GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG QUÊ HƢƠNG (1952 - 1954).
Ngày 23 - 2 - 1952, địch bỏ Hoà Bình rút chạy. Cùng với thất bại ở Hoà Bình, việc bình định của địch trong năm 1951 bị phá vỡ. Âm mƣu của tƣớng Đờ lát Đờ Tát xi nhi định giành lại thế chủ động tiến công trên chiến trƣờng Bắc Bộ, lập phòng tuyến boong ke để ngăn chặn quân ta tiến vào đồng bằng, lập "Xứ Mƣờng tự trị"… bị thất bại.
Ở vùng sau lƣng địch, từng mảng lớn hệ thống đồn bốt địch bị phá vỡ. Hệ thống nguỵ quân, nguỵ quyền ở nhiều địa phƣơng bị suy yếu và đứng trƣớc nguy cơ sụp đổ. Tình thế đó buộc địch phải làm lại công việc bình định, đồng thời mang quân chủ lực về càn quét đồng bằng, tìm diệt bộ đội chủ lực của ta, khủng bố nhân dân, vơ vét tài sản, bắt thanh niên bổ sung cho quân số bị thiếu hụt, dựng lại bộ máy nguỵ quyền…
Ngay trƣớc khi chiến dịch Hoà Bình kết thúc, Trung ƣơng Đảng và Bộ tổng tƣ lệnh đã ra chỉ thị số 02 / CT - TW ngày 25 - 1 - 1952 vạch rõ: Giặc Pháp đang lúng túng to, nhƣng sức địch còn mạnh, cần phải sẵn sàng chống lại tất cả các cuộc càn quét lớn nhỏ của địch mà bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Cùng thời gian, Liên khu uỷ III cũng ra chỉ thị cho các tỉnh tích cực đối phó với hành động trả đũa của địch.
Thi hành chỉ thị của Trung ƣơng Đảng và Liên khu uỷ III, Tỉnh uỷ Nam Định đã chỉ đạo các địa phƣơng tăng cƣờng đấu tranh mọi mặt với địch, tích cực chống càn quét, giữ vững khu du kích. Đặc biệt phải tuyên truyền cho quần chúng thấy rõ âm mƣu của địch, không đƣợc chủ quan, giữ vững thế tiến công để củng cố và phát triển chiến tranh du kích vùng sau lƣng địch, đề
quyền kiểm soát.
Thực hiện chỉ thị của Tỉnh uỷ, các huyện đã khẩn trƣơng xúc tiến hoạt động mọi mặt để đối phó kịp thời với âm mƣu, càn quét mở rộng vùng chiếm đóng của địch. Đúng nhƣ Trung ƣơng nhận định, địch vội vã đem đội quân vừa thua trận ở Hoà Bình quay về càn quét vùng đồng bằng nhằm đẩy bộ đội chủ lực của ta ra khỏi địa bàn đang đứng chân, phá khu du kích hòng tiêu diệt lực lƣợng bộ đội địa phƣơng. Ở thành phố Nam Định, địch điều về 18 tiểu đoàn, từ cuối tháng 4 - 1952 liên tục mở các cuộc hành quân càn quét các xã ngoại thành nhƣ Phú Ốc, Lƣơng Xá, Tức Mạc, Đệ Tứ và phục kích đƣờng 21, 38 để thu thuế, bắt phu, lập tề… Tuy nhiên Uỷ ban kháng chiến hành chính vẫn đƣợc kiện toàn, cán bộ xã đội có 19 ngƣời, thôn đội có 32 ngƣời và 233 du kích, 797 dân quân, 4 khu phố ở nội thành có 69 tự vệ bí mật [20, tr 162- 163].
