Đặc điểm tết Trung thu ở các quốc gia

Một phần của tài liệu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và giới thiệu tết trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (Trang 37 - 48)

Chương trình giới thiệu văn hóa truyền thống vào dịp tết Trung thu của BTDTHVN đã tổ chức được hơn 10 năm và trong suốt quãng thời gian đó chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ của báo chí, công chúng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với Bảo tàng là làm thế nào để chương trình luôn đổi mới và các hoạt động phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Một trong những yếu tố quyết định đó là việc lựa chọn các loại hình di sản văn hóa nào để giới thiệu? Các loại di sản văn hóa đó ở đâu? Thuộc quốc gia hay địa phương nào? BTDTHVN quyết định mở rộng hướng hoạt động giới thiệu văn hóa các nước trong khu vực. Trước hết là lựa chọn những

đặc điểm này vì công chúng sẽ có cơ hội tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt; dễ dàng chia sẻ hiểu biết của mình và nhận ra những giá trị văn hóa của dân tộc mình, khêu gợi lòng tự hào dân tộc và sự tôn trọng, chia sẻ với các nước trong khu vực. Đặc biệt, đây sẽ là cơ sở tiền đề mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản là ba quốc gia tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa từ Trung Quốc. Mặc dù quá trình và cách thức tiếp thu không hoàn toàn giống nhau nhưng giữa các nước này lại có nhiều yếu tố văn hóa giống nhau như ảnh hưởng của Nho giáo, xã hội nông nghiệp lúa gạo, thực hành một số lễ tết, trong đó có tết Trung thu. Có lẽ từ những đặc điểm trên đã tạo nên những nét tương đồng và khác biệt trong tết Trung thu của 3 quốc gia này. Đây chính là đặc điểm/ tiêu chí tạo nên sự thú vị, hấp dẫn trong việc lựa chọn giới thiệu Trung thu của 3 nước tại BTDTHVN. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, nhu cầu giao lưu, hiểu biết văn hóa lẫn nhau cũng như chia sẻ, thông cảm cùng nhau của các nước là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế sự hiểu biết về quá khứ và hiện tại; đất nước và con người của các nước trong khu vực còn hạn chế. Hiện nay, chúng ta thấy số lượng du khách từ Châu Âu hay các nước có nền kinh tế phát triển ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… có nhu cầu sang du lịch ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Lào, Campuchia ngày càng cao. Theo số liệu thống kê của BTDTHVN trong khoảng 7 năm trở lại đây, du khách đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc liên tục nằm trong danh sách 10 nước có lượng khách đến Bảo tàng đông nhất. Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ cách Việt Nam vài giờ bay, khoảng cách tuy không xa đó nhưng không phải ai cũng có điều kiện được du lịch sang các nước đó, nhất là những người ở Việt Nam- một đất nước có nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Chính vì thế, nhu cầu giao lưu văn hóa, trao đổi văn hóa giữa các nước trong khu vực với Việt Nam và ngược lại là vô cùng cần thiết. Tại thời điểm trước khi hướng tới những hợp tác với các nước trong khu vực, bảo tàng đã tổ chức thành công một số hoạt động giới thiệu văn hóa của các nước trong khu vực như “Liên hoan trò chơi dân gian Việt Nam - Nhật Bản” (2003), trưng bày “Hanbok - Y phục truyền thống Hàn Quốc” (2004), “Đồ vải của người Thái ở

tiểu vùng sông Mê Công: tiếp nối và biến đổi” (2004)…Qua các hoạt động này, chúng tôi mong muốn công chúng trong và ngoài nước nâng cao hiểu biết về mối quan hệ đa dạng và thống nhất của các dân tộc trong khu vực. Từ những kinh nghiệm thực tiễn, BTDTHVN nhận thấy vấn đề giao lưu văn hóa là động lực giúp tăng cường hiểu biết để tôn trọng và chia sẻ với nhau của các dân tộc trên thế giới nói chung và khu vực Châu Á nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế là vô cùng cần thiết. Việc nghiên cứu tổ chức giới thiệu tết Trung thu của 3 quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam là một trong số những hoạt động của bảo tàng có thể thỏa mãn được nhu cầu này.

