Nguồn luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động bảo hộ nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 46)

động bảo hộ nhãn hiệu

Văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành để điều chỉnh vấn đề về nhãn hiệu đó là Nghị định số 197/HĐBT ngày 14/12/1982 ban hành Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa.Văn bản này nhờm mục đích bảo vệ sở hữu của Nhà nước và phản ánh quan điếm của nền k i n h tế kế hoạch hóa tập trung.

Sự phát triền mới được đánh dấu bờng việc ban hành Pháp lệnh về bảo hộ quyền sờ hữu công nghiệp ngày 11/2/1989 khi Việt Nam bước vào thời kì chuyến đối sang nền k i n h tế thị trường. Pháp lệnh này lần đầu tiên đưa ra khái niệm chung về các quyền độc quyền. Hình thức bảo hộ quyên sờ hữu công nghiệp là bờng "độc quyền". Các hành v i v i phạm quyền sở hữu công nghiệp không chỉ bị xử lí hành chính m à còn bị xử lí theo thủ tục tư pháp, nghĩa là được xét xử bởi tòa án.

Thực tiễn của quá trình đổi mới, từng bước hình thành nền k i n h tế thị trường, cùng với chủ trương mờ rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải xây dựng một hệ thông pháp luật vê sờ hữu trí tuệ nói chung và sờ hữu công nghiệp nói riêng ngày một hoàn thiện.

Việc ban hành Bộ luật dân sự 1995, trong đó có Chương li, Phần V I , với 26 điều khoản quy định về sờ hữu công nghiệp là một bước tiến quan trọng nhờm giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn. về cơ bản, những quy định về quyền sờ hữu còng nghiệp trong Bộ luật dàn sự 1995 không khác biệt nhiều so với các quy định trong Pháp lệnh về bảo hộ quyền sỡ hữu công

nghiệp 1989. Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng nhất của việc đưa vấn đề quyền

sờ hữu trí tuệ nói chung và quyền sờ hữu công nghiệp nói riêng vào Bộ luật dân sự là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, quyền sờ hữu trí tuệ được Nhà nước thừa nhận là một loại

quyền dân sự. C ó thả nói, cùng v ớ i việc ban hành Bộ luật dân sự 1995, pháp luật về sờ hữu công nghiệp chuyản sang giai đoạn mới - giai đoạn từng bước hội nhập v ớ i khu vực và thế giới.

Sau khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời, hàng loạt nghị định, thông tư được ban hành đế hướng dẫn thực hiện các quy định của Bộ luật dân sự (1995) vê

quyền sờ hữu công nghiệp. Trong đó quan trọng nhất là Nghị định số

54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền sờ hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lí, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp... Đây là

một trong số không nhiều những văn bản pháp luật quy định trực tiêp vê

quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyên sờ hữu công nghiệp nói chung và trong hoạt động bảo hộ nhãn hiệu nói riêng rõ ràng nhát và đáng quan tâm nhất. Nghị định đã liệt kê hàng loạt các hành v i cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những quy định này chỉ mới dừng lại ở việc gọi tên hành v i ở mức chung chung và cũng không hề đề cập tới thủ tục cũng như cơ quan có thấm quyền giải quyết k h i có những hành v i cạnh tranh không lành mạnh xảy ra. Do đó, hiệu quả của những quy định này trên thực tê là không cao.

Các quy định về quyền sờ hữu công nghiệp tại phần V I Bộ luật dân sự 1995, cùng với hàng loạt các văn bản pháp luật có liên quan, đã phát huy hiệu lực trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật sờ hữu công nghiệp.

Đả giải quyết các bất cập của hệ thống pháp luật sờ hữu trí tuệ, chúng ta đã hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về sờ hữu trí tuệ thông qua

việc sửa đổi Bộ luật dân sự 1995 (phần liên quan tới sờ hữu trí tuệ) đồng thời ban hành một đạo luật thống nhất về sờ hữu trí tuệ.

Việc soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 dựa trên cách tiếp cận mới, theo đó sở hữu trí tuệ không chị được tiếp cận dưới góc độ quyền dân sự m à còn nhấn mạnh góc độ thương mại và các khía cạnh khác của sở hữu trí tuệ, như khía cạnh hành chính, hình sự. Luật Sờ hữu trí tuệ 2005 được xây dựng trên cơ sờ hệ thống hóa các quy định hiện hành về sờ hữu trí tuệ đồng thời chịnh sửa, bố sung, hoàn thiện các quy định pháp luật.

K h i quy định về quyền sờ hữu công nghiệp, Luật Sờ hữu trí tuệ 2005 cố gắng điều chịnh chi tiết tới mức tối đa các vấn đề sau đây: Điều kiện bảo hộ quyên sờ hữu công nghiệp; xác lập quyền sờ hữu công nghiệp; nội dung và giới hạn quyền sờ hữu công nghiệp; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; đại diện sờ hữu công nghiệp; bảo vệ (hay thực thi) quyền sờ hữu công nghiệp. Những vấn đề này trước đây đã tồn tại trong hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp của nước ta nhưng rải rác và tản mạn trong gần một trăm văn bản các loại. Việc Luật Sờ hữu trí tuệ 2005 tập hợp được các vấn đề nêu trên là một thành công lớn, giúp cho việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật thuận lợi hơn. Đồng thời, Luật Sờ hữu trí tuệ 2005 cũng đưa ra các quy định điều chịnh hành v i cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sờ hữu công nghiệp nói chung và trong hoạt động bảo hộ nhãn hiệu nói riêng một cách rõ ràng, cụ thể và đầy đủ hơn so với các văn bản trước đó.

