Ngân sách dành cho hoạt động thương hiệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thương hiệu công ty SMC trên thị trường thép tại TP hồ chí minh (Trang 47 - 48)

Có ba điều cần nhớ khi nhăc đến thương hiệu : Thứ nhất, đầu tư cho thương hiệu là đúng đắn; thứ hai, những cố gắng xây dựng thương hiệu là một vấn đề khác; thứ ba, thị trường và các khả năng Marketing đóng vai trò quan trọng nhất. Thế nhưng đầu tư cho thương hiệu như thế nào là đúng đắn là một câu hỏi không co lời giải đáp chung. Riêng đối với SMC những năm gần đây Công ty chi bình quân 2-3% lợi nhuận gộp của mình cho các hoạt động Marketing cụ thể như các hoạt động truyền thông, tổ chức hội chợ, hội nghị khách hàng, lịch cuối năm cho khách hàng và các chương trình khác. Khoản chi trên nằm trong khoản chi cho hoạt động marketing hàng năm mà phần chi chủ yếu là dành cho các chương trình trên đây là điểm hạn chế của SMC trong thời gian qua khi chưa sử dụng hiệu quả ngân sách này. Nhưng điểm mạnh trong hoạt động phát triển thương hiệu của SMC là việc trích 2-3% lợi nhuận gộp cho các hoạt động Marketing, là một số tiền lớn với ngân sách này thì SMC sẽ có thể lên kế hoạch và tổ chức nhiều các hoạt động Marketing nhằm phát triển thương hiệu của mình một cách hiệu quả.

Bảng 2.3 : Ngân sách đầu tư cho thương hiệu SMC năm 2011

( ĐVT : 1000đ ) Chi phí dành cho thương hiệu Năm 2011

Hội chợ 3.050.000

Nghiên cứu thị trường 544.000

Quảng cáo – PR 2.050.000

Chi phí khác 500.000

Tổng cộng 6.144.000

Qua bảng trên cho thấy công ty đầu tư nhiều cho việc tổ chức các hội chợ và hoạt động quảng cáo thương hiệu là chủ yếu trong ngân sách của mình. Giai đoạn năm 2011 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế chính vì thế mà chi phí tham gi hội chợ cao chiếm 50% tổng ngân sách, ngoài việc để tăng mức độ hiện diện của thương hiệu đến rộng rãi nhiều đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Giai đoạn này khi thương hiệu của SMC đang trong giai đoạn phát triển thì chi phí dành cho các hoạt động PR- quảng cáo là khoảng 30% ngân sách hoạt độngnhằm bổ trợ cho khuyến mãi, kích thích tiêu dùng và nhắc nhớ khách hàng thông qua các báo và sàn giao dịch thương mại điện tử. Còn đối với công tác ngiên cứu thị trường thì bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại đều cần tìm hiểu kỹ thị trường của mình nên SMC đang dần chú trọng hơn nữa vào công tác này để ngày càng đưa ra các chiến lược phù hợp hơn.

2.4 CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY SMC : 2.4.1 Phân tích marketing 2.4.1 Phân tích marketing

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thương hiệu công ty SMC trên thị trường thép tại TP hồ chí minh (Trang 47 - 48)