0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Lãnh đạo chống địch lấn chiếm, bình định, phục hồi và phát triển căn cứ du kích (1947 1951).

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ XÂY DỰNG PHÔNG LƯU TRỮ CÁ NHÂN CÁC NHÀ KHOA HỌC TIÊU BIỂU TẠI TRUNG TÂM KHXH&VN QUỐC GIA (Trang 31 -61 )

Sau khi đã chiếm đƣợc mấy thành phố trống rỗng, thực dân Pháp tiếp tục tăng viện binh. Mục tiêu của Pháp lúc này là chiếm những đƣờng giao thông chính, lập vành đai bảo vệ thành phố (sào huyệt của chúng), xúc tiến việc thiết lập bộ máy bù nhìn, tay sai, dụ dỗ nhân dân hồi cƣ và thực hiện chính sách "dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt", "lấy chiến tranh nuôi chiến

tranh".

Ở Nam Định, chúng đã đóng quân ở thành phố, gồm các vị trí: Vƣờn chay, chùa Phán Chƣơng, Lò Lợn, trại Ca rô, Nhà thƣơng, Nhà Thờ Sanh Tô ma, nhà máy Sợi và âm mƣu mở rộng vùng chiếm đóng theo chiến thuật "Vết dầu loang". Địch đã mở nhiều cuộc càn quét xung quanh thành phố để khủng bố nhân dân, phá cơ sở, gây tâm lý cầu an, dụ dỗ, thúc ép nhân dân hồi cƣ để đẩy lực lƣợng của ta ra ngoài thành phố. Thực dân Pháp đã tiến hành xây nhiều công trình quân sự và dân sự, phá Văn Miếu, chùa Năng Tĩnh để xây đồn cảnh sát, phá nhà dân khu Năng Tĩnh, Cổng Hậu để làm sân bay, biến nhà thờ Sanh Tô ma thành nơi đóng quân và huấn luyện quân sự, biến nhà máy Chai thành nơi giam giữ những ngƣời yêu nƣớc. Không những thế, thành phố Nam Định còn là nơi địch đóng quân cơ động, đi càn quét các vùng nông thôn Nam Định và các vùng lân cận khác. "Ở đồng bằng Bắc Bộ đến giữa năm 1947 đã hình thành 3 vùng rõ rệt: Vùng tạm chiếm, vùng tranh chấp và vùng tự do. Trong vùng tạm chiếm, địch mở các cuộc hành quân càn quét các làng xã xung quanh vị trí đóng quân, sử dụng bọn phản động trong hội tề, tập hợp bọn lƣu manh xây dựng lực lƣợng vũ trang phản động ở cơ sở, tổ chức mạng lƣới gián điệp chỉ điểm để phát hiện cơ sở của ta, tiêu diệt cán bộ, du kích" [27, tr 46].

Bọn phản động địa phƣơng, nhất là bọn đội lốt Thiên Chúa giáo và một số địa chủ cƣờng hào ngóc đầu dậy, đứng ra lập tề dõng, bắt nhân dân nộp tô cho địch xây đồn bốt. Từ tháng 4 - 1947, chúng chiếm thêm một số vị trí bên ngoài thành phố nhƣ Đò Quan, Vạn Diệp (Nam Phong, Nam Trực), Đệ Nhất (Mỹ Trung), Bảo Long (Mỹ Hà), Lê Xá (Mỹ Thịnh) huyện Mỹ Lộc và Xuân Mai (huyện Bình Lục, Hà Nam). Đồng thời, quân Pháp càn ra vùng tự do (15 km) để khủng bố tinh thần dân ta và để cƣớp lƣơng thực, trâu bò… Ngày 19 - 3 - 1947, Chính phủ ta ký sắc lệnh bổ sung, sửa đổi một số điều khoản về Uỷ ban bảo vệ khu và tỉnh. Ngày 25 - 3 có sắc lệnh về uỷ ban bảo vệ huyện, xã.

Cơ quan chính quyền xã gọi là uỷ ban hành chính kiêm kháng chiến, Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã gọi là Chủ tịch uỷ ban hành chính kiêm kháng chiến xã.

