Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Học Sinh Sinh viên tại NHCSXH VN chi nhánh huyện Tân Kỳ, Nghệ An (Trang 69 - 70)

6. Tính mới của đề tài

3.1.2. Tồn tại và nguyên nhân

Lần đầu tiên triển khai một quyết định lớn có diện rộng, ảnh hưởng lớn đến xã hội, đặc biệt là đối tượng cho vay là chi phí học tập cho HSSV hộ nghèo, cận nghèo và gia đình hoàn cảnh khó khăn nhằm mục đích phục vụ chiến lược giáo dục và đào tạo của chính phủ, nên không tránh khỏi những hạn chế và sai sót.

Nguồn vốn để thực hiện Chương trình còn bị động, phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ trung ương là chủ yếu. Do đó, có đôi lúc có nơi chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân, gây tâm lý không tốt trong dư luận. Bên cạnh đó, việc giải ngân mang tính thời vụ cao, thời gian ngắn thường vào năm học và đầu học kỳ trong điều kiện cơ sở vật chất và con người hạn chế nên gây áp lực không nhỏ đối với đội ngũ cán bộ của NHCSXH Tân Kỳ.

Việc xác định tiêu chí hộ cận nghèo theo quyết định 157 giữa các địa phương cấp xã chưa thống nhất, một số xã thì quá chặt, xã thì lỏng lẻo, cá biệt là một số nơi khi hộ có nhu cầu vay vốn không thuộc hộ nghèo, cận nghèo thì đều xác nhận là hộ khó khăn tài chính để được vay vốn, tạo áp lực lớn về nguồn vốn cho vay. Một số địa

phương, UBND cấp xã chưa thực hiện việc khảo sát điều tra bổ sung kịp thời hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ tại thông báo số 5889/VPCP-KHTH ngày 27/08/2011 cũng gây thiệt thòi cho người dân trong việc thụ hưởng chương trình.

Việc triển khai điều tra hộ cận nghèo chưa mang tính dài hạn nên chủ yếu chỉ điều tra những hộ đang vay vốn còn những hộ trong tương lai sẽ có con em đi học thì chưa điều tra mà phải điều tra bổ sung hàng năm.

Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân còn dựa vào NHCSXH huyện, các tổ chức hội và tổ vay vốn hầu như không kiểm tra.

Hầu hết các hộ vay đều có ý thức trả nợ nhưng nguồn trả nợ tiền vay hiện đang là tổng hợp từ thu nhập của gia đình. Trong khi đó mục tiêu của chương trình xác định là nguồn trả nợ phải chủ yếu từ thu nhập của HSSV sau khi ra trường có việc làm ổn định. Do đó, trường hợp HSSV ra trường không có việc làm, không có thu nhập trong khi gia đình vẫn đang thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn thì việc thu hồi nợ đến hạn gặp rất nhiều khó khăn.

Công tác kiểm tra giám sát, thông tin tuyên truyền tại một số địa phương thực hiện chưa tốt, còn để người dân thắc mắc; chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu mới chỉ tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi, đối tượng thụ hưởng, chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn.

Cơ chế cho vay hiện nay tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chi nhánh NHCSXH huyện Tân Kỳ uỷ thác qua tổ chức chính trị xã hội quá nhiều công đoạn trong cho vay, trong khi công tác cho vay vốn đối với cán bộ tổ chức chính trị xã hội là không chuyên, không qua đào tạo, chỉ là kiêm nhiệm.

Một phần của tài liệu hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay Học Sinh Sinh viên tại NHCSXH VN chi nhánh huyện Tân Kỳ, Nghệ An (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w