Một số yếu tố nguy cơ của ung thư thanh quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của ung thư biểu mô thanh quản (Trang 31)

- Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính trong ung thư thanh quản. Người ta xác định chất hydrocarbon vòng và hắc ín (tars) trong thuốc lá là chất gây ung thư mạnh trong ung thư thanh quản [42]. Nguy cơ ung thư thanh quản tăng lên gấp 10 lần ở người có thói quen hút thuốc [28].

- Rượu là yếu nguy cơ trong ung thư thanh quản. Nguy cơ ung thư thanh quản tăng lên gấp 2 lần ở người có thói quen uống rượu [28], đặc biệt người vừa hút thuốc vừa uống rượu thì nguy cơ tăng gấp 25 – 50 lần [42].

- Các yếu tố nguy cơ khác như: trào ngược dạ dày - thực quản; tiếp xúc lâu dài với bụi gỗ, thạch miên, hoá chất bay hơi, mùi tạt.

- Yếu tố nghề nghiệp: Thợ sơn, thợ cơ khí, sản xuất đồ nhựa, tiếp xúc thường xuyên với diesel, khói dầu khí…

- Tình trạng thiếu hụt các yếu tố miễn dịch có nguy cơ cao hơn.

- Người đã bị điều trị tia xạ, hoặc làm việc tiếp xúc thường xuyên với tia xạ thì nguy cơ ung thư cao hơn.

- Thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng: Thiếu hụt Vitamin B, Vitamin A, Beta – carotene, retinoids… được xem như là đóng 1 vai trò trong sự phát triển ung thư biểu mô vẩy nói chung.

- Các bệnh lý tiền ung như:

+ Loạn sản thanh quản (dysplasia) các mức độ nhẹ, vừa và nặng, bạch sản thanh quản (leukoplasia).

+ U nhú thanh quản (papilloma), nhất là típ u nhú đảo ngược. Các typ HPV 16, 18 có nguy cơ cao hơn typ 6,11 [28]. HPV 16, 18 có nguy cơ cao hơn typ 6,11 [28].

- Tình trạng viêm thanh quản mạn tính ở người già.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm 49 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô thanh quản tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

Thời gian nghiên cứu:từ tháng 11/2013 đến tháng 4/2014. Địa điểm nghiên cứu:

- Khoa B1 bệnh viện TMH TƯ.

- Khoa GPB Bệnh viện TMH TƯ, Bộ môn GPB trường ĐH Y Hà Nội.

- Các BN có đầy đủ các thông tin cá nhân, thông tin lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng (chẩn đoán hình ảnh, nội soi).

- Có chẩn đoán mô bệnh học là UTBMTQ, còn tiêu bản, còn khối nến có đủ bệnh phẩm để cắt nhuộm lại hoặc nhuộm thêm (nếu cần).

- BN đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Những trường hợp không thỏa mãn bất kỳ tiêu chuẩn nào trong mục chọn đối tượng nghiên cứu ở trên.

- Những BN đến điều trị do tái phát, trước phẫu thuật đã xạ trị hoặc hóa trị. - Những trường hợp không thể khẳng định chính xác typ ung thư trên chẩn đoán mô bệnh học.

- Những trường hợp ung thư khu vực thanh quản nhưng không xác định được vị trí nguyên phát.

- Những BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang (tiến cứu).

- Cỡ mẫu: Chọn mẫu toàn bộ, không cần công thức tính cỡ mẫu.

2.2.2. Biến số nghiên cứu

- Tuổi: BN được chia thành nhóm tuổi với khoảng 10 tuổi theo TCYTTG.- Giới: Chia 2 phái là nam và nữ. - Giới: Chia 2 phái là nam và nữ.

- Nghề nghiệp: Chia thành các nhóm nghề: Nông dân; cán bộ công chức; công nhân và nghề khác. nhân và nghề khác.

- Tiền sử: Khai thác các yếu tố sau: Viêm TQ mạn tính hoặc trào ngược dạ dày - thực quản, hút thuốc, uống rượu.

+ Uống rượu:Không lấy theo tiêu chuẩn nghiện rượu của Tổ chức y tế. Bệnh nhân được coi là uống rượu khi có sử dụng rượu ít nhất 2-3 lần/tuần và từ 12 tháng trở lên.

+ Hút thuốc: Có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá hay cả hai, hút thường xuyên hàng ngày (từ ½ bao đến 1 bao/ngày), từ 12 tháng trở lên.

- Triệu chứng lâm sàng:

+ Triệu chứng cơ năng : Hoàn cảnh xuất hiện, đặc điểm, mức độ, sự tiến triển và thời gian từ khi xuất hiện đến khi đi khám của các triệu chứng.

