lý giải cho việc diện tích đất mà những nhóm người Hoa khai phá được ở vùng đất Đàng Trong không lớn mà nó chỉ góp phần phát triển kinh tế ở những nơi mà họ tới định cư, sinh sống làm ăn. Nhưng thành quả mà Dương Ngạn Địch làm được ở đất Mỹ Tho không to lớn như những gì Trần Thượng Xuyên đã làm được. Bởi chỉ khoảng 9 năm sau khi đã khai phá và phát triển Mỹ Tho thì nội bộ lục đục, dẫn đến việc Dương Ngạn Địch bị phó tướng của mình là Hoàng Tiến giết hại. Hoàng Tiến không chỉ giành hết những gì thuộc về Dương Ngạn Địch mà còn có mưu đồ đánh chiếm Chân Lạp, muốn làm bá chủ cả một vùng ở phía Nam. Nhưng tham vọng chưa thực hiện được đã bị phó tướng Trấn Biên của Đại Việt là Mai Vạn Long bày binh phục kế giết chết. Vùng đất Mỹ Tho được bình yên trở lại. Nhưng cũng từ sau sự kiện này, lực lượng những di dân người Hoa ở đây bị tan rã, họ tản mác đi nhiều nơi. Một số thì chạy lên vùng Bến Nghé, Tân Bình, số khác thì chạy ra vùng Trấn Biên, Mỹ Tho đại phố rơi vào cảnh hoang tàn và không thể phát triển phồn thịnh như trước nữa. Cũng nhờ mối quan hệ cư trú cùng sinh sống trên một địa bàn và những hoạt động kinh tế của họ ở các vùng
nông thôn nên họ dễ dàng hòa nhập được với cộng đồng những cư dân người Việt, người Khmer. Hơn nữa chính là do thái độ cởi mở, rộng rãi, những chính sách tạo mọi điều kiện cho những người Hoa nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồn những cư dân Việt, và ổn định cuộc sống. Việc coi những cư dân người Hoa như là những thần dân của mình đã có những tác động tích cực đối với người Hoa, động viên họ góp phần vào công cuộc phát triển và bảo vệ vùng đất mới phía Nam mới khai phá giành được từ Chân Lạp trong các thế kỷ XVII-XVIII. Sự có mặt của những người Hoa đã tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, và hình thành nên một văn hóa riêng của người Hoa ở miền Nam của nước ta. Góp phần làm cho nền văn hóa của nước ta trở nên đa dạng, phong phú hơn.
Nhìn lại những gì mà nhóm người Hoa di cư sinh sống trên lãnh thổ Đàng Trong, có thể thấy rằng: Sự có mặt của người Hoa từ thế kỷ XVII-XVIII đã góp phần tạo nên những chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội và văn hóa ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn. “Trần Kinh Hòa (Chen Ching Ho), một nhà nghiên cứu về Việt Nam thời
cận đại người Trung Quốc nhận xét: Bọn Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên vào cư trú ở miền nam Việt Nam là một tập đoàn di dân rất lớn lao của người Trung Hoa cận đại. Sự kiện ấy đối với đại sứ Việt Nam và Hoa kiều đều có một ý nghĩa trọng đại” [21,
tr.382]. Chấp nhận cho một bộ phận lưu dân lớn, lại có đầy đủ vũ khí, binh thuyền vào sinh sống trên lãnh thổ của mình không phải là điều dễ dàng. Trong bối cảnh của tình hình Đàng Trong lúc bấy giờ, cũng dễ hiểu được vì sao chính quyền chúa Nguyễn lại dễ dàng chấp nhận cho những người Hoa đến sinh sống, cư trú trên địa bàn của mình.
Trong bối cảnh lúc bấy giờ, chính quyền chúa Nguyễn đang cần nhu cầu về nhân lực, tài chính, mậu dịch, tay nghề để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng, nên đã thực hiện những chính sách cởi mở, ưu đãi dành cho những di dân nguời Hoa. Chính quyền chúa Nguyễn đã dành cho họ những ưu đãi đặc biệt mà không phải kiều dân nào cũng có được, như vấn đề thuế khóa, điều kiện cư trú, hoạt động sản xuất… quan trọng hơn là họ được chính quyền Đàng Trong bảo đảm về tính mạng, của cải và tài sản.
Đối với một số nhóm người Hoa, sau khi được chính quyền chúa Nguyễn ban cho quan tước, họ đã tước bỏ được thân phận lưu dân, trở thành thần dân của chính quyền chúa Nguyễn. Củng từ đó họ đã có những hành động thiết thực, quan trọng giúp chính quyền chúa Nguyễn mở mang bờ cõi và củng cố chính quyền trên vùng đất Đồng Nai – Gia Định. Đồng thời họ củng xây dựng nên những cộng đồng của riêng người Hoa một
cách vững chắc ở nhiều nơi và xây dựng được nền tảng vững chắc cho sự phát triển của họ về sau.
Sự có mặt của những lưu dân người Hoa đã góp phần quan trọng vào việc phát triển vùng đất Biên Hòa – Gia Định. Sự xuất hiện và phát triển của các trung tâm buôn bán lớn như Cù Lao Phố, Bến Nghé, Mỹ Tho, Hà Tiên…những trung tâm buôn bán, giao thương lớn nhất của nước ta lúc bấy giờ có đóng góp quan trọng của những di dân người Hoa. Kinh tế vùng Nam Bộ nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, đặc biệt mang đậm dấu ấn của một nền thương mại, chứ không chỉ là thuần nông như trước kia. Nhiều ngành nghề mới xuất hiện, góp phần làm phong phú, tạo thêm nhiều công việc cho nhân dân vùng Nam Bộ. Sự có mặt của những người Hoa đã tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, và hình thành nên một văn hóa riêng của người Hoa ở miền Nam của nước ta. Góp phần làm cho nền văn hóa của nước ta trở nên đa dạng, phong phú hơn. Nền văn hóa Trung Hoa được truyền bá vào vùng đất Nam Bộ một cách sâu sắc, tạo nên sự hòa hợp chung của nhiều nền văn hóa khác nhau trên vùng đất Nam bộ. Những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của nhân dân trên vùng đất Nam Bộ ngày càng in đậm. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của chính quyền phong kiến Đại Việt củng được xúc tiến nhanh hơn với sự có mặt của những lưu dân người Hoa. Trước khi những nhóm di dân người Hoa do Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch tới cư trú, chính quyền chúa Nguyễn vẫn chưa thực sự kiểm soát được vùng đất Thủy Chân Lạp, bởi lực lượng của chúa Nguyễn vẫn chưa đủ sức để dàn trãi trên vùng đất vẫn còn thưa thớt dân cư. Sự có mặt của nhóm lưu dân người Hoa đã vô tình giúp chính quyền chúa Nguyễn có thêm một lực lượng đông đảo, từng bước khai phá và xây dựng cơ sở vững chắc của mình trên lãnh thổ của Thủy Chân Lạp. Những người Hoa đã cùng với những lưu dân người Việt tới sinh sống trước đó tiến hành khai khai phá, định cư lập nghiệp, tạo thành những cộng đồng dân cư đông đúc, phố xá phát triển. Trên danh nghĩa là đất của Thủy Chân Lạp nhưng chính quyền chúa Nguyễn đã từng bước thiết lập được chính quyền cai quản của mình, nó càng được thiết lập vững chắc hơn khi cơ sở mà những lưu dân đã tạo dựng được. Thành quả mà những lưu dân làm được là bước đệm quan trọng cho chính quyền chúa Nguyễn tiến tới hợp thực hóa, thụ đắc các vùng lãnh thổ của Thủy Chân Lạp. Việc chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh vào nam kinh lược xứ Đồng Nai, hợp thức hóa vùng đất Nam Bộ vào chính quyền Đàng
Trong là một hệ quả tất yếu. Đến đây chính quyền chúa Nguyễn mới thực sự thiết lập được chính quyền của mình một cách vững chắc trên lãnh thổ của Thủy Chân Lạp.