Sự tương đồng văn hóa của 3 nước qua giới thiệu tết Trung thu tạo nên hiểu biết mới, sự tôn trọng và sự chia sẻ các giá trị văn hóa của dân tộc mình cũng như của bạn đối với các cư dân trong khu vực. Nhiều người mới chỉ biết đến Hàn Quốc, Nhật Bản qua phim ảnh, ca nhạc, thời trang…chỉ khi đến tham gia vào hoạt động Trung thu tại Bảo tàng họ mới hiểu thêm con người, cuộc sống đương đại của các cư dân nơi đây. Người Hàn hay người Nhật đều tổ chức tết Trung thu, đều làm bánh hình mặt trăng, đều cúng tổ tiên/ cúng trăng…Về thời gian diễn ra tết Trung thu của cả 3 quốc gia đều vào ngày 15 tháng 8 âm lịch (tính theo lịch trăng), thực chất là tết cầu mùa liên quan đến chu kỳ trồng cây lúa. Đây là dịp con người làm lễ dâng tặng đất trời, tổ tiên những sản vật mùa thu với ước mong một mùa màng bội thu, ấm lo, hạnh phúc. Từ đặc điểm chung này mà tên gọi của tết Trung thu dù ở nước nào cùng đều liên quan đến mùa thu, mùa thu hoạch, ánh trăng. Ở Hàn Quốc, người ta gọi là Chusok nghĩa là “ngày thu hoạch” hay tên gọi khác Hangawi (han là

quan trọng, gawi là giữa - một ngày quan trọng vào giữa mùa thu hay ngày hội lớn giữa mùa thu). Ở Nhật Bản có tên gọi là Tsukimi (tsu nghĩa là trăng,

kimi là ngắm). Việt Nam gọi là tết Trung thu nghĩa là tết vào giữa mùa thu

giống như cách gọi của Hàn Quốc hay còn có tên gọi khác là tết Trông trăng giống như cách gọi của Nhật Bản. Người ta cho rằng vào ngày này, mặt trăng tròn nhất và sáng nhất thể hiện khoảng thời gian thịnh vượng và no đủ. Đây là ngày dành cho tổ tiên và sự sum họp gia đình. Chính vì vậy, ngày tết Trung thu, người ta coi trọng việc cúng ông bà tổ tiên, cầu mong và tin tưởng tổ tiên

phù hộ cho họ thu hoạch được nhiều thóc gạo và mùa màng bội thu. Về nguồn gốc tết Trung thu của 3 nước cũng có nhiều nét tương đồng nên nhiều du khách đã chia sẻ được nội dung qua các câu chuyện cùng nhau. Có nhiều tích truyện về tết Trung thu, trong đó một số có mối liên hệ với nhau như đều có cốt chuyện liên quan đến Thỏ Ngọc, việc đi đánh giặc vào đêm rằm… Ở Nhật Bản, hình ảnh Thỏ ngọc đã đi vào lời bài hát “con thỏ, con thỏ. Điều gì làm bạn vui vẻ nhảy nhót quanh trăng rằm?…”. Thỏ ngọc và mặt trăng có mối quan hê ̣ mâ ̣t thiết gắn bó , không thể tách rời . Bởi vì tương truyền Thỏ ngo ̣c là hóa thân của ánh sáng mặt t răng, là biểu tượng của mặt trăng . Người ta nói rằng “Vào đêm 15, Thỏ ngọc đã mang nh ững bông lúa đầu tiên trong năm dâng lên mă ̣t trăng… Nếu Thỏ ngọc được đặt vào những nơi có ánh sáng chiếu xuống, mặt trăng sẽ mang nó lên cung trăng” [75, tr.54]. Truyền thuyết về “Thỏ ngo ̣c trên cung trăng” không chỉ có ở Nhâ ̣t Bản mà có c ả ở Việt Nam. Thỏ ngọc được biết đến qua câu chuyện thật cảm động kể về sự hy sinh bản thân nhảy vào lửa tự thui làm thức ăn cho đồng đội trong lúc hoạn nạn. Vì thế, Thỏ ngọc được đức Phật đưa lên Cung Quảng Hàm uống thuốc trường sinh và sống mãi mãi. Ở Hàn Quốc lại có câu chuyện truyền thuyết về tết Trung thu gắn với điệu múa Ganggangsulle (điệu múa đặc trưng trong tết Trung thu). Đó là, vì không đủ người chiến đấu với quân xâm lược, người chỉ huy đã nảy ra một sáng kiến, ông đã yêu cầu tất cả phụ nữ trong vùng tới mặc trang phục như những người lính, xếp thành hình vòng tròn và trình diễn điệu múa