Tháng 3 - 1947, Bộ tổng chỉ huy Quân đội quốc gia đổi tên thành Bộ tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân tự vệ; thành lập các tỉnh đội, huỵện đội, xã đội trực thuộc uỷ ban kháng chiến các cấp. Ngày 20 - 4 - 1947, Ban chỉ huy tỉnh đội Nam Định đƣợc thành lập. Đến cuối tháng 4 - 1947, cơ quan quân sự các huyện, thành phố đƣợc tổ chức và đi vào hoạt động nhằm phát động quần chúng tham gia, xây dựng dân quân du kích, phát triển lực lƣợng Việt Minh trong vùng tạm chiếm. Tháng 5 - 1947, Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ nhất họp để thống nhất việc tổ chức dân quân tự vệ và du kích trên phạm vi cả nƣớc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thƣ tới Hội nghị và nhấn mạnh: "Dân quân, tự vệ và du kích là lực lƣợng toàn dân tộc, là lực lƣợng vô địch, là một bức tƣờng sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch hung bạo đến thế nào, hễ đụng vào lực lƣợng đó, bức tƣờng đó thì địch nào cũng phải tan rã" [28, tr 174].

Song song với hoạt động lấn chiếm để mở rộng vành đai thành phố, thực dân Pháp còn tiến hành lập bộ máy cai trị để đàn áp nhân dân. Chúng thành lập các toà Đốc lý, Sở cẩm, Sở mật thám liên bang (phụ trách 4 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình), Kho bạc, Công chính… "Riêng ở thành phố Nam Định có tới 30 cơ quan trong bộ máy cai trị. Thực dân Pháp tăng cƣờng tuyên truyền, lôi kéo nhân dân hồi cƣ. Đến tháng 9 - 1947, ở thành phố Nam Định có khoảng 1.000 ngƣời Việt Nam và 870 Hoa kiều. Ngày 11 - 9 - 1947, chúng mở lại chợ Rồng, nhƣng việc mua bán vẫn lẻ tẻ thƣa thớt" [3, tr 249].

Trƣớc tình hình đó, Tỉnh uỷ Nam Định đã xác định trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân Nam Định là đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thu nhiều thắng lợi hơn nữa với 5 nội dung cơ bản là:

chiếm, phục hồi cơ sở vùng địch hậu.

- Mở rộng khối đoàn kết toàn dân, tranh thủ giáo dân, trấn áp bọn phản cách mạng.

- Ra sức xây dựng cơ quan quân sự và lực lƣợng vũ trang địa phƣơng. - Xây dựng hậu phƣơng, quan tâm đến đời sống quần chúng, đẩy mạnh sản xuất, thực hiện nền kinh tế tự cấp, tự túc.

- Ra sức phát triển Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực công tác.

Tỉnh uỷ Nam Định đã quyết định hợp nhất Uỷ ban kháng chiến với Uỷ ban hành chính thành Uỷ ban kháng chiến hành chính. Thực hiện chủ trƣơng của Tỉnh uỷ, trung đoàn 34 rút ra khỏi thành phố Nam Định chỉ để lại đại đội 11 hoạt động ở Mỹ Lộc (vùng tạm chiếm), đại đội 77 và đại đội 36 về hoạt động ở vùng tạm chiếm Nam Trực, Vụ Bản. Với tƣ cách là các đại đội độc lập, các đơn vị này có nhiệm vụ dìu dắt lực lƣợng dân quân, du kích từ chỗ chỉ làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ xóm làng tiến tới tự động đánh địch.

Năm 1947, ở Nam Định có 40 trận đánh của dân quân du kích, tiêu biểu là du kích Mai Mỹ, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc. Chiến tranh du kích phát triển đã ngăn chặn một phần hoạt động của địch, tạo điều kiện cho cán bộ của ta đi vào tuyên truyền, giáo dục quần chúng, phục hồi cơ sở. Đặc biệt phát triển du kích chiến ngay trong vùng địch kiểm soát và ngay trong thành phố mà địch tạm thơì làm chủ, vừa tiêu hao, vừa tiêu diệt địch.