+ Triệu chứng thực thể : Nhìn, sờ những biến đổi của vùng cổ, thăm khám hạch cổ, soi thanh quản hạ họng, thăm khám nội soi dùng bằng optic 70°, soi trực tiếp dưới gây tê và/hoặc gây mê để đánh giá.

+ Sờ nắn: Hình thái sụn giáp, khoảng giáp móng, khoảng nhẫn giáp. Hạch cổ : vị trí, số lượng, sự di động so với da, với tổ chức lân cận, tình trạng da cổ tương ứng.

+ U: Vị trí tổn thương, hình thái đại thể khối u, sự lan tràn của khối u. + Sự di động của dây thanh và sụn phễu: Bình thường, giảm hoặc mất. - Chụp cắt lớp vi tính: Đánh giá về vị trí, kích thước, độ lan rộng và xâm lấn của u.

- Phân loại mô bệnh học theo tiêu chuẩn của TCYTTG năm 2005 [35].

2.2.3. Quy trình nghiên cứu

- Thu thập các dữ liệu về tuổi, giới, nghề nghiệp theo hồ sơ bệnh án.

- Khai thác các yếu tố nguy cơ bằng hỏi bệnh trực tiếp hoặc theo hồ sơ bệnh án. - Khai thác các triệu chứng cơ năng bằng hỏi bệnh trực tiếp hoặc theo hồ sơ bệnh án.

- Đánh giá tổn thương qua thăm khám bệnh nhân để đánh giá triệu chứng thực thể hoặc tham khảo hồ sơ bệnh án.

- Thu thập các hình thái tổn thương trên nội soi (hoặc trực tiếp quan sát tổn thương của bệnh nhân tại khoa nội soi BV Tai mũi họng TƯ), thu thập các thông tin về chụp CLVT qua phim hoặc hồ sơ bệnh án.

- Nghiên cứu mô bệnh học:

+ Nhuộm mô bằng phương pháp Hematoxylin - Eosin (HE) và PAS (Periodic Acid Schiff) tại khoa GPB Bệnh viện TMH TƯ và Bộ môn Giải phẫu bệnh - Đại học Y Hà Nội theo thông lệ.

+ Định typ MBH các ung thư theo phân loại mô học của TCYTTG năm 2005, kết quả định típ được Thầy hướng dẫn kiểm định.

*Xác định giai đoạn bệnh theo phân loại TNM của AJCC 2010[37]

+ Giai đoạn 0: Tis + N0 + M0 + Giai đoạn I: T1 + N0 + M0 + Giai đoạn II: T2 + N0 + M0 + Giai đoạn III: T3 + N0 + M0 hoặc Tbất kỳ + N1 + M0

+ Giai đoạn IVA: T1, T2, T3 + N2 + M0 hoặc T4a + N0 , N1, N2 + M0

+ Giai đoạn IVB: T4b + Nbất-kỳ + M0 hoặc Tbất kỳ + N3 + M0

+ Giai đoạn IVC: Tbất kỳ + Nbất kỳ + M1

2.3. Xử lý số liệu

Tất cả các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, SPSS for windows phiên bản 20.0.Kết quả được thể hiện bằng bảng tỷ số phần trăm và biểu đồ, sử dụng kiểm định χ2 để kiểm định giá trị p khi p< 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

2.4. Đạo đức nghiên cứu

- Đề cương nghiên cứu được sự đồng ý của Bộ môn Giải phẫu bệnh, Bộ môn Tai Mũi Họng và Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương.

- Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh ngày càng tốt hơn, không can thiệp vào kết quả chẩn đoán và điều trị của người bệnh, không làm sai lạc thông tin trên hồ sơ, bệnh án.

- Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ về bệnh của mình và đều chấp nhận hợp tác, những trường hợp không đồng ý tham gia nghiên cứu không bị phân biệt về điều trị.Các thông tin về bệnh nhân được giữ bí mật.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi 30 - 39 40 - 49 50 - 59 60 - 69 ≥ 70 Tổng số

Số lượng 1 7 24 15 2 49

- Nhận xét: Bệnh nhân ít tuổi nhất là 38 tuổi,nhiều tuổi nhất là 75 tuổi. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 56,9±7,3. Phần lớn bệnh nhân ở nhóm tuổi từ 50 trở lên chiếm 83,6%, nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 50 đến 59 tuổi với tỉ lệ 48,9%.

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới

- Nhận xét: Theo nghiên cứu này, số bệnh nhân nam là 47 chiếm 95,9%, số bệnh nhân nữ là 2 chiếm 4,1%.Tỷ lệ nam/nữ là 23,5/1 (p<0,001).

