Quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Trung ương Đảng vào địa phương Nam Định.

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng phông lưu trữ cá nhân các nhà khoa học tiêu biểu tại Trung tâm KHXH&VN quốc gia (Trang 97 - 99)

Quán triệt, nắm vững và tổ chức thực hiện tốt quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối kháng chiến củaTrung ƣơng Đảng là nhân tố quyết định bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng ở các địa phƣơng. Đồng thời các Đảng bộ địa phƣơng phải có tinh thần chủ động, sáng tạo đề ra các chủ trƣơng, biện pháp thích hợp và phù hợp với địa phƣơng trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Trong chỉ đạo, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, Đảng bộ Nam Định đã biết vận dụng một cách sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết, chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng nhƣ: Chỉ thị kháng chiến kiến quốc ngày 25 - 11 - 1945 của Trung ƣơng Đảng; nghị quyết Ban chấp hành Trung ƣơng mở rộng ngày 20 - 1 - 1948 về nhận định sau chiến thắng Việt Bắc và đề ra nhiệm vụ giai đoạn mới; nghị quyết Hội nghị cán bộ tháng 8 - 1948 về công tác vùng sau lƣng địch; nghị quyết Hội nghị lần thứ III của Đảng ngày 21 - 1 - 1950 về chuẩn bị chuyển sang tổng phản công; nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng 2 - 1951; nghị quyết Liên khu uỷ III tháng 8 - 1951 về xây dựng lực lƣợng dân quân du kích; nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng tháng 9 - 1951 về phá tan kế hoạch "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng ngƣời Việt trị ngƣời Việt của địch"; nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 3 khoá II, tháng 4 - 1952 về chỉnh Đảng; nghị quyết Hội nghị Ban chỉ đạo "khu căn cứ du kích B" tháng 4 - 1952...

Từ đó, Đảng bộ Nam Định đã đề ra chỉ thị, nghị quyết vận dụng phù hợp nhƣ: Nghị quyết Hội nghị cán bộ tỉnh tháng 7 - 1947, về chống địch lấn

1947; nghị quyết Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh tháng 7 - 1949 về phát triển phong trào kháng chiến trong vùng địch tạm chiếm, vùng đồng bào Thiên Chúa, kiện toàn du kích tập trung, phát triển du kích xã; nghị quyết Hội nghị cán bộ tỉnh ngày 1 - 5 - 1950 về phá âm mƣu lợi dụng công giáo, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân; nghị quyết Hội nghị cán bộ tháng 4 - 1951 về đẩy chiến tranh du kích đến cao độ, mở thêm căn cứ trong lòng địch; chỉ thị 13 / CTTU 3 - 12 - 1952 về giảm tô; nghị quyết Hội nghị Tỉnh uỷ tháng 7 - 1953 về chống càn; nghị quyết Tỉnh uỷ ngày 16 - 1 - 1954 triển khai học tập nghị quyết về chiến tranh du kích…

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ Nam Định đã quán triệt đƣờng lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh của Trung ƣơng Đảng vào địa phƣơng Nam Định để tổ chức nhân dân dựng làng kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích ở vùng địch hậu, xây dựng vùng du kích và khu căn cứ du kích, phá âm mƣu chia rẽ của địch, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển chiến tranh nhân dân, kết hợp ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích, đoàn kết lƣơng - giáo, chống âm mƣu chia rẽ lƣơng - giáo của địch, đấu tranh kinh tế với địch và tổ chức lao động, phát triển sản xuất… Đảng bộ Nam Định đã xây dựng đƣợc thế trận lòng dân và chiến tranh nhân dân vững chắc để chiến thắng kẻ thù.

Những lúc khó khăn nhƣ thời gian 86 ngày đêm chiến đấu giam chân địch trong thành phố, hay thời kỳ 2 năm 4 tháng… Đảng bộ đã biết vận dụng khéo léo đƣờng lối của Đảng, của Liên khu uỷ III để đề ra các nghị quyết, chỉ thị cụ thể nhằm lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến và chiến tranh du kích, cùng toàn dân từng bƣớc củng cố, giữ gìn, phát triển lực lƣợng, tiến công và chủ động tiến công địch toàn diện trên tất cả các mặt trận, các địa bàn, các tình huống, trong mọi thời gian để giành thắng lợi từng bƣớc tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Kinh nghiệm quán triệt, vận dụng sáng tạo đƣờng lối kháng

chiến của Đảng trong chiến tranh du kích chống thực dân Pháp ở Nam Định còn có tác dụng lớn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ sau này.

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng phông lưu trữ cá nhân các nhà khoa học tiêu biểu tại Trung tâm KHXH&VN quốc gia (Trang 97 - 99)