Tại các vùng tạm chiếm, trƣớc sự khủng bố của giặc, tuy có một bộ phận nhỏ nhân dân dao động, hoang mang còn đại bộ phận nhân dân rất tin tƣởng vào kháng chiến và Chính phủ. Nhiều ngƣời đã tích cự giúp đỡ, bảo vệ bộ đội và cán bộ hoạt động, nằm vùng. Vì vậy, dần dần phong trào quần chúng vùng tạm chiếm đã đƣợc phục hồi. "Năm 1947 ta đã phá đƣợc 15 ban tề, đem du kích tập kích vào làng có hội tề phản động, tƣớc súng lính dõng và bắt nhân viên hội tề, làm cho cả bọn hội tề phản động khác hoang mạng lo sợ"

[38, tr 12].

Trong một đêm tháng 10 - 1947, du kích xã Mỹ Tân (ngoại thành Nam Định) đã đột nhập bắt sống cả ban hội tề của 2 làng Phù Long và Hữu Long, thu 5 súng trƣờng, sau đó lại đột nhập làng Trung Trang bắt sống tên Phó lý và thuyết phục Lý trƣởng làng Tân Đệ ra thú tội; đồng thời ta đã vận động nhân dân trong làng có hội tề tranh đấu bằng những hình thức:

- Bí mật tản cƣ đi chỗ khác.

- Làm việc chiếu lệ nếu bị bắt ép (lãn công). - Trốn lính, trốn phu.

- Gây áp lực (dùng biểu tình) bắt hội tề yêu cầu Pháp miễn việc đi phu, đi lính, nộp thực phẩm, xoá thuế hay giảm thuế [38, tr 13].

Nhân dân các vùng bị địch uy hiếp đã triệt phá cầu, đƣờng, đắp ụ ngăn xe cơ giới của địch, thực hiện vƣờn không nhà trống khi địch tới. Các xã Liên Minh, Liên Phƣơng, Lê Lợi, Bảo Xuyên, Cốc Thành, Thanh Côi (huyện Vụ Bản) phá sập 6 cầu, đánh đổ 70 cột điện, bóc 3.500 mét đƣờng sắt trên đƣờng 12; đƣờng 10 cứ 50 mét lại đắp một ụ đất để cản xe địch. Toàn tỉnh đã đắp 9.954 ụ đất, đào 35.768 hố hoả mai và hố tránh máy bay, đào 55 km giao thông hào [3, tr 251]. "Riêng nhân dân các làng, xã Liên Minh (Vụ Bản) đã gánh hàng trăm gánh rạ, rơm phối hợp với các xã bạn đốt cháy 3 nhà ga, đắp 200 ụ đất, đào 100 ổ gà trên đƣờng 10" [6, tr 105].

Việc rào làng kháng chiến cũng đƣợc tiến hành ở một số địa phƣơng nhƣ Đại An, Phú Hào (Nam Trực), Dịch Diệp, Cát Trung (Trực Ninh), Thƣợng Đồng, An Lạc (Ý Yên), Lạc Châu, Hành Thiện (Xuân Trƣờng), Quả Linh, Hào Kiệt (Vụ Bản). Thực hiện chủ trƣơng "thôn trang chiến", xây dựng làng chiến đấu, các thôn Lƣơng - Hào Kiệt và một số xóm ở Đống Xuyên, Tam Hoà đã vót tre rào làng, trồng thêm các cụm tre ở những nơi trống trải, tạo thành hàng trăm mét bờ rào đơn, kép và hàng chục các cổng làng. Chỉ trong vòng 7 ngày, nhân dân đã đóng góp 17.870 cây tre để rào làng và vót

nhọn cắm xuống cánh đồng chống địch nhảy dù, đào 7.190 mét giao thông hào tạo thành khu vực chiến đấu liên hoàn. Đây là xã có làng chiến đấu sớm ở đồng bằng Bắc Bộ [6, tr 112].