Ở Vụ Bản, thực hiện kế hoạch và chỉ thị của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, đêm nào du kích Liên Minh cũng đánh mìn trên đƣờng 10 và vận động nhân dân ra đắp ụ, phá đƣờng. Đầu năm 1952, nhân dân và du kích đã phá trên 1.000 mét đƣờng, đắp hàng 100 ụ đất, đào trên 100 ổ gà. Tháng 3 - 1952, du kích đánh mìn lật đổ một xe quân sự trên đƣờng 10, diệt nhiều lính Pháp trong đó có một Quan Ba. Đầu tháng 4, du kích Liên Minh phối hợp với bộ đội Trung đoàn 64 (Đại đoàn 320) phục kích địch tuần tiễu trên đƣờng diệt hai tên, làm bị thƣơng 10 tên. Bốt Gôi phải bắn nhiều đại bác để cứu nguy cho chúng. Riêng năm 1952, du kích Liên Minh đã lật đổ 13 xe các loại, diệt 28 tên địch [6, tr 135].
Trung tuần tháng 4 - 1952, địch điều hai tiểu đoàn vào càn quét, đánh chiếm Vụ Bản, ý Yên song đã bị du kích và bộ đội địa phƣơng đánh trả quyết liệt, đặc biệt ở xã Liên Minh (huyện Vụ Bản), làm cho địch ở Bùi Chu hoang mang, lo sợ.
Giữ vững và mở rộng thắng lợi vừa qua, ra sức xây dựng và mở rộng khu du kích và căn cứ du kích, Huyện uỷ đã triệu tập hội nghị tháng 3 - 1952 và đề ra nhiệm vụ: "Tranh thủ thời gian, gấp rút xây dựng lực lƣợng mọi mặt, giữ vững và xây dựng khu du kích, xây dựng đoàn kết giáo - lƣơng, cải tạo tƣ tƣởng tề, dõng, củng cố du kích, hoàn thành thu thuế nông nghiệp, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tăng cƣờng công tác địch vận, chống địch càn quét, tiến hành chỉnh đốn Đảng. Sau ba tháng 1.000 thanh niên Hải Hậu đã nô nức lên đƣờng nhập ngũ, 700 bổ sung cho bộ đội địa phƣơng tỉnh, huyện. Riêng du kích, năm 1951 có 1.051 đội viên thì đến sau 5 tháng đầu năm 1952 lực lƣợng du kích đã tăng lên gấp đôi so với năm 1951" [4, tr 98].
Thu - Đông 1952, địch tăng cƣờng hoạt động trên sông Đáy nhằm mục đích ngăn cản chủ lực ta thâm nhập vùng địch hậu. Chúng ra sức củng cố vị trí, tăng cƣờng tuần tiễu, sục sạo các đƣờng 21, 10 để bảo vệ việc chuyển quân. Song một số vị trí tiếp giáp khu du kích vẫn bị ta bao vây uy hiếp, địch phải điều về ba tiểu đoàn cơ động càn quét chớp nhoáng một phần các huyện Nam Trực, Trực Ninh.
Tại Xuân Trƣờng, ngày 24 - 8 - 1952 du kích phối hợp với Tiểu đoàn 706 (Trung đoàn 64, Đại đoàn 320) đã phục kích tiểu đoàn chủ lực nguỵ BVN3 ở đƣờng 51 thuộc khu Bích Câu, Hội Khê, Trà Thƣợng (thuộc xã Xuân Hùng). Sau một ngày đêm kiên trì chặn đánh, ta đã xoá sổ hai đại đội chủ lực thuộc tiểu đoàn 3, diệt 80 tên, bắt sống 89 tên, thu vũ khí. Từ khi mở khu du kích, ta đã có sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ đội chủ lực và dân quân du kích địa phƣơng.
Thực hiện chủ trƣơng chỉnh Đảng của Trung ƣơng, Tỉnh uỷ Nam Định đã mở nhiều lớp chỉnh huấn, "rèn cán" cho cán bộ, đảng viên. Về chính sách công giáo, trung tuần tháng 2 - 1952 Tỉnh uỷ Nam Định đã tổ chức hội nghị "Những ngƣời công giáo kháng chiến địa phận Bùi Chu", có 300 đại biểu dự trong đó có 6 linh mục. Sau hội nghị, Tỉnh uỷ đã đề ra kế hoạch "ba tháng vận
động lƣơng - giáo đoàn kết", thực hiện "cải giáo hoàn lƣơng", đƣa đồng bào lƣơng trƣớc đây bị bọn phản động cƣỡng ép tòng giáo trở lại, đƣa các tƣợng Phật trở lại các chùa cũ, tổ chức cho đồng bào công giáo tố cáo tội ác của giặc Pháp và tay sai.