3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo các yếu tố nguy cơ

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo các yếu tố nguy cơ

Yếu tố

nguy cơ Hút thuốc Uống rượu

Hút thuốc &uống rượu Loạn sản thanh quản U nhú thanh quản Số lượng 46 41 36 1 1 Tỷ lệ % 93,9 83,7 73,5 2,0 2,0

- Nhận xét: Trong số 49 bệnh nhân nghiên cứu, có 93,9% bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá/thuốc lào, 83,7% bệnh nhân uống rượu, có 73,5% bệnh nhân vừa hút thuốc vừa uống rượu, 1 trường hợp loạn sản thanh quản chiếm 2,0% và 1 trường hợp u nhú thanh quản chiếm 2,0%.

3.2. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng lâm sàng

3.2.1. Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện

- Nhận xét: Với 49 bệnh nhân UTTQ chúng tôi nghiên cứu thì nguyên nhân chủ yếu làm BN tới viện khám vì khàn tiếng 38/49 BN chiếm 77,8%, tiếp theo là khó thở thanh quản 6/49 BN chiếm 12,2%, 3 trường hợp vừa có khó thở và khàn tiếng (6,0%), 2 trường hợp vừa rối loạn nuốt vừa khàn tiếng (4,0%).

3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian biểu hiện bệnh

Bảng 3.3. Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện

Thời gian (tháng) <3 3 - <6 6 - <12 ≥12 Tổng số

Số lượng 16 16 7 10 49

Tỷ lệ % 32,7 32,7 14,3 20,3 100

- Nhận xét: Trong số 49 bệnh nhân, chúng tôi thấy phần lớn BN đến khám khi biểu hiện triệu chứng đầu tiên từ 3 tháng trở lên 33/49 BN chiếm 67,3%, trong đó từ 3 tháng đến dưới 6 tháng là 32,7%, từ 6 tháng đến dưới 1 năm chiếm 14,3%, trên 1 năm chiếm 20,3%. BN đến khám sớm nhất sau 1 tuần, muộn nhất sau 3 năm.

3.2.3. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng Số lượng Tỷ lệ %

Khàn tiếng 18 36,7

Khàn tiếng - Khó thở 17 34,7

Khàn tiếng - Rối loạn nuốt 10 20,4

Khàn tiếng - Ho ra máu 3 6,1

Khàn tiếng - Đau họng lan lên tai 3 6,1

Khàn tiếng - Hạch cổ nổi to 10 20,4

- Nhận xét: Trong số 49 BN, chúng tôi thấy 100% bệnh nhân có triệu chứng khàn tiếng. 18/49 BN có triệu chứng khàn tiếng đơn thuần (36,7 %), 17/49 BN có triệu chứng khàn tiếng kèm theo khó thở thanh quản (34,7%), 10/49 BN có triệu chứng khàn tiếng kèm theo rối loạn nuốt (20,4%), 3/49 BN có khàn tiếng kèm theo ho ra máu (6,1%), 3/49 BN có khàn tiếng kèm theo đau họng lan lên tai (6,1%), 10/49 BN có khàn tiếng kèm theo hạch cổ nổi to (20,4%).

3.3. Phân bố vị trí tổn thương trên nội soi Optic 70°

Bảng 3.5. Vị trí tổn thương khi nội soi Optic 70°

Vị trí Số lượng Tỷ lệ % 2/3 trước 8 16,3 2/3 giữa 2 4,1 2/3 sau 4 8,2 Toàn bộ 35 71,4 Mép trước 28 57,1 Mép sau 5 10,2 Buồng Morgagni 10 20,4 Hạ thanh môn 10 20,4

- Nhận xét: Khi nội soi cho thấy tổn thương ung thư xâm lấn đến mép trước (57,1%), ra sau đến mấu thanh của sụn phễu (10,2%) , lan lên buồng Morgagni

(20,4%) và lan xuống hạ thanh môn (20,4%). Một BN có thể có nhiều vị trí tổn thương: như khối u sùi có thể lan toàn bộ dây thanh từ mép trước đến mép sau, hoặc khối u sùi ở 2/3 giữa lan lên buồng Morgagni...

Ảnh 3.1. Khối u sùi toàn bộ dây thanh trái lan ra mép trước, lan lên buồng thanh thất khi soi Optic 70°. (BN Bùi Duy H. Mã hồ sơ 14001543).

Ảnh 3.2. Khối u sùi toàn bộ dây thanh phải lan ra mép trước, mép sau, lan lên buồng thanh thất, lan xuống hạ thanh môn khi soi Optic 70°. (BN Hồ Văn N. Mã hồ sơ 14000655).

