Dựa trên quan điểm khai thác đa dạng các hoạt động, làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt của địa phương/ quốc gia; nhấn mạnh nét đặc sắc của vùng miền để phản ánh văn hóa, cuộc sống đương đại của các dân tộc, BTDTHVN chủ trương khai thác các yếu tố văn hóa dân gian trong hoạt động giới thiệu tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam theo các tiêu chí sau
Thứ nhất, lựa chọn các nội dung gắn kết và thể hiện nét đặc trưng trong
tết Trung thu của mỗi địa phương/ quốc gia. Tết Trung thu của Hàn Quốc
(2007) đã được tiến hành nghiên cứu tại địa phương, chúng tôi tham dự tết Trung thu tại một gia đình ở Andong, tỉnh Gyeongsangbuk. Từ những tư liệu nghiên cứu tại thực địa, những cuộc điều tra, phỏng vấn người dân và làm việc với Bảo tàng Dân gian Quốc gian Hàn Quốc, chúng tôi đã lựa chọn và giới thiệu tết Trung thu qua 3 chủ đề trong trưng bày. Chủ đề nghi lễ ẩm thực không chỉ cho người xem tìm hiểu về các món ăn đặc trưng trong ngày tết Trung thu mà còn giúp công chúng hiểu ý nghĩa của các loại đồ ăn. Ngoài ra, qua góc trưng bày bàn để đồ lễ du khách còn tìm hiểu cách tiến hành làm lễ của người Hàn. Lễ cúng trong ngày tết Trung thu ở Hàn Quốc gọi là lễ Chare. Đây là nghi lễ quan trọng nhất của tết Trung thu nhằm cảm ơn tổ tiên phù hộ cho mùa màng tươi tốt và cầu xin phù hộ những điều tốt lành trong tương lai. Lễ Chare diễn ra vào sáng sớm, thường là ở nhà người con trai cả, với sự có
mặt của tất cả các thành viên trong dòng họ, do một người đàn ông lớn tuổi nhất chủ trì. Trên bàn thờ bày biện nhiều loại thức ăn và hoa quả. Mọi người mặc trang phục truyền thống (Hanbok) hoặc quần áo mới, quì xuống phía
thường, việc hành lễ được thực hiện lần lượt từ anh, vợ của anh, rồi đến em, vợ của em... Ba người làm lễ đầu tiên chính là những người có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên. Lời khấn có thể đọc theo văn bản, hoặc nói mộc mạc những điều họ suy nghĩ và mong muốn. Làm lễ Chare xong, những người đàn ông cùng nhau ăn uống (một bữa ăn nhỏ) ngụ ý là ăn uống với tổ tiên. Buổi trưa mới đến bữa ăn của cả gia đình. Ăn uống xong, họ đem thức ăn, rượu và hoa quả ra mộ cúng tổ tiên. Nhắc đến, tết Trung thu Hàn Quốc không thể không nhắc đến bánh songpeon- một loại bánh đặc trưng của tết này. Bánh songpeon với người Hàn Quốc cũng quan trọng như bánh dẻo, bánh nướng với người Việt. Bánh được làm từ bột gạo tẻ mới và có nhân thập cẩm gồm hạt dẻ, đậu đỏ vụ mới, vừng, đường hoặc mật ong. Trước kia, bánh có hình vầng trăng tròn, gửi gắm mong uớc về sự no đủ cho gia đình và cộng đồng. Ngày nay, nhiều gia đình làm bánh hình bán nguyệt và nhỏ hơn, bởi họ cho rằng cuộc sống đã đầy đủ, nên chiếc bánh cần làm xinh xắn và vừa miệng. Đôi khi bánh cũng được thay đổi hình thức hoặc mùi vị cho phù hợp với sở thích riêng. Các địa phương, thậm chí các gia đình, có những cách làm bánh songpeon khác nhau. Nhưng
