6. Tính mới của đề tài
2.2.1. Đánh giá rủi ro trong quy trình cho vay học sinh, sinh viên
Quy trình chung cho vay HSSV được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống NHCSXH về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng và hoạt động kiểm soát. Đối với cho vay nói chung và cho vay HSSV thì rủi ro lớn nhất và thường xảy ra nhất là khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đủ, đúng hạn. Ngoài ra rủi ro của cho vay HSSV còn là hành vi vay ké, xâm tiêu…. Những rủi ro trên đều là rủi ro khách quan từ phía người vay, ngân hàng cần có các thủ tục và biện pháp để phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro đó. Bên cạnh rủi ro khách quan thì quy trình cho vay HSSV còn có thể phát sinh một số rủi ro chủ quan có thể kể đến như sau:
Bảng 2.4: Các rủi ro trong quy trình cho vay
Các rủi ro Nguyên nhân Ảnh hưởng
KH hiểu sai hoặc không đầy đủ quy trình nội dung khoản vay
CBTD, tổ chức hội, Tổ TK&VV không truyền đạt rõ ràng; kiến thức của người vay còn hạn chế.
Cung cấp thông tin không đúng yêu cầu, hồ sơ vay vốn không đầy đủ so với quy định, ảnh hưởng đến các bước cho vay sau. Cho vay những KH không
thuộc đối tượng cho vay của NH
NH không tìm hiểu đúng, đủ thông tin KH; việc xét duyệt bình chọn ở các khâu trước khi chuyến hồ sơ đến NH chưa đúng.
Cho vay không đúng mục đích, không có sự công bằng đối với những đối tượng chính sách khác. Thu nhận hồ sơ không đầy
đủ giấy tờ, các mẫu biểu sai quy định.
CBTD làm việc cẩu thả, không kiểm tra kỹ khi nhận hồ sơ.
Không thể ra QĐ cho vay khi thiếu hồ sơ, cần phải bổ sung làm tốn thời gian xét duyệt, làm chậm quá trình cho vay. CBTD trực tiếp xét duyệt, thẩm định không đủ năng lực quyền hạn tương ứng. CBTD chưa đủ năng lực, kinh nghiệm. Kết quả thẩm định không chính xác. Ảnh hưởng đến ra quyết định cho vay. CBTD và KH cấu kết với nhau. CBTD và KH cố tình gian lận, cấu kết để vay vốn ngân hàng. NH có thể cho vay những đối tượng không đúng. Một số lần giải ngân chưa
có phê duyệt của giám đốc.
GĐ bận, để phê duyệt sau khi đã giải ngân; do một số trường hợp phát sinh giải ngân sau khi đến cơ sở
Quá trình kiểm soát không chặt chẽ, không đảm bảo an toàn cho vay.
CBTD sử dụng máy tính của CBKT.
Các nhân viên tin tưởng nhau, thái độ làm việc không nghiêm túc.
Không đảm bảo sự bảo mật và an toàn của thông tin. Áp lực công việc lớn. Khối lượng công việc lớn
trong khi số lượng nhân viên ít, đặc biệt trong các
Chất lượng làm việc bị ảnh hưởng.
Các rủi ro Nguyên nhân Ảnh hưởng
đợt giải ngân. Nhập sai thông tin về KH,
khoản vay hệ thống.
Nhân viên vô tình nhầm lẫn hoặc do làm việc cẩu thả.
Giải ngân không đúng đối tượng, phát sinh thêm chi phí.
Ghi nhận, cập nhật sai nợ, thời gian trả nợ của khách hàng.
Nhân viên cập nhật sai hoặc máy móc bị lỗi.
Nhầm lẫn trong thu hồi nợ, ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng.
CBTD không kiếm soát thường xuyên nợ vay và tình hình sử dụng vốn vay.
CBTD làm việc không hiệu quả hoặc khối lượng công việc quá nhiều.
Ngân hàng không thu được nợ từ KH.
Cho vay khống, giải ngân không đúng đối tượng.
Xét duyệt hồ sơ không đúng, quá trìn giải ngân không đúng.
Thất thoát tài sản ngân hàng.
CBTD không thu được nợ (gốc, lãi )của KH đúng hạn và đúng số tiền.
KH không chịu trả nợ, tổ TK&VV làm việc không hiệu quả, CBTD không kiểm soát tốt.
Kết quả kinh doanh của ngân hàng bị ảnh hưởng.
Ban GĐ không nắm rõ tình hình sử dụng vốn vay, thực trạng nhóm nợ, nợ xấu.
Lãnh đạo không bám sát hoạt động của NH, kiểm soát không chặt chẽ, thường xuyên.
Ảnh hưởng đến việc điều hành các hoạt động.
Tất toán các khoản vay không đúng đối tượng khi chưa trả hết nợ.
Nhân viên nhầm lẫn. Thiệt hại tài sản ngân hàng. Ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
….
Các rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình cho vay, có thể nguyên nhân từ phía khách hàng, nhân viên ngân hàng hay ngay cả ban lãnh đạo, nó ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng, đến tài sản của ngân hàng, uy tín và chất lượng tín dụng…. Do đó, cần cần có các chính sách, thủ tục thích hợp để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải.