0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

CỦNG CỐ, MỞ RỘNG KHU DU KÍCH VÀ CĂN CỨ DU KÍCH (1951-1952)

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ XÂY DỰNG PHÔNG LƯU TRỮ CÁ NHÂN CÁC NHÀ KHOA HỌC TIÊU BIỂU TẠI TRUNG TÂM KHXH&VN QUỐC GIA (Trang 61 -70 )

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, Liên khu uỷ III đã họp từ ngày 5 - 8 đến ngày 10 - 8 - 1951 ra nghị quyết về xây dựng lực

lƣợng võ trang, bán võ trang trong Liên khu. Phần nói về xây dựng dân quân du kích, nghị quyết nhấn mạnh: "Căn bản là dân quân du kích thôn, hạn chế việc tập trung để khỏi hại đến việc tăng gia sản xuất và nhân dân khỏi phải đóng góp nhiều.

- Cơ sở dân quân du kích tiến từ cơ sở chính trị, lớn nhất là cơ sở nông dân.

- Tổ chức dân quân du kích rộng rãi, chú trọng tổ chức bí mật không đƣợc thoát ly địa phƣơng.

- Muốn xây dựng dân quân, du kích cần phải huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và giáo dục chính trị.

- Biên chế dân quân du kích phải linh động, có thể từng tiểu tổ ở những nơi bị địch kiểm soát chặt chẽ, từng tiểu đội đến nhiều trung đội ở những nơi phong trào khá hơn, không biên chế thành đại đội.

- Xây dựng dân quân du kích trong Liên khu nhằm 3 khu vực khác nhau: Trong các thành phố lớn; trong vùng công giáo; trong khu du kích và căn cứ du kích" [41, tr 694-695].

Theo phƣơng hƣớng chiến lƣợc đề ra từ Đại hội II của Đảng, Hội nghị Trung ƣơng lần thứ II họp từ ngày 27 - 9 đến ngày 5 - 10 - 1951 đã đề ra ba nhiệm vụ để tiếp tục đƣa cuộc kháng chiến đến thắng lợi là:

- Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tiến tới giành ƣu thế quân sự, phá kế hoạch phòng ngự của địch ở Trung Du, Bắc Bộ.

- Phá tan kế hoạch "dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của địch.

- Củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân, giáo dục tƣ tƣởng kháng chiến lâu dài, gian khổ nhƣng nhất định thắng lợi; bồi dƣỡng lực lƣợng của nhân dân bằng chăm lo cải thiện đời sống, xây dựng căn cứ địa và củng cố hậu phƣơng để phục vụ tiền tuyến, phục vụ kháng chiến" [3, tr 330].

tạm bị chiếm và vùng du kích". Theo đó thì tuỳ theo so sánh lực lƣợng giữa ta và địch, tuỳ hoàn cảnh từng nơi, từng lúc mà lãnh đạo nhân dân dùng mọi hình thức đấu tranh phù hợp từ thấp lên cao, hợp pháp và không hợp pháp về chính trị, kinh tế, vũ trang… với giặc Pháp.

Ở vùng tạm chiếm thì xây dựng và phát triển cơ sở đấu tranh chính trị và kinh tế là chính, tích cực chuẩn bị lực lƣợng, đón thời cơ khi có điều kiện thì chuyển lên đấu tranh vũ trang. Ở vùng du kích thì đấu tranh vũ trang là chính, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và kinh tế, dùng mọi hình thức để lãnh đạo nhân dân đấu tranh với địch, tiến tới mở rộng vùng du kích và xây dựng căn cứ du kích.

Vùng du kích và vùng tạm chiếm không có ranh giới mà có thể chuyển hoá lẫn nhau, luôn thay đổi theo cuộc đấu tranh giữa ta và địch, tuỳ theo lực lƣợng giữa hai bên. Vùng du kích có thể bị địch uy hiếp, đánh chiếm rộng ra rồi kiểm soát đƣợc, biến thành vùng tạm bị chiếm. Vùng tạm bị chiếm có thể biến đổi từ chỗ du kích mới chớm nở, mạnh dần lên cho đến khi trở thành một căn cứ du kích.

Vùng sau lƣng địch, thì dân vận là công tác chính, làm gốc cho mọi công tác khác… xây dựng và giữ vững đƣợc cơ sở nhân dân tức là tích trữ đƣợc lực lƣợng, tạo điều kiện cần thiết để phát động, giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, vận động nguỵ binh là công tác quan trọng trong vùng tạm bị chiếm và vùng du kích. Phải đẩy mạnh chiến tranh du kích, đặc biệt chú trọng dân quân du kích xã, gắn liền hoạt động của du kích với lợi ích của nhân dân. Những chủ trƣơng của Trung ƣơng và liên khu uỷ III đã soi sáng con đƣờng kháng chiến của Đảng bộ, quân dân Nam Định trong thời kỳ mới.

Ngày 9 - 11 - 1951, Đờ lát Đờ Tát xi nhi tập trung 20 tiểu đoàn cơ động chiến lƣợc có đủ cơ giới, pháo binh, máy bay yểm trợ mở chiến dịch đánh chiếm Hoà Bình. Đây là cố gắng lớn của địch từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới. Âm mƣu của địch là kéo bộ đội ta ra nơi chúng đã chuẩn bị

sẵn để tiêu diệt, nhằm giành lại quyền chủ động đã bị mất trên chiến trƣờng Bắc Bộ, đồng thời chặn đƣờng tiếp tế, vận chuyển của ta giữa Việt Bắc và Trung Bộ qua đó gây tiếng vang để tranh thủ thêm viện trợ Mỹ, củng cố tinh thần quân lính.

Trƣớc tình hình đó, Trung ƣơng Đảng đã họp, ra chỉ thị "Về nhiệm vụ cuộc tiến công Hoà Bình của địch" [1, tr 181] và chỉ rõ: "Ở đồng bằng Bắc Bộ lúc này là cơ hội tốt cho chiến tranh du kích phát triển hoạt động mạnh mẽ và liên tiếp để tiêu diệt địch. Khôi phục, củng cố và mở rộng khu căn cứ du kích, tiến hành công tác vận động nguỵ binh" [19, tr 176]. Đồng thời Trung ƣơng cũng nhận định đây là cơ hội tốt để tiêu diệt sinh lực địch và chủ trƣơng tranh thủ tiêu diệt địch trên mặt trận Hoà Bình, đồng thời nhân sơ hở của địch, ta đƣa bộ đội chủ lực vào vùng địch hậu phối hợp với dân quân các địa phƣơng mở rộng các khu du kích và căn cứ du kích. Trong thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thƣ kêu gọi cán bộ, chiến sỹ, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng, dân quân du kích phối hợp với nhau chặt chẽ để đánh bại kế hoạch Thu - Đông của địch. Hồ Chí Minh nói: "Trƣớc kia ta phải lừa địch ra mà đánh, nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội tốt cho ta."[32, tr 431]

Thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng và Bác Hồ, Tỉnh uỷ Nam Định chủ trƣơng mở chiến dịch hoạt động Đông - Xuân 1951 - 1952. Mục đích chiến dịch là phối hợp với mặt trận Hoà Bình tiêu diệt sinh lực địch, phá hệ thống nguỵ quân, nguỵ quyền, vận động và tranh thủ đồng bào theo đạo Thiên chúa, phục hồi và động viên quần chúng đấu tranh về mọi mặt, đặc biệt là đấu tranh quân sự, địch vận, mở rộng khu du kích và căn cứ du kích, tạo hành lang an toàn từ vùng tự do của tỉnh và Liên khu nối liền với vùng địch hậu Nam Định sang tả ngạn sông Hồng.

Đúng nhƣ dự đoán của Đảng, địch phải thu gom lực lƣợng ứng chiến để tung ra chiến trƣờng Hoà Bình nên quân chiếm đóng trên địa bàn Nam Định bị dàn mỏng, số lính Âu - Phi còn lại rất ít, những cuộc càn quét của

địch giảm hẳn. Tuy nhiên, về phía ta có một số khó khăn lớn là: ở một số nơi bị địch chiếm đóng lâu ngày, cơ sở của ta yếu cả về chính trị, tƣ tƣởng… nhất là các huyện phía Nam tỉnh nhƣ: Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hƣng, Hải Hậu, Xuân Trƣờng, Giao Thuỷ. Qua hơn hai năm, chịu đựng các cuộc khủng bố, tàn sát đẫm máu của địch, đã có một bộ phận nhân dân hoang mang; lực lƣợng vũ trang tỉnh, huyện, xã bị tổn thất; một số cán bộ, đảng viên chƣa nhận thức rõ thời cơ , còn tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào bộ đội chủ lực, một số dè dặt không giám hoạt động mạnh. Vì vậy từ trung tuần tháng 11 đến trung tuần tháng 12 - 1951, nhiều nơi trong tỉnh vẫn chƣa đẩy mạnh đƣợc hoạt động, khôi phục cơ sở và phong trào.

Trƣớc tình hình đó, Tỉnh uỷ Nam Định đã có chỉ thị bổ khuyết kịp thời cho các cấp, các ngành, phê phán tƣ tƣởng e dè, ỷ lại đó và xác định tinh thần chủ động, tranh thủ thời cơ đẩy mạnh hoạt động, lực lƣợng vũ trang địa phƣơng phải tập trung đánh địch, phá tề, tề vũ trang, nhằm phục hồi và mở rộng cơ sở. Trong đợt hai của chiến dịch Hoà Bình, từ ngày 10 - 12 - 1951 đến ngày 31 - 1 - 1952, quân địch đã bị tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực và lâm vào tình thế nguy khốn. Thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng, nhiều tỉnh địch hậu của Liên khu III hoạt động mạnh, mở đƣợc nhiều khu căn cứ rộng lớn.

Tỉnh uỷ Nam Định cùng chỉ huy các Trung đoàn chủ lực đóng trên địa bàn đã họp và quyết định: Mở khu du kích từ miền Trung Nghĩa Hƣng nối liền với Nam Trực tới khu căn cứ du kích Dân chủ - Cộng hoà hoặc xây dựng từng khu vực, sau đó phát triển rộng thêm và tiến sang mở khu du kích huyện Hải Hậu. Phƣơng châm tác chiến là đánh điểm, diệt viện, tranh thủ yếu tố bất ngờ để giành thắng lợi ngay từ đêm đầu nổ súng, từ đó khuếch trƣơng phá tề, trừ gian, đƣa chính quyền ta ra hoạt động công khai. Mở khu du kích ở từng vùng, từng huyện (ở ba huyện phía Bắc tỉnh) nối liền với khu du kích ở Hà Nam tạo thành thế liên hoàn.

Mở đầu cho đợt hoạt động này là trận đánh trại Tế Bần ở thành phố Nam Định. Đêm 6 - 1 - 1951, Trung đoàn 64 do Trung đoàn trƣởng Lê Ngọc Hiền chỉ huy cùng lực lƣợng địa phƣơng đã đột nhập vào thành phố, dùng nội công, ngoại kích để tiến công trại, nơi có đội Com măng đô "Đầu hổ" chiếm đóng [3, tr 333]. Đây là đội biệt kích đầu tiên của địch ở phân khu Nam đồng bằng Bắc Bộ do tên đại uý Văng đen be chỉ huy. Để chuẩn bị cho trận đánh này, Thị uỷ Nam Định đã chỉ đạo Ban chỉ huy Thị đội phối hợp với cơ sở nội thành gây nhân mối, bám sát theo dõi đơn vị biệt kích số một ở khu Nam đồng bằng Bắc Bộ đóng tại Tế Bần. Bộ đội đƣợc điều sâu vào sau lƣng địch. Về nhân mối nội ứng, ta có 75 ngƣời cài ở khắp các Tiểu đội, các Trung đội của đại đội biệt kích này [20, tr 158]. Khi lệnh tiến công phát ra, chỉ hơn 10 phút sau ta đã vây, bắt hết quân địch (trên 100 tên) thu 180 tiểu liên, 16 trung liên, 30 súng ngắn, 2 súng cối. Phối hợp với trận đánh trại Tế Bần, quân, dân Nam Định dùng loa địch vận và ném lựu đạn uy hiếp tinh thần quân địch nhiều nơi trong thành phố làm cho địch hoang mang, không xác định rõ mục tiêu đành phải bó tay. Trận đánh trại Tế Bần là sự hợp đồng tác chiến tuyệt đẹp giữa bộ đội chủ lực và dân quân thành phố Nam Định. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân toàn tỉnh trong tình hình địch còn tạm chiếm, khiến cho hoạt động của bộ đội địa phƣơng, dân quân du kích đƣợc đẩy mạnh, cùng bộ đội chủ lực đánh đồn, tiêu hao sinh lực địch, trừ gian phá tề tiến tới mở rộng khu du kích và căn cứ du kích trên địa bàn toàn tỉnh.

Ở các huyện phía Nam tỉnh, đêm 28 - 12 - 1951, Trung đoàn 52 từ Ninh Bình hành quân qua Nam Định đã cùng dân quân địa phƣơng tiến công địch ở ba vị trí: Hải Lạng, Phù Sa (huyện Nghĩa Hƣng) và Nam Trực (huyện Nam Trực). Bộ đội địa phƣơng Nghĩa Hƣng tiến công tiêu diệt vị trí dõng vũ trang Chƣơng Nghĩa và phá tề các xã miền Trung của huyện. Đại đội 91 và đại đội 33 bộ đội địa phƣơng tỉnh tiến công bốt Ngoại Đông (28 - 12), bốt Nam Lạng, Trực Ninh (29, 30 - 12) và bốt An Lãng (xã Phƣơng Định).

Đêm 3 - 1 - 1952, Trung đoàn 9 Đại đoàn 304 đánh vị trí Ngọc Tỉnh (Nam Trực), đêm 5 - 1 - 1952 đánh Văn Đàn (Hải Hậu). Nhƣ vậy, từ 28 - 12 - 1951 đến 5 - 1 - 1952, dân quân các huyện phía Nam tỉnh đã tấn công gần chục vị trí, đã tiêu hao nhiều sinh lực địch. Ban chỉ đạo đã kịp thời rút kinh nghiệm và thay đổi phƣơng châm tác chiến: Chuyển sang vây điểm, diệt viện, phân tán một bộ phận của bộ đội chủ lực kết hợp với dân quân du kích vũ trang tuyên truyền, phá tề, trừ gian.

Nhờ sự chuyển hƣớng đúng đắn, quân dân Nam Định đã liên tiếp giành thắng lợi trong nhiều trận đánh: Nhƣ trận phục kích trên đƣờng 21 ngày 10 - 1 - 1952 ở xóm Thƣợng (phía Tây đƣờng 21). Khi đội hình giặc lọt vào trận địa phục kích, dân quân du kích đã phối hợp với bộ đội, tiến công, truy bắt tù binh thu dọn chiến trƣờng. Trận đánh kết thúc thắng lợi, đại đội 15 thuộc trung đoàn Âu - Phi số 2 của địch bị tiêu diệt, 46 tên bị bắt sống, 5 xe vận tải bị phá huỷ, ta thu 200 súng, nhiều quân trang, quân dụng và 50.000 đồng Đông Dƣơng. Ngày 21 - 1 - 1952, bộ đội chủ lực phối hợp với dân quân du kích Trực Ninh phục kích đƣờng 21 đoạn Thần Lộ - Trực Ninh, phá huỷ 18 xe cơ giới, diệt 200 tên, đồng thời địch vận diệt bốt Đại Tám, bao vây bức rút bốt Liễu Đề (Nghĩa Hƣng), bốt Thạch Bi (Nam Trực) làm cho địch càng hoang mang lúng túng. Ở Xuân Trƣờng, GiaoThuỷ, Đảng bộ đã kịp thời lãnh đạo quần chúng nổi dậy phối hợp dân quân du kích, bộ đội bao vây bức rút dõng Quất Lâm, tiêu hao địch ở bốt Đại Đồng, phá tan từng mảng nguỵ quyền, phục hồi cơ sở của ta, đƣa chính quyền ra hoạt động công khai.

Dƣới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, dân quân du kích cùng bộ đội địa phƣơng tuyên truyền vũ trang phá tề, diệt dõng, phục hồi cơ sở… phá rã hàng mảng nguỵ quân, nguỵ quyền của địch. Phần lớn nguỵ quyền tự nguyện nộp sổ sách, súng ống, bỏ về nhà làm ăn, một số chạy vào Bùi Chu hoặc lên thành phố Nam Định. Cả một khu vực rộng lớn bao gồm: hầu hết huyện Hải Hậu, miền Trung và miền Hạ Nghĩa Hƣng, một phần huyện Giao Thuỷ, Trực

Ninh và toàn khu vực đƣờng 10 thuộc các huyện Ý Yên, Vụ Bản đã đƣợc giải phóng, khu du kích và căn cứ du kích mở đến đâu đƣợc củng cố đến đó. Chính quyền nhân dân và lực lƣợng vũ trang địa phƣơng ở những nơi này đã hoạt động công khai hoặc bán công khai.

Từ ngày 23 đến ngày 25 - 10 - 1952, Hội nghị Tỉnh uỷ Nam Định đã họp tổng kết hoạt động đồng thời đề ra những nhiệm vụ cấp bách, khẩn trƣơng, chỉ đạo kịp thời các cấp thực hiện. Sau Hội nghị, việc bổ sung kiện toàn bộ đội địa phƣơng huyện và dân quân du kích ở cơ sở đã đƣợc tiến hành khẩn trƣơng. Chỉ trong thời gian ngắn, các huyện trong tỉnh (trừ Mỹ Lộc, Nam Trực) đều đã xây dựng đủ ba trung đội. Phần lớn các xã đã phục hồi đƣợc các đội du kích, có đội tới 200 đội viên, đƣợc bổ sung thêm vũ khí.

Công tác giáo vận cũng gây đƣợc phong trào lƣơng, giáo thân thiện. Trong khi tề dõng hoang mang và tan rã, Tỉnh uỷ chỉ đạo tăng cƣờng công tác địch vận nhằm đẩy nhanh quá trình tan rã của địch. Khi vùng giải phóng đƣợc mở rộng, Tỉnh uỷ đã quyết định đƣa các cơ quan tỉnh trở về địa phƣơng, tổ chức lại bộ máy và lề lối làm việc thích hợp với hoàn cảnh mới, kịp thời ứng phó với mọi diễn biến của tình hình.

Đêm 19 - 2 - 1952, trung đoàn 46 nhổ bốt Ninh Cƣờng và Thái Lãng (Trực Ninh), Văn Đàn (Hải Hậu). Ngày 24 - 2 - 1952, chi bộ Liêu Đông (Xuân Trƣờng) đã lãnh đạo dân quân du kích chặn đánh địch thắng lợi khi chúng đi càn quét, lùng sục làm cho nguỵ quyền sụp đổ, chính quyền kháng chiến hoạt động công khai từ Cát Xuyên đến Ngô Đồng. Tại Xuân Trƣờng, du kích cùng bộ đội tiêu diệt vị trí Lạc Quần, sau đó vào Bùi Chu, phá trại giam Lục Thuỷ, giải thoát nhiều cán bộ, bộ đội bị địch giam ở đây.

Dƣới sự lãnh đạo của Khu uỷ III và Tỉnh uỷ, Nam Định đã mở đƣợc các khu du kích và căn cứ du kích rộng lớn nối liền khu A, B Mỹ Lộc, Vụ Bản và Bắc Ý Yên xuống Nam Trực, Trực Ninh qua miền Trung, miền Hạ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ XÂY DỰNG PHÔNG LƯU TRỮ CÁ NHÂN CÁC NHÀ KHOA HỌC TIÊU BIỂU TẠI TRUNG TÂM KHXH&VN QUỐC GIA (Trang 61 -70 )

×