Sau mấy năm chiến tranh, phần lớn các vùng nông thôn trong tỉnh đã bị tàn phá nặng nề, ruộng vƣờn bị hoang hoá. Từ khi ta mở khu du kích, mùa màng vẫn bị thiệt hại do bão lụt, hạn hán. Đảng bộ đã có biện pháp kịp thời đẩy mạnh sản xuất. Năm 1952, Nam Định đã phục hoá 1.203 mẫu ruộng, trồng 11.255 gốc chuối, đắp, sửa chữa 170 km đê, sửa và xây 25 cống
[3, tr 364]. Đặc biệt còn chia "treo giò" ruộng đất cho nguỵ quân đang trong hàng ngũ địch nhằm lôi kéo họ quay về với dân, với Đảng.
Sau khi mở khu du kích, Tỉnh uỷ đã đẩy mạnh chính sách giảm tô, giảm tức trong khu du kích và căn cứ du kích. Ngày 3 - 11 - 1952, Tỉnh uỷ Nam Định ra chỉ thị số 13/CT - TU, hƣớng dẫn và quy định việc lãnh đạo giảm tô, giảm tức trong vùng du kích và căn cứ du kích, chú trọng nơi có đồng bào theo đạo Thiên chúa. Còn ở vùng tạm bị chiếm thì tiến hành tuỳ điều kiện có thể, nhƣng thuyết phục chủ điền để họ giảm là chính, phải nắm vững phƣơng châm bảo toàn cơ sở, không bộc lộ lực lƣợng.
Năm 1952, Nam Định đã giảm tô 8.584 mẫu ruộng địa chủ phát canh, tạm cấp 1.311 mẫu ruộng ở đồn điền Xuân Thuỷ (huyện Hải Hậu) cho 1.708 nhân khẩu, lấy 462 mẫu ruộng của việt gian chia cho dân cày nghèo, tạm cấp 805 mẫu ruộng Quốc gia công thổ và giao 12.342 mẫu ruộng vắng chủ cho nông dân cày cấy.
Những tháng cuối năm 1952, trên địa bàn Nam Định, cuộc đấu tranh giữa ta và địch vẫn diễn ra quyết liệt trên mọi lĩnh vực. Địch thì cố giành quyền chủ động, ráo riết thực hiện chính sách "dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh." Về phía ta, vẫn bảo vệ và mở rộng khu du kích, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch và chăm lo bồi dƣỡng
lực lƣợng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Tháng 9 - 1952, thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị: Phát huy thắng lợi của chiến dịch Hoà Bình, thực hiện phƣơng châm: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của địch, tìm nơi sơ hở của địch mà đánh, quân ta tiến công vào Tây Bắc nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, xây dựng căn cứ địa Tây Bắc, phát triển chiến tranh du kích, mở rộng thêm các khu du kích.
Tháng 10 - 1952, tƣớng Xa lăng đã sử dụng một lực lƣợng lớn các binh đoàn cơ động mạnh có máy bay, xe lội nƣớc, pháo lớn yểm trợ đánh vào khu vực Hà - Nam - Ninh hòng kéo một phần chủ lực của ta trở lại đồng bằng. Về phía ta, sau khi mở rộng đƣợc khu du kích, Tỉnh uỷ Nam Định đã nhận định: Địch sẽ càn quét lớn nhằm giành lại những vùng đất đã bị mất và gỡ thế uy hiếp cho những vùng chúng còn đóng ở Nam Định. Tỉnh uỷ đã phát động rộng rãi phong trào nhân dân chuẩn bị chống càn; các lực lƣợng vũ trang chuẩn bị mọi mặt cho chiến đấu; các đoàn thể, chính quyền, Đảng chuẩn bị mọi hoạt động để trong điều kiện gay go ác liệt vẫn bám đất, bám dân, bảo vệ căn cứ. Nhân dân tích cực cất giấu tài sản, lƣơng thực và chuẩn bị mọi mặt phục vụ và tham gia chiến đấu chống giặc Pháp. Thực hiện chủ trƣơng này, ngày 8 - 11 - 1952 ta bao vây, tiến công vị trí Liêu Đông (Xuân Trƣờng). Ngày 14 - 11 ta đánh bốt Tân Thành, ngày 16 - 11 đánh bốt Cổ Ra, Cổ Trung (Nam Trực), Núi Già (Ý Yên), Lạc Quần (Xuân Trƣờng), Núi Bô (Ý Yên) và hàng loạt vị trí khác của địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Quân cơ động của địch bị hút lên chiến trƣờng chính Tây Bắc, vùng chiếm đóng của Pháp có nhiều sơ hở. Quân dân Nam Định tiếp tục tiến công các vị trí: Vô Tình (huyệnTrực Ninh), An Cƣ (huyện Xuân Trƣờng), diệt viện trên đƣờng Vàng, đánh tan một tiểu đoàn Com măng đô buộc địch phải rút khỏi các vị trí Cổ Ra, Thanh Khê, Tân Thành (huyện Nam Trực). Cuối tháng 11 - 1952, thực dân Pháp buộc phải rút quân cơ động từ Tây Bắc về Nam Định và tổ chức cuộc
càn lớn lấy tên là Bơrơtanhơ vào các khu căn cứ du kích phía Nam tỉnh. Những tên cầm đầu quân đội viễn chinh Pháp và nguỵ quân nhƣ Xa lăng, Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Hinh đƣợc điều về trực tiếp bài binh bố trận cho cuộc càn này. Một số tên phản động gian ác đã bỏ trốn khi ta mở khu du kích cũng theo địch trở về để củng cố bộ máy nguỵ quyền cấp huyện, xã, hòng địch càn tới đâu nắm lại quyền ở đó, nhằm thực hiện chƣơng trình bình định của cuộc hành quân này.
Để chuẩn bị cho cuộc càn Bơrơtanhơ, bọn phản động Bùi Chu đƣa "quân thứ hành chính lƣu động" (một thứ nguỵ quân chuyên làm nhiệm vụ bình định và tâm lý chiến) của Giao Thuỷ về thị trấn Ngô Đồng, Lạc Quần và Hải Hậu, tập hợp những tên tề lƣu vong để thu lƣợm tình hình, tung tin địch càn để gây hoang mang trong nhân dân, ép thanh niên theo đạo Thiên Chúa lên Bùi Chu. ở nhiều nhà xứ bọn phản động ngấm ngầm chuẩn bị lƣơng thực, thực phẩm. Thực dân Pháp còn cho máy bay, tàu chiến thám thính, thăm dò thƣờng xuyên, nhất là vùng ven biển. Ngoài ra chúng còn hai lần đổ bộ lên Gót Chàng để điều tra địa hình và dò la sự phản ứng của ta.
Căn cứ vào tình hình và âm mƣu của địch, Tỉnh uỷ Nam Định đã nhận định địch sẽ càn quét miền Nam Nam Định với bốn mục đích là: Gỡ thế bị uy hiếp; phá thu thuế nông nghiệp và mùa màng; bắt thanh niên bổ sung vào lính, làm mờ chiến thắng của ta và lấy lại tinh thần binh lính, tạo đà cho bọn phản động gây lại ảnh hƣởng trong giáo dân.
Cuối tháng 11 đầu tháng 12, thực dân Pháp tập trung 21 tiểu đoàn thuộc các binh đoàn cơ động (GM) 1, 3, 4, 5, 7 và 50 pháo các cỡ, 550 xe cơ giới, 22 máy bay, 8 tàu chiến mở cuộc càn Bơratơnhơ vào 6 huyện miền Nam của tỉnh nhằm mục đích tiêu diệt hoặc đẩy lùi chủ lực ta ra khỏi địa bàn, xoá bỏ khu du kích và căn cứ du kích, củng cố hệ thống phòng thủ miền Nam đồng bằng của chúng.
bị càn, ban chỉ đạo mặt trận đã có chủ trƣơng: Bám sát địch, chủ động, tích cực tiến công tiêu diệt địch. Các đơn vị bộ đội địa phƣơng huyện và du kích xã phải phát triển mạnh mẽ, đánh du kích tiêu hao địch.
Ngày 1 - 12 - 1952, các binh đoàn cơ động của địch theo đƣờng 55, 21, 53 và sông Đào đánh vào hai huyện Nam Trực, Trực Ninh. Khi địch càn đến đâu, quân dân ta đã tập trung lực lƣợng bẻ gãy từng cánh quân của chúng. Trên hƣớng đƣờng 55, dân quân, du kích địa phƣơng đã bám sát quân địch, du kích Lâm Hoà bí mật phục kích diệt 21 tên. Khi địch đánh vào làng An Nông, du kích và bộ đội địa phƣơng đã đánh trả quyết liệt diệt và làm bị thƣơng hơn 100 tên. Trên hƣớng đƣờng 21, du kích Nam Trực cùng đại đội 75 Trực Ninh phục kích ở Nam Lạng diệt 20 tên, ở Cát Chử diệt 50 tên, ngoài ra còn nhiều trận đánh ở Duyên Hƣng, Bằng Hƣng (Nam Trực) Cầu Gai (Trực Ninh), Bái Dƣơng (Nam Trực), Nam Lạng, Cát Chử (Trực Ninh)… Chỉ sau khi địch tăng cƣờng dùng phi pháo và mở nhiều đợt tấn công ồ ạt, bộ đội chủ lực ta mới phải tạm rút lui để bảo toàn lực lƣợng.
Ngày 13 - 12 - 1952, địch sử dụng các binh đoàn cơ động 1, 3, 4 càn quét Xuân Trƣờng, Giao Thuỷ. Bộ đội địa phƣơng tỉnh và dân quân du kích chặn đánh địch ở Lạc Nghiệp diệt hai trung đội địch. Ở nhiều nơi khác trong huyện, dân quân, du kích đã bám đất, bám dân và làm công tác tuyên truyền vũ trang đã hạn chế một phần hoạt động của bọn đội lốt Thiên chúa giáo.
Ngày 16 - 12 - 1952, địch tấn công Giao Thuỷ từ huyện lỵ qua các xã Xuân Trung, Xuân Tiến, Giao Hoa, Giao Yến, Giao Long. Tại những nơi này, du kích đã đánh trả quyết liệt, nhƣng lực lƣợng địch đông hơn ta gấp bội, nên tạm thời phải rút lui. Ngày 18 - 12, địch càn quét khu Đông Giao Thuỷ. Ngày 22 - 12, chúng rút về Bùi Chu. Ngày 23 - 12 - 1952 địch tập trung càn Hải Hậu, hạ Nghĩa Hƣng sau đó chuyển lên Nam Trực, Trực Ninh nhằm bao vây "cất vó" bộ đội chủ lực của ta.
cán bộ, đảng viên, dân quân du kích đã lăn lộn bám đất, bám dân kiên quyết chống càn. Cuộc càn Bơrơtanhơ kết thúc vào ngày 31 - 12 - 1952. Qua gần một tháng tiến hành cuộc càn quét, địch đã gây cho ta nhiều thiệt hại về ngƣời và của: Chúng đã giết gần 500 dân thƣờng, bắt 3.000 thanh niên vào lính, đốt phá gần 1.500 tấn thóc, 5.000 nóc nhà, giết và cƣớp 500 trâu bò và hàng ngàn con lợn. Địch còn phá hỏng cống ngăn nƣớc mặn, nhằm phá huỷ đồng ruộng, gây tổn thất lâu dài về cơ sở kinh tế của ta.
Qua cuộc càn này, địch đã thực hiện đƣợc một phần âm mƣu tàn phá khu du kích và căn cứ du kích của ta, tiếp tục kìm kẹp, khống chế nhân dân