0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thường xuyên xây dựng, củng cố tổ chức Đảng để lãnh đạo chiến tranh du kích.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ XÂY DỰNG PHÔNG LƯU TRỮ CÁ NHÂN CÁC NHÀ KHOA HỌC TIÊU BIỂU TẠI TRUNG TÂM KHXH&VN QUỐC GIA (Trang 101 -108 )

chiến tranh du kích.

bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố đầu tiên và quyết định nhất là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua đƣờng lối đúng đắn, tổ chức chặt chẽ và tinh thần tiền phong gƣơng mẫu của đảng viên. Đảng đã không ngừng lớn mạnh, trong khói lửa của cuộc kháng chiến. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ Nam Định luôn luôn chăm lo xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng, thƣờng xuyên tự nâng cao trình độ lý luận, bồi dƣỡng phẩm chất chính trị, tƣ tƣởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên để mỗi đảng viên cộng sản dù xuất thân từ thành phần nào cũng phải giác ngộ theo lập trƣờng của giai cấp công nhân. Nhờ đƣợc bồi dƣỡng về lý luận và tôi luyện trong phong trào đấu tranh cách mạng mà đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ đã từng bƣớc trƣởng thành, phát triển. Thực tiễn phong trào cách mạng ở địa phƣơng cho thấy khi địch tổ chức những đợt khủng bố, càn quét, bắt bớ cán bộ, đảng viên cơ quan lãnh đạo bị tan vỡ nhƣ "thời kỳ 2 năm 4 tháng ", trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thì lúc này hơn lúc nào hết tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên lại đƣợc phát huy đến cao độ. Các cán bộ, đảng viên còn lại đã chủ động chắp nối, kiên trì xây dựng cơ sở, củng cố và phát triển phong trào.

Trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, Tỉnh uỷ đã tổ chức một số hội nghị chuyên đề. Do công tác xây dựng Đảng đƣợc chú trọng nên số lƣợng đảng viên, chi bộ không ngừng đƣợc tăng lên trong khói lửa của chiến tranh: Năm 1946 có 270 đảng viên; năm 1947 có 1010 đảng viên, 118 chi bộ; năm 1948 có 1186 đảng viên, 206 chi bộ; năm 1949 có 11.036 đảng viên; năm 1950 có 9.987 đảng viên, 257 chi bộ (hy sinh 2.341 đảng viên); năm 1952 có 7.781 đảng viên, 253 chi bộ…

Trong chỉ đạo kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Đảng bộ Nam Định và các tổ chức cơ sở Đảng đã quán triệt sâu sắc, triệt để đƣờng lối chung chỉ đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào

sức mình là chính của Đảng. Đảng bộ và các tổ chức cơ sở đảng đã vận động, tổ chức nhân dân xây dựng làng chiến đấu, mở rộng và phát triển chiến tranh du kích vùng địch hậu, phá tan âm mƣu chia rẽ của địch, thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết lƣơng - giáo, phát triển sản xuất, bảo vệ sản xuất và đấu tranh kinh tế với địch, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân với trận địa lòng dân vững chắc, xây dựng hậu phƣơng trong chiến tranh, góp phần quan trọng để đánh thắng kẻ thù. Trong quá trình lãnh đạo chiến tranh du kích ở địa phƣơng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ Nam Định luôn luôn coi trọng và chăm lo đến sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Trong công tác phát triển Đảng, Đảng bộ luôn luôn tuân thủ và làm đúng quy định của Điều lệ Đảng dù trong hoàn cảnh nào ngƣời đƣợc kết nạp vào Đảng cũng phải đủ các tiêu chuẩn quy định. Đảng bộ luôn luôn coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá đúng tình hình tƣ tƣởng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ và của mỗi cán bộ, đảng viên. Đảng bộ coi trọng việc rút kinh nghiệm sau mỗi chiến dịch, mỗi trận đánh, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ để củng cố tổ chức Đảng, mở các lớp "chỉnh Đảng", "rèn cán", "chỉnh huấn"… nhằm bồi dƣỡng lý luận, nâng cao ả năng lực lãnh đạo, chỉ đạo cuộc chiến tranh du kích ở địa bàn Nam Định cho đến thắng lợi hoàn toàn. Đảng bộ luôn luôn chăm lo bồi dƣỡng tƣ tƣởng chính trị, lập trƣờng, quan điểm khoa học cho mỗi đảng viên, mỗi tổ chức cơ sở đảng, chăm lo rèn luyện lòng trung thành, ý chí bất khuất, kiên cƣờng và niềm tin thắng lợi cho đảng viên vì thế, các đảng viên, các chi bộ, các cơ sở đảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo của mình. Nhiều cán bộ đảng viên đã anh dũng hy sinh góp phần cho thắng lợi của cách mạng. Tất cả những điều đó đã tạo nên sức mạnh của trung tâm đầu não lãnh đạo, nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi của quân và dân Nam Định trong cuộc chiến tranh du kích giai đoạn 1946 - 1954.