3.4. Phân bố vị trí tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính

Bảng 3.6. Vị trí tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính

Vị trí Số lượng Tỷ lệ %

Không phát hiện thấy tổn thương 1 2,0

Thượng thanh môn

Buồng thanh thất 9 18,4

Sụn nắp 0 0

Nếp phễu thanh thiệt 0 0

Thanh môn

Dây thanh 48 97,9

Mép trước 3 6,1

Mép sau 0 0

Hạ thanh môn 4 8,2

- Nhận xét: Trên chụp CLVT đánh giá có 9 BN có u xâm lấn buồng thanh thất chiếm 18,4%, 48 BN có tổn thương dây thanh chiếm 97,9%, 3 BN có u xâm lấn mép trước chiếm 6,1%, 4 BN có u xâm lấn hạ thanh môn chiếm 8,2%, 1 BN không phát hiện thấy tổn thương chiếm 2,0%.

Ảnh 3.3. Hình ảnh CT tư thế Axial. Khối ung thư biểu mô vảy ở thanh môn (mũi tên). (BN Bùi Văn V. Mã hồ sơ 13000102).

Ảnh 3.4. Lớp cắt ngang qua bình diện dây thanh. Dây thanh trái dầy, lớp mỡ khoang cạnh thanh môn bị mất. (BN Bùi Duy H. Mã hồ sơ 14001543).

Ảnh 3.5. Lớp cắt ngang qua bình diện dây thanh. Dây thanh phải dầy. (BN Hồ Văn N. Mã hồ sơ 14000655).

3.5. Phân bố vị trí tổn thương khi soi trực tiếp trong phẫu thuật

Bảng 3.7. Vị trí tổn thương khi soi trực tiếp trong phẫu thuật

Vị trí Số lượng Tỷ lệ % 2/3 trước 10 20,4 2/3 giữa 3 6,1 2/3 sau 4 8,2 Toàn bộ 32 65,3 Mép trước 31 63,2 Mép sau 11 22,4 Buồng Morgagni 17 34,7 Hạ thanh môn 20 40,8

- Nhận xét: Phần lớn BN có tổn thương toàn bộ dây thanh (65,3%), 31/49 trường hợp có tổn thương xâm lấn mép trước (63,2%), 17/49 trường hợp tổn thương lan lên buồng Morgagni (34,7%) và 20/49 trường hợp có tổn thương lan xuống hạ thanh môn (40,8%).

3.6. Phân bố độ di động dây thanh trên soi trực tiếp trong phẫu thuật

Bảng 3.8. Độ di động của dây thanh trên soi trực tiếp

Mức độ Số lượng Tỷ lệ %

Bình thường 22 44,9

Hạn chế 10 20,4

Cố định 17 34,7

Tổng 49 100

- Nhận xét: Trong nghiên cứu, trên soi trực tiếp trong phẫu thuật có 22/49 BN có dây thanh di động bình thường (44,9%), 10/49 BN có hạn chế di động dây thanh (20,4%), 17/49 BN dây thanh bị cố định (34,7%).

3.7. Đối chiếu kết quả nội soi Optic 70° – soi trực tiếp – chụp cắt lớp vi tính

3.7.1. Đối chiếu vị trí lan tràn tổn thương giữa nội soi Optic 70° với soi trực tiếp trong phẫu thuật tiếp trong phẫu thuật

Bảng 3.9. Đối chiếu vị trí lan tràn tổn thương trên nội soi Optic 70° và soi trực tiếp trong phẫu thuật

Vị trí Soi Optic 70° phù hợp Soi Optic 70° không phù hợp Tổng số n % n % Thanh môn 17 62,9 10 37,1 27

Thanh môn-thượng thanh môn 7 58,3 5 41,7 12

Thanh môn-hạ thanh môn 2 33,3 4 66,7 6

Cả 3 tầng thanh quản 4 100 0 0 4

- Nhận xét: Đối chiếu vị trí lan tràn tổn thương trên nội soi Optic 70° và soi trực tiếp trong phẫu thuật thấy có 30/49 bệnh nhân có kết quả soi Optic 70° phù hợp với kết quả soi trực tiếp trong phẫu thuật (61,2%).

3.7.2. Đối chiếu vị trí lan tràn tổn thương trên phim CT và soi trực tiếp trong phẫu thuật trong phẫu thuật

Bảng 3.10. Vị trí lan tràn tổn thương trên phim CT và soi trực tiếp trong phẫu thuật

Vị trí CLVT phù hợp

CLVT không phù

hợp Tổng số

n % n %

Không phát hiện thấy tổn thương 0 0 1 100 1

Thanh môn 18 54,5 15 45,5 33

Thanh môn-thượng thanh môn 4 36,4 7 63,6 11

Thanh môn-hạ thanh môn 0 0 1 100 1

Cả 3 tầng thanh quản 3 100 0 0 3

Tổng 25 51,0 24 49,0 49

- Nhận xét: Đối chiếu vị trí lan tràn tổn thương trên cắt lớp vi tính và soi trực tiếp trong phẫu thuật thấy có 25/49 bệnh nhân có kết quả trên chụp cắt lớp vi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của ung thư biểu mô thanh quản (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w