Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo triệu chứng cơ năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của ung thư biểu mô thanh quản (Trang 56 - 57)

- Nghề nghiệp: Chia thành các nhóm nghề: Nông dân; cán bộ công chức;

4.2.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo triệu chứng cơ năng

Các triệu chứng lâm sàng của UTTQ khá phong phú, biểu hiện triệu chứng phụ thuộc vào vị trí u, độ lan rộng của u. Các triệu chứng của u ở vùng thượng thanh môn khá kín đáo và xuất hiện muộn nên phần lớn bệnh nhân đến khám bệnh lần đầu thì bệnh đã khá rõ: khàn tiếng ở giai đoạn đầu rất nhẹ, không liên tục và thường kèm theo nuốt vướng nhẹ. Biểu hiện đau thường là đau lên tai. U càng phát triển thì mức độ khàn tiếng và nuốt vướng càng nặng, nhất là khi có bội nhiễm gây phù nề quanh khối u hoặc khi đã lan đến bờ họng thanh quản. Khó thở chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn, khi kích thước khối u khá lớn. Với các ung thư dây thanh, triệu chứng sớm nhất là khàn tiếng với đặc điểm tiến triển chậm nhưng càng ngày càng tăng và không bao giờ tự khỏi kể cả khi bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, chống phù nề. Khi u lan rộng, đặc biệt là khi đã lan tới mép trước thì khàn tiếng nặng hơn và sau đó kèm theo ho từng cơn. Khó thở thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi u đã to, sùi loét hoặc bội nhiễm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% bệnh nhân có triệu chứng khàn tiếng và là triệu chứng cơ năng xuất hiện đầu tiên trên tất cả các bệnh nhân, đây là một triệu chứng sớm và luôn có đối với bệnh nhân có khối u xuất phát từ dây thanh. Các triệu chứng này cũng tương tự với nghiên cứu trong nước của Nguyễn Vĩnh Toàn và Nguyễn Lê Hoa [23], [26]. Theo Weisman, khàn tiếng là triệu chứng cơ năng phổ biến nhất, sớm nhất và gần như đây là dấu hiệu chính khiến bệnh nhân đến với thầy thuốc [42]. Theo Nguyễn Thanh Tùng và Cs (2009), khàn tiếng đơn thuần là triệu chứng thường gặp nhất (45,1%), kế đến là triệu chứng khó thở (43,2%) [55]. Khó thở thanh quản xuất hiện trên 17/49 bệnh nhân chiếm 34,7%. Đây là triệu chứng tiên lượng nặng vì khó thở xảy ra khi khối u quá to hoặc khối u xâm lấn gây cố định dây thanh, sụn phễu 1 bên hoặc cả 2 bên.

Rối loạn nuốt xảy ra ở 10/49 bệnh nhân chiếm 20,4%. Trong UTTQ bệnh nhân có triệu chứng rối loạn nuốt khi có tổn thương vùng rìa (vùng sụn nắp trên móng và nẹp phễu thanh thiệt).

Đau lan lên tai là một triệu chứng đau phản xạ do một nhánh của dây thần kinh X chi phối (dây Anord) rất hiếm gặp. Trong nghiên cứu, chúng tôi chỉ gặp 3 trường hợp có dấu hiệu này.

4.2.3. Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi đi khám

Thời gian xuất hiện khàn tiếng đến khi vào viện của bệnh nhân trung bình là 6,8 tháng, thời gian ngắn nhất là 1tuần nhiều nhất là 36 tháng. Có 16/49 bệnh nhân đi khám khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên dưới 3 tháng (32,7%), 33/49 bệnh nhân đi khám khi triệu chứng đầu tiên đã kéo dài từ 3 tháng trở lên (67,3%) trong đó 10/49 bệnh nhân đi khám khi triệu chứng kéo dài từ 1 năm trở lên (20,3%). Kết quả này tương tự với nhận định của Weisman: Đa số bệnh nhân đến khám khi khàn tiếng kéo dài trên 3 tháng và khoảng 30% bệnh nhân đến khám khi khàn tiếng kéo dài trên 1 năm [42]. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Vĩnh Toàn năm 2007 [23], và Nguyễn Lê Hoa năm 2012 [26]. Có thể lý giải nguyên nhân do triệu chứng ban đầu của UTTQ thường giống với các triệu chứng của viêm nhiễm thông thường vùng thanh quản nên bệnh nhân dễ coi thường và bỏ qua. Hơn nữa, điều này cũng cho thấy phối hợp giữa các tuyến y tế còn chưa tốt khiến cho UTTQ bị chẩn đoán và điều trị nhầm với bệnh khác.

4.3. Vị trí tổn thương trên nội soi Optic 70°, soi trực tiếp trong phẫu thuật và chụp cắt lớp vi tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của ung thư biểu mô thanh quản (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w