Xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB quy trình cho vay

Một phần của tài liệu hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Học Sinh Sinh viên tại NHCSXH VN chi nhánh huyện Tân Kỳ, Nghệ An (Trang 73 - 78)

6. Tính mới của đề tài

3.3. xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB quy trình cho vay

trình cho vay học sinh, sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội Tân Kỳ, Nghệ An

Từ kết quả đạt được và hạn chế trên, nhận thức được vai trò và ý nghĩa của hệ thống kiểm soát nội bộ, NHCSXH đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình. Nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB nói chung và hệ thống KSNB quy trình cho vay HSSV nói riêng, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:

Thực hiện nghiêm túc, hoàn thiện các thủ tục kiểm soát để ngăn ngừa và phát hiện tối đa các rủi ro.

Các rủi ro Các thủ tục kiểm soát đề xuất

KH hiểu sai hoặc không đầy đủ quy trình nội dung khoản vay

Tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu truyền đạt các quy định, thông tin từ ngân hàng tới người vay đồng thời giải đáp thắc mắc kịp thời, rõ ràng để người vay hiểu và thực hiện tốt.

Cho vay những KH không thuộc đối tượng cho vay của NH

Thường xuyên kiểm tra hoạt động và công việc thực hiện của các tổ và hội nhận ủy thác. Tăng cường công việc xác nhận ở khâu xét duyệt, không phụ thuộc và tin tưởng hoàn toàn vào kết quả của các tổ đề xuất. Thu nhận hồ sơ không đầy

đủ giấy tờ, các mẫu biểu sai quy định.

Phổ biến các quy định tới các tổ, kiểm tra hồ sơ trước khi nhận.

CBTD trực tiếp xét duyệt, thẩm định không đủ năng lực quyền hạn tương ứng.

Tăng cường tập huấn, đào tạo cán bộ để bám sát với các chủ trương, chính sách mới, nâng cao năng lực nghiệp vụ.

CBTD và KH cấu kết với nhau.

Không nên để 1 CBTD phụ trách 1 địa bàn trong thời gian quá dài, nên có sự thay đổi và có sự kiểm tra, theo dõi lẫn nhau giữa các cán bộ

Một số lần giải ngân chưa có phê duyệt của giám đốc.

Kiểm tra hồ sơ kỹ lưỡng trước khi giải ngân. CBTD sử dụng máy tính của

CBKT.

Phân định quyền hạn truy cập. Quy định nghiêm túc về việc thực hiện và phạm vi sử dụng của từng nhân viên.

Áp lực công việc lớn. Bổ sung thêm nguồn nhân lực, giảm áp lực. Nhập sai thông tin về KH,

khoản vay hệ thống.

Ghi nhận, cập nhật sai nợ, thời gian trả nợ của khách hàng.

Cần có sự kiểm tra đối chiếu cuối ngày, cuối tháng thường xuyên và kỹ lưỡng

CBTD không kiếm soát thường xuyên nợ vay và tình hình sử dụng vốn vay.

CBTD cần kiểm soát thường xuyên, nếu công việc quá lớn cần đề xuất bổ sung thêm người hỗ trợ.

Các rủi ro Các thủ tục kiểm soát đề xuất

(gốc, lãi )của KH đúng hạn và đúng số tiền.

và khả năng trả nợ của người vay. Kết hợp với tổ TK&VV và tổ chức hội xử lý nghiêm trường hợp cố tình sai phạm.

Ban GĐ không nắm rõ tình hình sử dụng vốn vay, thực trạng nhóm nợ, nợ xấu.

Lãnh đạo cần bám sát tình hình, bám sát hoạt động của nhân viên, các khoản nợ. không nên quá tin tưởng và nhân viên.

Tất toán các khoản vay không đúng đối tượng khi chưa trả hết nợ.

Thu nợ cần đối chiếu rõ ràng, cẩn thận giữa hệ thống và sổ vay vốn của người vay. Hỏi một số câu hỏi khi người vay đến trả nợ để nắm rõ hơn về khoản vay. ….

Về nhân sự:

Hiện nay PGD NHCSXH Tân Kỳ chỉ có 4 CBTD và 3 nhân viên kế toán, trong khi phải thực hiện cho vay, kiểm soát 22 xã thị, 317 tổ vay vốn với hàng nghìn lượt vay. Số lượng nhân viên như thế là ít so với khối lượng công việc là rất lớn, điều này đặt áp lực lớn cho nhân viên, đặc biệt là trong các mùa giải ngân. Khi áp lực quá cao sẽ không tránh khỏi có sai sót. Vì vậy, chi nhánh cần tăng thêm số lượng CBTD cũng như nhân viên kế toán để giảm bớt gánh nặng trong công việc, tăng hiệu quả thực hiện.

Chi nhánh cần thường xuyên trang bị nghiệp vụ tín dụng cho nhân viên, để họ có khả năng nhận biết về khách hàng. Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, giao lưu trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ, chất lượng cán bộ.