điều quan trọng nhất là bánh phải đẹp. Ở Hàn Quốc có câu: "Người phụ nữ làm được những chiếc bánh đẹp sẽ lấy được người chồng tốt và đẻ ra những đứa con xinh xắn". Chủ đề thứ 2 giới thiệu Trang phục Hanbok ngày tết Trung thu. Ở Hàn Quốc, trang phục truyền thống gọi là Hanbok, dùng mặc trong các dịp đặc biệt như: đứa trẻ tròn 1 tuổi, đám cưới, đám ma, tết năm mới theo âm lịch, tết Trung thu… Trước kia, Hanbok may cầu kỳ và có sự phân chia theo
đẳng cấp xã hội, giới tính, độ tuổi của người mặc. Ngày nay, Hanbok may đơn giản, thường không có túi và ít hoa văn, nhưng đa dạng về chất liệu và màu sắc; sự phân biệt kiểu cách chủ yếu tuỳ thuộc chức năng sử dụng. Vào dịp tết Trung thu, ở khắp nơi người ta mặc Hanbok với những màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Bộ Hanbok của nữ giới gồm một chiếc váy (chima) và một áo ngắn
(jeogori); của nam giới gồm một áo ngắn (jeogori), một chiếc quần rộng dài
đến mắt cá chân (baji). Trang phục trẻ em cùng kiểu dáng như của người lớn
nhưng kích cỡ nhỏ và thường sặc sỡ hơn. 5 màu: trắng, vàng, đỏ, xanh và đen trên Hanbok tương ứng với 5 hướng: đông, tây, nam, bắc và trung tâm. Cứ mỗi
dịp tết Trung thu đến, trẻ em Hàn Quốc lại được sắm những bộ trang phục mới, trong đó có bộ Hanbok. Người Hàn Quốc thích trang trí trên Hanbok trẻ em các màu đỏ, vàng, hồng, xanh, tay áo thường có sắc cầu vồng. Họ tin rằng trẻ em mặc Hanbok sẽ được bảo vệ để tránh ốm đau, bệnh tật và những điều xấu. Những bộ Hanbok mới của trẻ em là một sắc thái tết Trung thu ở Hàn
Quốc. Chủ đề thứ 3 dành giới thiệu các trò chơi dân gian của Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc có khoảng 200 trò chơi dân gian, chủ yếu chơi vào những dịp tết theo phong tục cổ truyền: tết năm mới âm lịch (Seolnal), rằm tháng Giêng (Daeboreum), Đoan ngọ (Dano), tết Trung thu (Chuseok)… Ở Hàn Quốc, lễ
hội chủ yếu liên quan đến nông nghiệp; trò chơi dân gian cũng mang dấu ấn của các tập quán nông nghiệp, gắn với chu kỳ canh tác, từ cày cấy, gieo hạt cho đến thu hoạch, và thường nhằm cầu mong mùa màng bội thu. Trò chơi có thể chia thành 4 nhóm: trò chơi giải trí, trò chơi mang tính nghi lễ, trò chơi cá nhân mang tính hài hước, trò chơi tập thể mang tính trình diễn theo định kỳ. Trong dịp tết Trung thu, người Hàn Quốc thích chơi nhiều trò chơi dân gian khác nhau: nhảy bập bênh, kéo co, đánh quay, đấu vật, ném gậy vào lọ (toho),
yut, phổ biến và đặc trưng nhất là múa vòng tròn dưới ánh trăng (gangangulle). Ganggangsulle là một điệu múa kèm với bài hát ngắn chỉ dành riêng cho phụ
nữ. Những người tham gia điệu múa sẽ hòa vào đoạn điệp của ca khúc như một trò chơi khi người trưởng trò hướng dẫn họ ở đoạn cao trào của bài hát. Để tăng phần cuốn hút, người ta xen thêm một số điệu nhảy truyền thống gắn với các hoạt động hàng ngày như trò bắt rùa, tìm lá dương xỉ dại, cá rán, chạy qua mái nhà, cuốn đệm rơm, cắt đuôi cá, may vá…Điệu múa này góp phần gắn kết cộng đồng và tăng niềm vui sau những ngày lao động mệt nhọc. Dần dần
ganggangsulle đã trở thành một hình thức giải trí cho phụ nữ tuy nhiên bây giờ
điệu múa này cùng không còn phổ biến lắm.