Quá trình lịch sử người Hoa di cư đến Đàng Trong sinh sống đã làm phong phú thêm tiến trình lịch sử phát triển của Đàng Trong. Trên cơ sở khả năng vốn có được các chúa Nguyễn trọng dụng, được cư dân bản địa tiếp nhận và hỗ trợ, các cộng đồng người Hoa đã lần lượt ra đời. Những cố gắng và cống hiến của người Hoa đã tạo cho họ có chỗ đứng vững chắc và vị trí khá quan trọng trong lòng xã hội Đàng Trong, có thể đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của Đàng Trong, người Hoa Đàng Trong không chỉ góp công sức vào quá trình mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, phát triển kinh tế vùng đất Nam bộ của chính quyền phong kiến Đại Việt, những lưu dân người Hoa ở Nam Bộ còn góp công sức cùng với chính quyền chúa Nguyễn bảo vệ vững chắc cương vực, lãnh thổ của quốc gia, ngăn chặn những tham vọng thôn tính, mở rộng lãnh thổ về phía Đông của Xiêm La.
Với những gì mà những lưu dân người Hoa đã làm được cho Đại Việt, những Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ, Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch xứng đáng được coi là những công thần của Đại Việt trong việc mở mang bờ cõi và bảo vệ lãnh thổ đất nước trong các thế kỷ XVII-XVIII, công lao của họ xứng đáng được ghi nhận và tôn vinh.
Quá trình mở rộng lãnh thổ của Chính quyền Đại Việt được đẩy mạnh và xúc tiến mạnh mẽ trong các thế kỷ XVI - XVIII. Trước âm mưu hãm hại của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng đã tìm cách để được vào trấn thủ vùng Thuận Hóa để tránh sự hãm hại của họ Trịnh. Nhưng nếu quan niệm một cách giản đơn rằng Nguyễn Hoàng chỉ là "bỏ chạy"
trước âm mưu hãm hại của chúa Trịnh Kiểm thì cuộc chạy trốn này chưa chắc đã thành công, đó là chưa nói đến chỉ trong một thời gian ngắn, ông cùng các lớp con cháu và nhân dân Đàng Trong đã biến vùng đất hoang hoá, cư dân thưa thớt của vùng Thuận Quảng trở thành khu vực phát triển và năng động hàng đầu đất nước. Nhưng điều rất quan trọng và quyết định những thành công đó là khi đã vào Đàng Trong, chúa Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ và phù hợp để thúc đẩy nhanh hơn tiến trình phát triển của đất nước. Sau khi được vào trấn thủ Thuận Hóa, tiếp đó kiêm luôn vùng Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đã thực hiện nhiều chính sách “ vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt,
sưu thuế nhẹ nhàng, được dân mến phục” đã thúc đẩy nhanh hơn một xu thế phát triển
của đất nước từng được định hình từ nhiều thế kỷ trước đó.
Nguyễn Hoàng là người đã gây dựng cơ sở riêng cho chính quyền Đàng Trong nhưng lúc bấy giờ vẫn còn lệ thuộc vào chính quyền vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Đến con ông, Nguyễn Phúc Nguyên người sinh ra ở Đàng Trong và trưởng thành giữa lúc giao thương trong khu vực đang có những chuyển biến mạnh mẽ, đất nước đứng trước những cơ hội thêm được thế và lực mới. Ông thực thi hàng loạt các chính sách khai hoang, xác lập chủ quyền, phát triển kinh tế, xã hội, trở thành bậc anh hùng mở cõi vĩ đại vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Các chúa Nguyễn đã có công lao to lớn trong sự nghiệp khai phá và phát triển vùng đất phía Nam, bao gồm toàn bộ các vùng đất liền, đảo ven bờ và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa Biển Đông - tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Dưới thời các chúa Nguyễn toàn bộ lãnh thổ của Chiêm Thành và vùng đất Thủy Chân Lạp đã bị sáp nhập vào lãnh thổ vào của Đàng Trong. Cả một vùng lãnh thổ rộng lớn từ địa bàn tỉnh Phú Yên xuống tận mũi Cà Mau đã được các chúa Nguyễn từng bước lấn chiếm, sáp nhập vào lãnh thổ của mình.
Vùng đất Đàng Trong từ miền đất hoang vắng, thưa dân đã trở thành một vùng đất phát triển giàu có, trù phú, dân cư ngày một đông đúc. Công lao đó thật là to lớn và vĩ đại. Đánh giá công lao của các chúa Nguyễn, “Hội thảo Chúa Nguyễn và vương triều
Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” đã khẳng định: “Các chúa Nguyễn đã có công mở rộng lãnh thổ về phía Nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long và
xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới”. Thành công của “Hội thảo Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” là sự ghi nhận xứng đáng công lao mà các chúa Nguyễn đã làm cho đất nước và dân tộc ta. Trong quá trình lấn chiếm, sáp nhập đất đai của Thủy Chân Lạp, những lưu dân người Việt đóng vai trò quan trọng. Việc chiếm đất của Thủy Chân Lạp là hệ quả của chính sách ngoại giao khôn khéo của chính quyền chúa Nguyễn, không phải là chiến lợi phẩm của hoạt động quân sự. Bởi trước khi chính quyền chúa Nguyễn vào thụ đắc thiết lập chính quyền của mình trên vùng đất này, những lưu dân người Việt đã tới sinh sống trước đó vài thế kỷ. Bộ phận lưu dân người Việt vào sinh sống trên đất Thủy Chân Lạp chủ yếu từ vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam, phần lớn là những người nghèo khổ, thuộc nhiều thành phần khác nhau: dân nghèo, tù binh, những người trốn tránh nghĩa vụ, thợ thuyền, bọn lưu manh và cả những người có vật lực, giàu có. Họ tha phương nhằm mục đích chuyện cơm áo, trốn tránh vì luật lệ hà khắc nặng nề, hậu quả của chiến tranh. Họ phải rời bỏ quê hương để tìm cuộc sống mới ở phương Nam. Theo từng nhóm nhỏ, họ đi trên những chiếc thuyền nhỏ, men theo bờ biển di cư vào nam từ rất sớm. Đó là những người dân mong muốn có được cuộc sống no ấm hơn ở vùng đất mới, thoát được cảnh nghèo khổ, sự bóc lột của cường hào. Họ chính là những người đi tiên phong, đặt cơ sở cho những lớp cư dân kế tiếp tới khai khẩn, sinh sống. Nhà nước phong kiến đóng vai trò quan trọng vào công cuộc khai phá, di dân tới sinh sống trên vùng đất mới. Chính quyền chúa Nguyễn dùng quan hệ ngoại giao, can thiệp sâu vào trong nội bộ nước Chân Lạp, thực hiện những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vào sinh sống trên đất Thủy Chân Lạp. Năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào kinh lược xứ Đồng Nai, Gia Định, xây dựng dinh Trấn Biên, Phiên Trấn, lực lượng lưu dân người Việt di cư vào nam sinh sống diễn ra một cách ồ ạt và đạt được được nhiều thành quả nhất. Quá trình đưa dân vào khai khẩn vùng đất phía Nam xúc tiến mạnh mẽ trong quá trình lấn chiếm vùng đất Thủy Chân Lạp. Lúc bấy giờ đó là vùng đất thuộc lãnh thổ của nước Chân Lạp nhưng Chân Lạp vẫn chưa thực sự thiết lập được chính quyền cai quản mình trên vùng đất này. Trong quá trình lấn chiếm đất của Thủy Chân Lạp, những chính sách ngoại giao của chúa Nguyễn có những tác động mạnh mẽ và quan