Ganggangsulle trên núi dưới ánh trăng sáng. Quân địch tưởng nhầm có rất

nhiều quân chiến đấu nên đã bỏ chạy hết. Sau sự kiện này, vị tướng có sáng kiến ấy đã trở thành anh hùng, ông tên là Lee Soon Shin. Quá vui mừng, người dân Hàn đã đặt tên điệu múa này là Ganggangsulle. Từ đó, Ganggangsulle đã

ngày một nổi tiếng và vào mỗi dịp Trung thu người Hàn lại cùng nhau chơi trò chơi này. Còn ở Việt Nam, sự tích hát trống quân trong tết Trung thu gắn với câu chuyện đánh giặc của vua Quang Trung (1753 – 1792) “ Riêng về nước ta, vị anh hùng dân tộc Quang Trung cũng đánh dấu ngày rằm tháng Tám bằng một cử chỉ không nhuốm vẻ hoang đường, đài các nhưng vô cùng thiết thực mà nên thơ, muốn cho binh sĩ theo ngài đi đánh đông dẹp bắc quên nỗi nhớ

nhung quê hương, vua Quang Trung đã cho họ trong các giờ nhàn rỗi, nhất là các đêm có gió mát trăng thanh, cùng nhau hôi họp, để vui hát đối, một bên nam, một bên giả nữ, vừa đánh nhịp vào một đường dây thép, căng trên một chiếc thùng rỗng ruột. Nhân dân, thấy hay và lạ, đã bắt chước rồi áp dụng vào cuộc tiêu khiển vào ngày hội rằm tháng Tám, mà gọi đó là “tục” “hát trống quân”…[2, tr.145]. Nguồn gốc về tết Trung thu của 3 nước đều nhắc tới tích truyện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc (thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh). Đó là, vào đêm trăng rằm tháng tám, cảnh đẹp, gió mát, nhà vua đã được tiên ông đưa lên cung Quảng Hàm xem các tiên nữ múa hát. Quay về trần gian, để kỷ niệm ngày đó nhà vua đặt ra tết Trung thu. Cũng từ tích này mà các nước có tục uống rượu thưởng trăng. Và vì thế, ở Nhật Bản và Việt Nam còn gọi tết này là tết Trông trăng.

Việc thờ cúng vào tết Trung thu cả 3 nước đều mang ý nghĩa cảm tạ trời đất, cúng lễ tổ tiên hay cúng trăng để cầu mùa màng bội thu nên đều lập bàn thờ để dâng lễ vật cúng và cầu mong. Ở Hàn Quốc bàn thờ rất to và bề thế. Trên đó bày đủ các sản vật mùa thu với qui định chặt chẽ. Theo truyền thống hành lễ ở Hàn Quốc, thức ăn bày trên bàn thờ chỉ là các món nướng và luộc. Việc sắp đặt lễ vật thể hiện sự hiểu biết và khéo léo. Người ta thường bày thành 5 hàng, tượng trưng cho 5 hướng: đông, tây, nam, bắc, trung tâm. Một số gia đình kết hợp hàng thứ hai và thứ ba làm một nên chỉ còn 4 hàng. Thông thường, hàng đầu tiên có táo, lê, hồng, hạt dẻ và những loại bánh làm từ gạo tẻ, gạo nếp. Quả thường gọt vỏ sẵn hoặc cắt đi một phần ở phía trên với hàm ý để tổ tiên có thể ăn được. Hàng thứ hai bày cá khô hoặc bạch tuộc khô và canh rau, đặc biệt họ chú ý màu sắc của 3 loại rau: dương xỉ màu đen (biểu tượng quá khứ, tức tổ tiên), giá đỗ màu trắng (hiện tại, con người đang sống), rau cải màu xanh (tương lai, thế hệ trẻ). Hàng thứ ba bày canh thịt bò, thịt lợn và cá. Hàng thứ tư có thịt lợn xiên nướng và thức ăn rán làm từ bột trộn với cải bắp, ớt, cà tím… Hàng thứ năm đặt bài vị tổ tiên nhô cao ở chính giữa, bên cạnh là bánh Songpeon, đôi đũa và chiếc chén để rót rượu cúng. Bài vị có ghi tên, thứ bậc, ngày tháng năm sinh và mất của người quá cố. Nghi lễ truyền thống qui định mâm cơm cúng tổ tiên thường phải xếp theo 5 hàng nhưng cũng tuỳ theo

từng vùng mà cách sắp xếp này cũng có sự khác nhau. Ở một vài vùng người ta cúng tổ tiên những món ăn đặc sản của vùng đó như ở Andong có loại cá mập, ở Pohang có cá heo, ở Jeolla có cá đuối … và ở mỗi một gia đình có những cách sắp xếp mâm cơm cúng thay đổi ít nhiều. Sau khi làm lễ cúng ở nhà, người Hàn cùng nhau ra mộ thắp hương và cúng tổ tiên. Lễ cúng và đồ cúng ở mộ đơn giản hơn, thường chỉ có hoa quả, rượu và một ít đồ ăn.