Chi nhánh có thể tổ chức các cuộc thi, kiểm tra, giao lưu bằng các trò chơi giải quyết tình huống thường gặp trong giao dịch vào mỗi quý, mỗi tháng để các nhân viên gắn bó với nhau, trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau, đồng thời kiểm tra năng lực của các nhân viên chi nhánh.

Dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc của từng cán bộ thực hiện, chi nhánh nên xây dựng chế độ đánh giá khen thưởng và kỉ luật phù hợp. Có như vậy mới nâng cao tính tự chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan, làm tăng hiệu quả công việc.

Về nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác.

Không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV. Xây dựng tổ TK&VV thực sự là cầu nối hữu hiệu giữa ngân hàng với người vay. Tổ trưởng tổ TK&VV là người gần gũi với các hộ gia đình vay vốn, cần được đào tạo, tập

huấn để nắm bắt được quy trình, nghiệp vụ ngân hàng, cũng như tâm tư, nguyện vọng, diễn biến đời sống kinh tế, xã hội của từng hộ gia đình, có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ tổ viên trong việc vay vốn, thông báo, đôn đốc hộ vay để trả nợ theo kế hoạch đã thỏa thuận.

Nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ ủy thác với các tổ chức chính trị xã hội, tăng cường và phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của tổ chức nhận ủy thác các cấp đối với hoạt động tổ TK&VV và quá trình sử dụng vốn vay của người vay.

Thường xuyên tuyên truyền để nâng cao ý thức trong việc sử dụng vốn cũng như nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, làm tốt công tác phối hợp trong việc xử lý nợ đến hạn, nợ bị rủi ro.

Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức nhận ủy thác, chính quyền địa phương để xử lý nghiêm túc đối với những hộ vay quá hạn có khả năng và điều kiện nhưng cố tình chây ỳ không chịu trả nợ.

Định kỳ hoặc đột xuất, tăng cường hơn nữa việc kiểm tra hoạt động của tổ chức chính trị xã hội cấp xã nhận ủy thác, các tổ TK&VV.

Có thể tổ chức một số buổi giao lưu giữa các tổ trưởng tổ TK&VV để trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện, đồng thời kiểm tra khả năng và hoạt động của các tổ.

Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát.

Đối với NHCSXH hiện nay cơ chế giải ngân tín dụng HSSV thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn; việc bình xét hộ vay, mức vay, thời hạn vay được thực hiện tại tổ vay vốn; có sự kiểm tra của tổ chức hội và phê duyệt của UBND cấp xã; hộ nhận tiền vay, trả nợ (gốc, lãi)... tại điểm giao dịch của NHCSXH tại xã. Do đó, việc kiểm tra giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của NHCSXH.

Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp, tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác và người dân:

 NHCSXH cần thực hiện kiểm tra đối chiếu danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH (mẩu số 03/TD) với danh sách thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số 10/TD). Kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay theo quy định.

 Định kỳ hoặc đột xuất, lãnh đạo NHCSXH mời các thành viên trong Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát

hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, của người vay và tổ chức hội cấp xã trong việc chấp hành chính sách tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay.

 Chủ động tổ chức giao ban định kỳ tại các điểm giao dịch tại xã, để trao đổi về kết quả uỷ thác, tồn tại, vướng mắc, bàn giải pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro.

 NHCSXH huyện tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của cấp xã và hoạt động tổ vay vốn. Hàng tháng, NHCSXH huyện đi kiểm tra thực tế tại một số hộ vay vốn.

 Phòng giao dịch cấp huyện kiểm tra hoạt động của tổ vay vốn . Kiểm tra việc ghi chép sổ sách của ban quan lý tổ, việc bình xét cho vay; kiểm tra việc sử dụng vốn, chấp hành trả lãi, gốc của hộ vay.

 Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ kiểm tra đối với cán bộ NHCSXH và cán bộ các tổ chức nhận uỷ thác, ban quản lý tổ vay vốn, ban XĐGN xã.

Về công nghệ, máy móc.

Máy móc, công nghệ là thiết bị phục vụ đắc lực cho công tác hoạt động cũng như việc kiểm soát quy trình cho vay. Vì thế, chi nhánh cần quan tâm hơn nữa về việc nâng cao chất lượng máy móc, thay thế, sửa chữa kịp thời những mãy móc có vấn đề, hỏng hóc.

Tăng cường, bổ sung cập nhật những phần mềm, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu phục vụ hiệu quả hoạt động cho vay

Nên tổ chức lớp tập huấn cho các cán bộ ngân hàng về hoạt động của máy, cách khắc phục một số lỗi thường gặp để có thể chủ động sửa chữa, đối phó khi có vấn đề xảy ra; không cần chờ nhân viên từ phòng mạng của tỉnh, giảm tiến độ công việc.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Học Sinh Sinh viên tại NHCSXH VN chi nhánh huyện Tân Kỳ, Nghệ An (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w