6. Tính mới của đề tài
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
• Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH Việt Nam.
Ngân hàng chính sách xã hội viết tắt là NHCSXH, được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ Tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về "xóa đói giảm nghèo".
Việc xây dựng NHCSXH là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục là hộ nghèo; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức cá nhân hộ sản xuất kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa (chương trình 135).
Ngân hàng chính sách được thành lập đã tạo ra một kênh tín dụng riêng, là sự tách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách ra khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại; thực hiện đổi mới, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động hệ thống ngân hàng trong quá trình đổi mới- hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng hiện nay.
Từ khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ giao 18 chương trình tín dụng trong nước và một số chương trình nhận ủy thác của nước ngoài, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
Hoạt động của NHCSXH đã và đang được tiếp tục xã hội hóa, ngoài số cán bộ trong biên chế thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ Trung ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho vay vốn thông qua trên 203 ngàn Tổ tiết kiệm và vay vốn tại
khắp thôn, bản trong cả nước, với hàng trăm ngàn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng ngân hàng trong công cuộc "xóa đói giảm nghèo"
• Quá trình hình thành và phát triển NHCSXH chi nhánh Tân Kỳ, Nghệ An.
Tân kỳ là một huyện miền núi đầy tiềm năng như bao huyện miền núi khác của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua đã không ngừng phát triển, nền kinh tế khởi sắc với tốc độ tăng trưởng cao, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển và đi lên đó thì Tân Kỳ vẫn còn sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, tồn tại sự chênh lệch giữa vùng nghèo và vùng phát triển, giữa hộ giàu và hộ nghèo với một tỷ lệ đói nghèo cao, còn nhiều hộ gia đình chính sách gặp khó khăn và một bộ phận thiếu việc làm kìm hãm sự phát triển bền vững lâu dài và ổn định của huyện.
Với nhu cầu cần thiết trên, Phòng giao dịch NHCSXH (PGD NHCSXH ) huyện Tân Kỳ được thành lập theo quyết định số 491/QĐ- HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam. Ngày 24/06/2003 khai trương tại Hội trường UBND huyện và chính thức đi vào hoạt động.
Từ ngày thành lập mô hình hoạt động của PGD NHCSXH Tân Kỳ đã có bước phát triển,ban đầu có 3 người biên chế thì nay có 12 người (trong đó có 2 hợp đồng bảo vệ). Ngân hàng đã ký hợp đồng ủy thác bán phần với 04 tổ chức chính trị xã hội từ huyện tới xã, có 371 Tổ TK&VV, mỗi tổ có Ban quản lý tổ từ 02 đến 03 người họ đều là những cán bộ không chuyên của Ngân hàng. Hệ thống mạng lưới của NHCSXH được gắn liền với tất cả các xã trên địa bàn huyện bằng việc mở 22 điểm giao dịch trên 22 xã, mỗi xã mỗi tháng giao dịch một phiên vào 1 ngày cố định, kể cả thứ 7 hay chủ nhật và các ngày lễ.
Từ chỗ làm việc phải thuê mướn ban đầu thì nay PGD NHCSXH Tân Kỳ đã có trụ sở 02 tầng khang trang, khuôn viên rộng rãi, thiết bị máy móc làm việc đầy đủ, phục vụ cho các nhu cầu về nghiệp vụ.