Tóm lại: Qua 7 năm 6 tháng 12 ngày trực tiếp kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến tranh du kích ở Nam Định dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ

Nam Định đã giành thắng lợi vẻ vang, đồng thời đã rút ra những kinh nghiệm quý là: Đảng bộ đã quán triệt và vận dụng sáng tạo đƣờng lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Trung ƣơng Đảng; biết tổ chức, động viên toàn dân tham gia chiến tranh du kích, kiên trì bám trụ, bám đất, bám dân; biết phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và thƣờng xuyên xây dựng, củng cố tổ chức Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh du kích góp phần vào chiến thắng oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm trƣờng kỳ, gian khổ đồng thời giải phóng quê hƣơng.

KẾT LUẬN

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cách mạng Việt Nam đã trải qua những chặng đƣờng đấu tranh đầy gian khổ và hy sinh nhƣng vô cùng oanh liệt, tự hào. Chúng ta đã giành những thắng lợi vẻ vang, mà một trong những chiến công hiển hách đó là kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ làm "chấn động địa cầu". Trong những chặng đƣờng đầy gian nan, thử thách đó, Đảng bộ, quân và dân Nam Định đã phát huy cao độ tinh thần yêu nƣớc và ý chí cách mạng kiên cƣờng, đã vƣợt lên mọi gian khổ hy sinh để giành những thắng lợi to lớn, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của toàn dân tộc Việt Nam.

Nam Định là một tỉnh có vị trí chiến lƣợc quan trọng ở khu vực phía Nam của thủ đô Hà Nội, phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, nơi tập trung sức ngƣời, sức của lớn của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy từ khi tiến hành chính sách khai thác thuộc địa (cuối thế kỷ XIX) thực dân Pháp đã xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời chúng ra sức xây dựng, củng cố bộ máy cai trị để hòng bình định và khuất phục nhân dân Nam Định cũng nhƣ nhân dân trong vùng. Thành phố Nam Định nói riêng đã trở thành trung tâm chỉ huy

của địch ở Nam Định và các vùng phụ cận để đàn áp phong trào cách mạng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền cũng nhƣ trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.

Nam Định là nơi có phong trào yêu nƣớc có từ rất sớm, đặc biệt là phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Đảng bộ Nam Định sớm đƣợc thành lập lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tiến hành cuộc đấu tranh anh dũng chống lại ách thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, phong kiến, giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám - 1945. Nhƣng giành độc lập chƣa đƣợc bao lâu thì thực dân Pháp lại gây chiến tranh xâm lƣợc "quyết tâm cƣớp nƣớc ta lần nữa". Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dù phải hy sinh mấy, dù phải kháng chiến mấy năm, chúng ta cũng quyết giành cho đƣợc thống nhất và độc lập. 20 triệu ngƣời Việt Nam kiên quyết chống lại 10 vạn thực dân Pháp, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi [37, tr 159], Đảng bộ, quân và dân Nam Định lại cùng quân và dân cả nƣớc bƣớc vào cuộc kháng chiến trƣờng kỳ đầy gian khổ hy sinh chống thực dân Pháp xâm lƣợc 9 năm.