Ngoài ra, hành v i cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động bảo hộ nhãn hiệu còn được Luật Cạnh tranh 2004 điều chịnh. Đây là một văn bản pháp luật điều chình các hành v i cạnh tranh không lành mạnh nói chung. Vì thế hành v i canh tranh không lành mạnh trong hoạt động bảo hộ nhãn hiệu cũng là một đối tượng được luật này điều chình (Điều 40 Luật Cạnh tranh 2004).

N h ư vậy hiện nay, về cơ bản điều chịnh hành v i cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động bảo hộ nhãn hiệu có các văn bản pháp luật sau đây:

- Luật Sờ hữu trí tuệ 2005 (có hiệu lực ngày 01/7/2006) (khoản 5 Điều 124, khoản Ì Điều 129 và Điều 130);

- Luật Cạnh tranh 2004 (có hiệu lực ngày 01/7/2005) (Điều 40); - Bộ luật dân sự 2005 (có hiệu lực ngày 01/01/2006) (chương X X X V phần thứ sáu)

- B ộ luật hình sự 1999 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2000) (Điều 156, 157, 158 và 171)

- Pháp lệnh xử lý v i phạm hành chính 2008 (khoản 3 Điều 14) - Nghị định 103/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sồ điều của Luật Sờ hữu trí tuệ về sờ hữu công nghiệp

- Nghị định 106/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/09/2006 quy địnhvề xử phạt hành chính về sờ hữu công nghiệp

Thành t ự u chủ y ế u

Các hành v i cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói chung và trong hoạt động bảo hộ nhãn hiệu nói riêng được quy định khá rõ ràng.

Các hành v i cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sờ hữu công nghiệp nói chung và hoạt động bảo hộ nhãn hiệu nói riêng được quy định theo tiêu chí của Điêu lObis công ước Paris 1883 vê bảo hộ sờ hữu công nghiệp và kinh nghiệm lập pháp của một sô nước. Điêu 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 liệt kê các hành v i cạnh tranh không lành mạnh bao gồm sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn, sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quồc tế...Còn các hành v i xâm phạm quyên đôi với nhãn hiệu được quy định rất cụ thể tại khoản Ì Điều 129 Luật Sờ hữu trí tuệ 2005.

H ạ n chế chủ y ế u

Hạn chế lớn nhất của pháp luật về sờ hữu công nghiệp nước ta là hiệu quả thực thi pháp luật rất thấp. Hiện nay ờ Việt Nam có tới 6 cơ quan thực thi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyền sở hữu trí tuệ: Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, ủ y ban nhân dân các cấp (qui định tại khoản Ì Điều 200 Luật Sờ hữu trí tuệ 2005). Tuy đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ của từng ngành trong lĩnh vực thực thi quyền sờ hữu trí tuệ, nhưng vẫn tồn tại thực tế là các ngành chức năng hoạt đửng chưa thực sự hiệu quả, chồng chéo nhau, sự phôi hợp liên kết giữa các ngành còn rất hạn chế.

C ơ chế hành chính trong lĩnh vực sờ hữu trí tuệ ờ Việt Nam tuy phát huy được tính hiệu quả, ngăn chặn kịp thời, kinh tế và thủ tục đơn giản, tuy nhiên, cũng có những hạn chế như: tính răn đe chưa cao, không xử lý được các vấn đề về bồi thường thiệt hại và các khía cạnh hình sự và dân sự khác. Tình trạng hành chính hóa các v i phạm về sờ hữu trí tuệ cũng là mửt nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chông các tửi phạm về sở hữu trí tuệ, ranh giới giữa xử lý hành chính và hình sự chưa được quy định rõ ràng. X ử lý dân sự các tranh chấp về sở hữu trí tuệ ờ Việt Nam qua toa án còn rất nhiều bất cập, số vụ việc xử lý còn quá ít so với thực tế, do mửt số nguyên nhân: thủ tục phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian, hệ thống tư pháp cũng như năng lực thâm phán hạn chế... H ơ n nữa, tâm lý xã hửi về giải quyết tranh chấp thông qua toa án chưa được cải thiện đáng kể. Mặt khác phải kế đến chế tài xử phạt hành chính, hình sự và dân sự chưa thật mạnh đế đủ sức răn đe và loại bỏ v i phạm trong tương lai.

về tô chức và năng lực thực thi nói chung vừa thiếu lại vừa yếu, năng lực, trình đử, kinh nghiệm và ý thức của đửi ngũ cán bử thực thi quyền sờ hữu trí tuệ còn khá hạn chế. Công tác phô cập, đào tạo vê sở hữu trí tuệ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

về cơ sờ vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác thực thi quyền sờ hữu trí tuệ, nói chung các ngành chức năng thiếu tính chuyên nghiệp, những trang thiết bị cân thiết phục vụ công tác này đặc biệt là cơ sờ dữ liệu cho từng

ngành và cho toàn bộ hệ thống thực thi từng bước nâng cao tính tự động hóa trong lĩnh vực thực thi quyền sờ hữu trí tuệ.

Ngoài ra, các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hành v i cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động bảo hộ nhãn hiệu hầu như chưa được ban hành trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật riêng. Trong Bộ luật dân sự 2005, các quy phạm điều chỉnh về bảo hộ quyền sờ hữu công nghiệp được quy định ờ chương X X X V phần thứ sáu trong đó quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được quy định rểt ít ở khoản 5 Điều 75. N g a y cả Luật Sờ hữu trí tuệ 2005 được coi là quy định cụ thể nhểt về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sờ hữu công nghiệp nói chung và trong hoạt động bảo hộ nhãn hiệu nói riêng thì cũng chỉ là những quy phạm chung chung, mang tính nguyên tắc.

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 46)