Về phân bố bệnh nhân theo giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của ung thư biểu mô thanh quản (Trang 53 - 54)

- Nghề nghiệp: Chia thành các nhóm nghề: Nông dân; cán bộ công chức;

4.1.2. Về phân bố bệnh nhân theo giới

Theo các thống kê của Mỹ, tỷ lệ mắc UTTQ giữa nam và nữ có sự khác biệt khá rõ theo thời gian, từ 15/1 vào những năm 50 đến đầu thế kỷ 21 là 5/1 [49]. Nguyên nhân của sự thay đổi này được nhiều tác giả cho rằng đã có sự giảm hút thuốc và uống rượu ở nam giới nhưng thói quen xấu này lại đang gia tăng ở phụ nữ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 47 trường hợp là bệnh nhân nam chiếm 95,9%, 2 trường hợp là bệnh nhân nữ chiếm 4,1%, tỷ lệ nam/nữ là 23,5/1. So với các tác giả khác trong nước như Nguyễn Vĩnh Toàn là 29/1 [23], Nguyễn Lê Hoa là 33/1 [26] có thể giải thích sự khác nhau này là do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn các tác giả trên. So với các tác giả Âu- Mỹ như Eusternan là 8/1 [43] và Weisman là 4,5/1 [42]. Như vậy cho thấy tỷ lệ UTTQ ở nữ của các nước Âu-Mỹ cao hơn, có thể do tỷ lệ phụ nữ hút thuốc và uống rượu ở các nước ngày càng tăng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gần tương đương với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Marcelo Coelho Goiato và CS (2005) tại Brazil cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam là 97% [50]. Những bệnh nhân này được cho là có liên quan tới các yếu tố môi trường, thói quen hút thuốc và uống rượu [50]. Kết quả nghiên cứu của Marinela R và CS (2012) tại Croatia về UTTQ cho thấy tại vùng Osijek-Baranja, trong giai đoạn từ năm 1999 – 2008 có 329 trường hợp được chẩn đoán UTTQ, trong đó có 301 bệnh nhân nam (91,5%) và chỉ có 8,5% bệnh nhân là nữ; tỷ lệ nam/nữ là 10,8/1 [51]. Nghiên cứu trong 10 năm, các tác giả thấy tỷ lệ mắc ung thư thanh quản là 6,4/100.000 (13.4/100.000 đối với nam và 0.9/100 000 với nữ). Có sự giảm

đáng kể tỷ lệ mắc UTTQ ở nam giới theo thời gian trong khi ở phụ nữ lại có xu hướng ngược lại [51]. Kết quả nghiên cứu của Tanadech Dechaphunkul (2011) tại bệnh viện Songklanagarind (Thái Lan) cho thấy phần lớn bệnh nhân là nam giới (92,3%) [52]. Những nghiên cứu đều cho rằng sự khác biệt về tần suất bệnh giữa hai giới có liên quan đến tiêu thụ rượu hoặc thuốc lá hoặc phối hợp cả hai [53].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của ung thư biểu mô thanh quản (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w