Thực hiện nghị quyết Hội nghị cán bộ Đảng lần thứ hai (4 - 1947), tháng 5 - 1947 Tỉnh uỷ Nam Định đã đổi Uỷ ban dân quân tỉnh thành tỉnh đội dân quân, lập các huyện, xã đội dân quân. Các đội du kích xã, huyện đƣợc xây dựng. Đến cuối năm 1947, lực lƣợng du kích tập trung đã có 525 ngƣời, có 2 đại đội thoát ly: C195 ở Nam Trực, C115 ở Mỹ Lộc. Tại các huyện phía Nam tỉnh, mỗi huyện có một trung đội thƣờng trực trên dƣới 30 ngƣời. Tỉnh uỷ đã chú trọng chỉ đạo công tác huấn luyện và trang bị vũ khí cho dân quân du kích, phát động phong trào quân sự hoá toàn tỉnh. Lúc này là lúc các ban xung phong công tác, các đội vũ trang tuyên truyền, các đại đội độc lập, các đội biệt động bên cạnh các đội dân quân xã, các đội du kích tập trung càng phải hoạt động ráo riết, mở rộng và củng cố cơ sở du kích trong lòng địch. Sự hoạt động trong lòng địch cần phải gan dạ, phải kịp thời nhƣng lại cần phải thận trọng, tránh manh động. Kiên quyết và gấp rút gây cơ sở du kích trong các vùng chiến lƣợc và kinh tế quan trọng, những vùng mà địch sẽ ra sức củng cố, phát triển chiến tranh… [39, tr 85].

Một trong những thủ đoạn quen thuộc rất thâm độc, xảo quyệt của thực dân Pháp là chính sách chia để trị, dùng ngƣời bản xứ trị ngƣời bản xứ. Chúng triệt để lợi dụng giáo dân, hà hơi tiếp sức cho bọn phản động trong đạo Thiên Chúa cùng bọn cƣờng hào phản động. Tháng 4 - 1947, Pháp phái Hoàng Quỳnh (tên phản động khét tiếng đội lốt thầy tu) từ Phát Diệm (Ninh Bình) sang Bùi Chu (Nam Định) để thực hiện âm mƣu này. Hoàng Quỳnh đã đi nhiều xứ đạo để tập hợp lực lƣợng, tổ chức, huấn luyện thanh niên công giáo diệt cộng, đào tạo bọn đầu sỏ phản động, tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng, Đại Việt duy tân, Mặt trận liên tôn chống cộng, tổ chức bán tín phiếu chống cộng lấy tiền mau sắm vũ khí, thúc ép thanh niên tham gia lực lƣợng tự

vệ công giáo chống chính quyền địa phƣơng.

Tại Hải Hậu, ngày 21 - 5 - 1947 chúng cƣớp 50 vạn đồng của Ty thuế quan Văn Lý, đầu tháng 7 chúng thúc ép giáo dân Xƣơng Điền, Văn Lý biểu tình chống thuế muối. Ngày 25 - 7 - 1947 Vũ Đức Khâm ở nhà thờ Đông Biên ngang nhiên cho tay chân bắt phó chủ tịch xã Quần Phƣơng, tập hợp giáo dân để hỏi tội. Tháng 9 - 1947 chúng gây ra vụ bạo loạn Xuân Hà - Tang Điền. Bọn phản động còn kích động, thúc ép giáo dân 8 xã xung quanh biểu tình, rào làng canh gác, bắt cán bộ ta sau đó phát triển sang An Bài - An Đại - An Nghĩa… [4, tr 66]

Sau khi cuộc bạo loạn Xuân Hà - Tang Điền xảy ra, đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu uỷ và Tỉnh uỷ, ngày 5 - 9 - 1947 hai trung đội bộ đội địa phƣơng và một đại đội du kích đƣợc điều về tuyên truyền giải thích đƣờng lối chính sách của Chính phủ, vận động giáo dân biểu tình, trừng trị những tên hung hãn nhất, bắt những tên đầu sỏ, gian ác, tƣớc khí giới của chúng.Vụ bạo loạn nhanh chóng bị dập tắt (đã bắt 30 tên, xử tử 3 tên, giam giữ 15 tên, riêng Hoàng Quỳnh bị đuổi về Phát Diệm).