Ở Việt Nam, tết Trung thu trước đây được cúng ở hai nơi. “Ban ngày làm cỗ cúng tổ tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt giăng, và dùng những thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc, sặc sỡ xanh đỏ trắng vàng. Con gái hàng phố, thi nhau tài khéo, gọt đu đủ trổ các thức hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm, con cá, coi cũng đẹp” [5, tr.24-25]. Tục cúng tại bàn thờ tổ tiên ban ngày hiện nay có gia đình còn duy trì nhưng đồ lễ đơn giản hơn. Thường họ chỉ cúng hoa quả và bánh trung thu. Ở một số vùng quê còn duy trì cúng cỗ mặn có thịt, xôi, rượu…hay còn làm thêm một số loại bánh nếp, bánh trôi, bánh chay, bánh tước… như ở Khoái Châu (Hưng Yên), Hoài Đức (Hà Nội)… Đến tối, ở ngoài sân các gia đình bày cỗ trông trăng với đủ thứ sản vật của mùa thu như bưởi, hồng, chuối…và không thể thiếu những cặp bánh nướng bánh dẻo, với đủ hình thù vui mắt. Nhiều nơi còn bày biện, trang trí vô cùng hấp dẫn, đẹp mặt. Có con chó bông làm bằng bưởi, các củ quả được cắt tỉa thành hình những con vật ngộ nghĩnh, có cả những nhân vật hoạt hình mà trẻ yêu thích. Một số nơi còn giữ phong tục bày ông tiến sỹ giấy trên bàn thờ gia tiên hoặc ở bàn cỗ trông trăng với ước mong con cái sẽ học hành, đỗ đạt hiển vinh. Ở Nhật Bản, trong ngày này họ làm bánh dango và bày lên

bàn lễ cúng trăng cùng với cành lau (susuki), hạt dẻ, khoai lang, ngô, sắn,…các sản vật của mùa thu để cảm tạ thần linh cũng như cầu mong một vụ mùa bội thu. Lễ vật trên bàn nhiều hay ít là tuỳ từng gia đình nhưng luôn luôn phải có cành lau, susuki và bánh dango. Cành lau được bày với ngụ ý đánh đuổi tà ma để có vụ mùa tốt tươi, còn bánh dango mang ý nghĩa may mắn khi được trẻ em lấy đi. Sau khi bày lễ vật và cúng trăng họ cùng ngồi quây quần bên nhau ở hiên nhà để ăn bánh dango, uống trà và thưởng thức vẻ đẹp của trăng. Hiện

Osaka,…lễ hội ngắm trăng được tổ chức đơn giản hơn, thậm chí có nhiều gia đình không tổ chức nữa. Qua cách bày tỏ sự cảm tạ trời đất, biết ơn tổ tiên hay thần Mặt Trăng, sự bày biện trên các bàn thờ dù ít hay nhiều lễ vật đều có các sản vật của mùa thu và không thể thiếu chiếc bánh Trung thu có hình mặt trăng. Bánh của Hàn Quốc bây giờ phổ biến có hình bán nguyệt và gọi là songpeon (trước đây có hình trăng tròn), ở Nhật Bản có bánh dango hình tròn như mặt trăng. Còn bánh của Việt Nam gọi là bánh nướng bánh dẻo. Bánh nướng có hình vuông, chiếc bánh dẻo màu trắng hình tròn tựa như mặt trăng rằm. Như vậy, bánh Trung thu của các nước rất đa dạng có nhiều màu sắc như trắng, hồng, xanh, vàng…; phong phú về hình dáng như hình lưỡi liềm hay hình tròn song đều mang ý nghĩa tượng trưng cho hình mặt trăng hứa hẹn sự viên mãn, tròn đầy và phát triển. Đó cũng là ước mơ của các cư dân trồng lúa. Qua việc tìm hiểu, khám phá về những nét tương đồng trong tết Trung thu của 3 nước đã giúp những cư dân trong khu vực thật sự hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn. Từ đó tạo mối quan hệ gần gũi và tăng cường tình đoàn kết hữu nghị liên dân tộc. Bên cạnh những nét tương đồng trong tết Trung thu của 3 nước còn có những nét đặc trưng văn hóa riêng của từng quốc gia. Điều này cũng tạo ra những nét độc đáo, sự hấp dẫn đối với công chúng khi khám phá về văn hóa của 3 quốc gia với cùng một chủ đề là tết Trung thu. Cùng là

Một phần của tài liệu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và giới thiệu tết trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)