Qua 7 năm 6 tháng 12 ngày trực tiếp kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù nằm trong vùng địch hậu, cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Định đã phải chịu nhiều khó khăn, thử thách nặng nề có lúc tƣởng nhƣ không qua nổi, nhƣng Đảng bộ Nam Định đã sớm đề ra chủ trƣơng, biện pháp kịp thời, sáng tạo trên cơ sở chủ trƣơng của Đảng và của Liên Khu uỷ III, từng bƣớc lãnh đạo nhân dân Nam Định và cuộc chiến tranh du kích ở địa phƣơng vƣợt qua gian nan thử thách để giành thắng lợi cuối cùng, giải phóng quê hƣơng.

Một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính của nhân dân cả nƣớc nói chung và Nam Định nói riêng là do cuộc chiến tranh du kích do Đảng phát động, là xây dựng lực lƣợng dân quân du kích do Đảng tổ chức và trực tiếp lãnh đạo. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng bộ và nhân dân Nam Định là do Đảng bộ, nhân dân Nam Định đã biết bám đất, bám dân,

biết rào làng kháng chiến. Biết xây dựng và phát triển lực lƣợng dân quân du kích, các khu du kích và căn cứ du kích, du kích là một lực lƣợng cực kỳ to lớn trong chiến tranh giải phóng dân tộc, sức du kích thật mạnh thì chiến tranh giải phóng nhất định thắng lợi. Tổ chức chặt chẽ và rộng khắp trong vùng địch và xung quanh vùng địch, làng nào, huyện nào, tỉnh nào cũng có du kích thì nó thành một tấm lƣới sắt, một thứ "thiên la địa võng" mà địch không tài nào thoát ra đƣợc. Địch đi đến đâu cũng bị chặn đánh, địch làm cái gì cũng bị phá. Du kích làm cho địch có mắt cũng nhƣ mù, có tai cũng nhƣ điếc, có chân tay cũng nhƣ què. Một bộ phận địch thì bị du kích tỉa dần, tỉa mòn. Bộ phận địch còn sống sót thì ăn không yên, ở không yên nghe gió thổi, chim kêu cũng hoảng sợ, rồi cũng bị du kích tiêu diệt nốt. Vì thế khu du kích và căn cứ du kích ngày càng đƣợc củng cố, mở rộng và phát triển. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên quê hƣơng Nam Định, từ những thắng lợi vô cùng oanh liệt của quân và dân Nam Định trong cuộc chiến tranh du kích dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Định, những bài học về sự lãnh đạo của Đảng bộ (Quán triệt và vận dụng đƣờng lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng vào địa phƣơng Nam Định, về tổ chức, động viên toàn dân tham gia chiến tranh du kích, kiên trì bám trụ, bám đất, bám dân, về kết hợp giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích trong chiến tranh du kích, về thƣờng xuyên xây dựng, củng cố tổ chức Đảng để lãnh đạo chiến tranh du kích) là những bài học quý, có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN hiện nay. Lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh du kích trên địa bàn Nam Định thắng lợi chính là một trong những thành công lớn của Đảng bộ Nam Định trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân đƣa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 trên quê hƣơng Nam Định. Tuy còn một số thiếu sót, nhƣng chiến tranh du kích dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Định giai đoạn 1946 - 1954 đã thu đƣợc thành công đáng kể, góp phần quan trọng và xứng đáng

trong cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện của dân tộc, góp phần vào thắng lợi của 9 năm trƣờng kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, một "vành hoa đỏ", một "thiên sử vàng".

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ XÂY DỰNG PHÔNG LƯU TRỮ CÁ NHÂN CÁC NHÀ KHOA HỌC TIÊU BIỂU TẠI TRUNG TÂM KHXH&VN QUỐC GIA (Trang 101 -108 )

×