Phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương trong chiến tranh du kích.

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng phông lưu trữ cá nhân các nhà khoa học tiêu biểu tại Trung tâm KHXH&VN quốc gia (Trang 100 - 101)

động, tổ chức, thu hút các lứa tuổi, các giới, các tầng lớp nhân dân… tham gia vào lực lƣợng dân quân du kích với tinh thần: Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám địch.

Bám đất, bám dân, lấy dân làm gốc tạo ra cơ sở chính trị vững chắc, là nền móng của thắng lợi, của việc xây dựng lực lƣợng dân quân du kích và căn cứ du kích trong lòng địch, trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh du kích của Đảng bộ Nam Định giai doạn 1946 - 1954.

3.2.3. Phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương trong chiến tranh du kích. tranh du kích.

Lực lƣợng vũ trang nhân dân do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng, tổ chức và phát triển theo mô hình ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích. Đây là loại hình tổ chức lực lƣợng vũ trang cách mạng kiểu mới, sáng tạo, độc đáo ở nƣớc ta, mang bản chất giai cấp công nhân, với tính quần chúng, tính nhân dân sâu sắc trong cả chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. Đó là mô hìmh tổ chức lực lƣợng vũ trang biểu hiện tập trung và làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc trong cuộc kháng chiến

toàn dân, toàn diện của dân tộc Việt Nam. Đảng bộ Nam Định đã luôn luôn quán triệt tinh thần dựa vào sự ủng hộ, giúp đỡ của toàn dân để xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích không những phù hợp với thực tế chiến đấu trên địa bàn Nam Định mà còn là lực lƣợng bổ sung, dồn lên kế tiếp bảo đảm cho các đội viên và từng đơn vị đáp ứng ngay và kịp thời mọi tình hình, yêu cầu chiến đấu. Khi cần thiết có thể chuyển ra ngoài để huấn luyện, học tập. Nhƣng nhiệm vụ của bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích là phải bám đất, bám dân vừa chiến đấu, vừa sản xuất và bảo vệ sản xuất, bảo vệ địa bàn. Thực tế ở Nam Định cho thấy phong trào quân sự hoá và vũ trang toàn dân đã đƣợc các làng xã, khối phố toàn tỉnh nô nức thực hiện. Các đội tự vệ cứu quốc, tự vệ chiến đấu ra đời. Mỗi làng có ít nhất từ một đến hai tiểu đội tự vệ và du kích, mỗi huyện có một đơn vị tự vệ chiến đấu tập trung.

Tỉnh Nam Định có đơn vị chủ lực đầu tiên là Trung đoàn 34 đã thực hành chiến đấu giành nhiều thắng lợi. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Định đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực (Trung đoàn 9 đại đoàn 304, các trung đoàn 46, 48, 52, 55, 64 của đại đoàn 320…), bộ đội địa phƣơng (Trung đoàn 34) và dân quân du kích các địa phƣơng trên toàn tỉnh, đã tổ chức nhiều lần tấn công, quấy rối và tiêu hao, tiêu diệt địch. Sự phối hợp đó đƣợc thể hiện ở chỗ: Có lúc du kích tấn công địch, có sự trợ giúp của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng, có trận du kích dẫn đƣờng cho bộ đội đánh địch. Có trận cả bộ đội cùng dân quân du kích chiến đấu… Đó là sự kết hợp đầy sáng tạo trong nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta, của Tỉnh uỷ Nam Định trên địa bàn có nhiều khó khăn, phức tạp ở địa phƣơng, để giành thắng lợi và giải phóng quê hƣơng.

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng phông lưu trữ cá nhân các nhà khoa học tiêu biểu tại Trung tâm KHXH&VN quốc gia (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)