NHỮNG THÀNH QUẢ CỦA CHIẾN TRANH DU KÍC HỞ NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng phông lưu trữ cá nhân các nhà khoa học tiêu biểu tại Trung tâm KHXH&VN quốc gia (Trang 94 - 97)

Qua 7 năm 6 tháng 12 ngày trực tiếp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc trên quê hƣơng, Đảng bộ và nhân dân Nam Định đã trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách đầy gay go quyết liệt. Ngay từ đầu cuộc chiến tranh, với ƣu thế về trang bị, vũ khí, địch muốn "đánh nhanh, thắng nhanh", thực hiện âm mƣu đốt sạch, giết sạch, dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt… trong khi đó các lực lƣợng vũ trang địa phƣơng của ta còn non kém về trình độ tác chiến, vũ khí trang bị hết sức thiếu thốn và thô sơ, đời sống của nhân dân ta còn gặp nhiều khó khăn, đói kém…

nề, tiếp đó, 28 tháng sau trên phạm vi toàn tỉnh có nhiều cán bộ, đảng viên đã bị bắt, bị giết hoặc phải rút ra vùng tự do, chính quyền phải di chuyển sang địa phƣơng khác, cơ sở kháng chiến bị phá gần hết, địch gần nhƣ làm chủ tình hình và mặc sức đánh phá. Nam Định đã trải qua thời kỳ 2 năm 4 tháng đầy đau thƣơng và uất hận. Tuy nhiên trong thực tế của chiến tranh, dƣới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ Nam Định đã biết vận dụng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng một cách tài tình, sáng tạo tại địa phƣơng, đã đề ra chủ trƣơng, nghị quyết đúng đắn sát hợp với tình hình toàn tỉnh, đặc biệt là phát động, duy trì và phát triển chiến tranh du kích, lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh đứng lên chống thực dân Pháp góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định, quân, dân Nam Định đã kiên cƣờng đánh giặc, biết vận dụng quy luật lấy yếu đánh mạnh, lấy nhỏ đánh lớn. Các lực lƣợng vũ trang địa phƣơng đã từng bƣớc trƣởng thành, thoát khỏi tình trạng bị động, kiên trì, bền bỉ giành đất, giành dân, xây dựng cơ sở, mở các khu du kích và các căn cứ du kích trên địa bàn Nam Định. Khi đánh chiếm Nam Định, thực dân Pháp bằng mọi cách chiếm giữ thành phố, dựa vào tay sai, phản động để xúi giục, thúc ép giáo dân, châm ngòi và gây chia rẽ giáo - lƣơng, dựng tỉnh công giáo tự trị để thực hiện âm mƣu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt... Song những âm mƣu thâm độc đó của địch đều bị thất bại.

Thực dân Pháp đã tiến hành 3.000 trận càn quét lớn nhỏ, có trận chúng huy động tới 20.000 quân với đủ các loại vũ khí, kỹ thuật hiện đại, sử dụng hàng chục nghìn tấn bom đạn, bắt đi hơn 40.000 lƣợt nam giới (đặc biệt là thanh niên) đi lính, chúng đã đốt, phá, cƣớp hàng chục nghìn tấn thóc, bắn giết trên 3.000 trâu, bò, làm cho hàng nghìn ngƣời bị chết, bị thƣơng và bị tàn tật, nhiều làng xóm bị triệt phá hoặc bị đốt trụi hoàn toàn. Nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định và Đảng bộ các cấp ở địa phƣơng… dân quân du kích, bộ đội địa phƣơng đã phối hợp với bộ đội chủ lực và nhân dân

toàn tỉnh anh dũng chiến đấu chống giặc Pháp. Quân và dân Nam Định đã đánh 16.049 trận, giết và làm bị thƣơng 29.872 tên địch, phá huỷ 807 khẩu súng các loại, 284 xe quân sự, bắn cháy 2 máy bay, bắn chìm, bắn cháy 5 tàu xuồng, ca nô của địch, phá huỷ máy móc, phƣơng tiện chiến tranh trị giá 200 triệu đồng, thu 6.204 khẩu súng các loại, 81 máy rađiô và hàng trăm tấn quân trang, quân dụng khác [19, tr 236]. Riêng du kích xã Liên Minh (huyện Vụ Bản) đã phối hợp với bộ đội đánh 52 trận lớn và tự động chiến đấu 1.451 trận lớn, nhỏ, tiêu diệt 884 tên, làm bị thƣơng 1.310 tên, bắt sống 137 tên, bức hàng và vận động ra hàng 103 tên, phá hỏng và làm bị thƣơng 11 xe tăng, 5 xe cóc, 7 xe húc, 87 xe cam nhông, bắn bị thƣơng 2 máy bay, phá huỷ 11 đại bác, 18 liên thanh, thu 182 súng trƣờng, 3 liên thanh và nhiều quân trang, quân dụng khác [6, tr 148]. Dân quân du kích xã Kim Thái (huyện Vụ Bản) đánh địch 57 trận, diệt 120 tên, làm bị thƣơng 150 tên, phá 17 xe vận tải nổi bật là 2 trận chống càn ở Núi Găm [3, tr 380]. Dân quân du kích xã Mỹ Hƣng (huyện Mỹ Lộc) đánh địch 7 trận, quấy rối địch 48 lần, diệt 30 tên, làm bị thƣơng 10 tên, phá huỷ 8 xe cơ giới, thu 3 súng ba zô ca, một tiểu liên cắt 1.800 mét dây điện thoại, giải thoát 40 thanh niên bị địch bắt đi lích [3, tr 381]…

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, Nam Định đã có 18.577 thanh niên vào bộ đội trong đó 8.413 ngƣời đã anh dũng hy sinh, 2.169 ngƣời là thƣơng binh, 808 bệnh binh, hơn hai chục nghìn ngƣời đi dân công hoả tuyến, đi thanh niên xung phong, góp 70.000 tấn lƣơng thực cùng nhiều tiền, vàng, bạc cho kháng chiến [19, tr 237].

Với những đóng góp to lớn của mình vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân Nam Định đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ tặng thƣởng 10 Huân chƣơng Quân công và 137 Huân chƣơng các loại khác. Đến tháng 10 - 2003, toàn tỉnh có 20 đơn vị đƣợc phong tặng danh hiệu: "Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Pháp". Hàng trăm bà

mẹ đƣợc phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng phông lưu trữ cá nhân các nhà khoa học tiêu biểu tại Trung tâm KHXH&VN quốc gia (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)