Tháng 6 - 1947, Tỉnh uỷ Nam Định đã phát động phong trào thi đua sản xuất để ổn định đời sống nhân dân và góp phần nuôi quân đánh giặc. Kết quả vụ chiêm 1947 đã cấy đƣợc 238.000 mẫu lúa, thu 110.000 tấn thóc; vụ mùa 1947 cấy 142 mẫu ruộng, sản xuất muối năm 1947 là 22.543.456 tấn, đã vận chuyển 10 tấn muối đi giúp các tỉnh Hà Đông, Thái Bình, Việt Trì, Ninh Bình … Cuối năm 1947, theo chủ trƣơng của Tỉnh uỷ, các địa phƣơng đã tổ chức cho nhân dân hồi cƣ kết hợp với việc xây dựng cơ sở vùng địch tạm chiếm.

Tháng 12 - 1947, Đại hội đại biều Đảng bộ Nam Định đƣợc tổ chức tại chợ Lƣơng (xã Hải Anh, Hải Hậu) có 109 đại biểu. Đồng chí Trần Quốc Hoàn, Bí thƣ khu uỷ II và đồng chí Trần Đăng Ninh, phụ trách Đặc uỷ đoàn của Chính phủ về dự. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá công tác lãnh đạo của Đảng bộ qua một năm kháng chiến và đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn tới, bầu

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 11 ngƣời, đồng chí Hoàng Văn Tiến đƣợc bầu làm Bí thƣ Tỉnh uỷ.

Qua một năm kháng chiến, quân và dân Nam Định đã giành đƣợc những thắng lợi bƣớc đầu về các mặt chiến đấu và xây dựng hậu phƣơng, về phát triển chiến tranh du kích và hình thành lực lƣợng vũ trang 3 thứ quân… Trƣớc tình hình ngày càng bất lợi, thực dân Pháp đã đẩy mạnh chiến lƣợc đánh nhanh, thắng nhanh nhằm mau chóng kết thúc cuộc chiến tranh. Với âm mƣu này, ngày 7 - 10 - 1947 thực dân Pháp đã mở cuộc tiến công lên Việt Bắc. "Mục đích cuộc hành binh là tóm gọn cơ quan lãnh đạo tối cao của ta, tiêu diệt bộ đội chủ lực, phá tan căn cứ địa kháng chiến nhằm mau chóng kết thúc chiến tranh" [1, tr 110].

Ngày 15 - 10 - 1947, Trung ƣơng Đảng ra chỉ thị: Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp và vạch rõ nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là làm cho địch thiệt hại nặng nề không gƣợng lại đƣợc, đánh mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung, Nam Bộ, giam chân địch tại mấy căn cứ vừa chiếm.

Thi hành chỉ thị của Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ Nam Định đã phát động quần chúng phá đƣờng giao thông quanh nơi địch đóng quân, đắp các con trạch dài ở một số đê để cản trở sự hoạt động của xe cơ giới địch, quấy rối phục kích, quét tề, trừ gian ở vùng tạm bị chiếm… Mỗi gia đình đều có Hũ gạo kháng chiến và phong trào mùa Đông binh sỹ đƣợc tổ chức với khẩu hiệu: Mỗi làng 2 áo trấn thủ, 2 chăn cho bộ đội. Toàn tỉnh đã góp 1.000 chăn và quần áo, 30.000đ ủng hộ quỹ mùa Đông binh sỹ. Riêng thôn Ân Phú, Văn Giáo (Nghĩa Hƣng) ủng hộ quỹ 3.000đ đƣợc Bác Hồ gửi thƣ khen ngợi.

Qua 75 ngày, đêm chiến đấu anh dũng của quân và dân ta ở Việt Bắc, cuộc tiến công đại quy mô của thực dân Pháp đã bị thất bại thảm hại. Ngày 22 - 12 - 1947, Pháp phải rút quân khỏi Việt Bắc. Sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp phải từ bỏ chiến lƣợc đánh nhanh thắng nhanh, đƣa quân về càn

quét, bình định ở vùng đồng bằng. Tại Nam Định, chúng mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhỏ nhằm phá cơ sở, cƣớp bóc của cải, phá hoại kinh tế của ta,

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ XÂY DỰNG PHÔNG LƯU TRỮ CÁ NHÂN CÁC NHÀ KHOA HỌC TIÊU BIỂU TẠI TRUNG TÂM KHXH&VN QUỐC GIA (Trang 31 -61 )

×