Đối với tết Trung thu của Nhật Bản, chúng tôi đã nghiên cứu và
phỏng vấn nhiều người dân ở những vùng miền khác nhau cũng như làm việc với Bảo tàng Kyushu của Nhật Bản để xác định nội dung giới thiệu với công chúng ở Việt Nam. Đó là, bàn thờ cúng trăng trong ngày tết Trung thu. Bàn
thờ có bánh dango, cành lau (suzuki), hạt dẻ, khoai lang, khoai môn, sắn…
Chủ yếu là các sản vật của mùa thu được bày trang trọng bên hiên nhà hoặc cạnh cửa sổ để bày tỏ lòng thành kính, cảm tạ thần linh và cầu mong mùa màng bội thu. Cành lau (susuki) tượng trưng cho cành lúa và ngụ ý đánh đuổi những điều xấu để có vụ mùa tốt tươi. Cúng xong, họ ngồi quây quần ở hiên nhà và ăn bánh dango, uống trà, ngắm trăng. Nói đến tết Trung thu của Nhật không thể không nhắc đến bánh dango - một loại bánh làm từ bột gạo. Chúng tôi trưng bày cách làm và mời người giới thiệu cách làm bánh dango. Bánh
được làm từ bột gạo (nửa tẻ, nửa nếp). Cách làm tương tự như làm bánh trôi của Việt Nam. Chỉ khác khi ăn chấm bánh vào bột đậu (kinako), bột trà xanh, hoặc mứt đậu… tùy sở thích từng người. Theo kinh nghiệm dân gian thêm một chút đường và muối vào bột đậu thì bánh sẽ ngon hơn. Người Nhật thường ăn bánh dango khi ngắm trăng tết Trung thu, kết hợp với uống trà.
Đối với tết Trung thu ở Việt Nam, BTDTHVN đã tổ chức nhiều
chuyến điền dã, nghiên cứu, tổ chức trưng bày và hoạt động giới thiệu tết Trung thu đến công chúng Việt Nam và nước ngoài. Mở đầu là trưng bày “ Tết trẻ em” (1999) gồm ba phần: Trung thu xưa và nay; Trẻ em Dao, Hmông ở Sa
Pa và những chiếc mũ; Lan Châu và trẻ em cơ nhỡ. Riêng phần trưng bày Trung thu xưa và nay đã giới thiệu đến công chúng một số loại đồ chơi như
đèn con thỏ, ông sao, con cá, kéo quân, ông tiến sỹ giấy, ông đánh gậy dưới trăng, mặt nạ, tò he, đồ chơi bằng sắt tây… Cuộc trưng bày đã giúp du khách hiểu được một phần về tết Trung thu dưới góc độ đồ chơi của trẻ em. Từ đây đã gợi ý cho bảo tàng hướng giới thiệu đa dạng, sâu rộng phản ánh các khía cạnh khác nhau trong tết Trung thu cũng như phát triển quan điểm tôn trọng, nâng cao vai trò của chủ thể văn hóa bằng việc sử dụng giọng nói của chủ thể văn hóa trong trưng bày (đây là trưng bày đầu tiên bảo tàng sử dụng các câu trích của chủ thể văn hóa) cũng như trong hoạt động trình diễn giao lưu trực tiếp với công chúng… Trải qua hơn một chục năm, nghiên cứu, tổ chức trưng bày, tổ chức hoạt động trình diễn giới thiệu tết Trung thu, BTDTHVN đã làm đa dạng, phong phú thêm nội dung từ giới thiệu các nghi lễ truyền thống qua
mâm ngũ quả đến các đồ chơi dân gian hay món ăn đặc trưng trong ngày tết Trung thu của người Việt đã lần lượt được giới thiệu tại đây. Với người Việt, tết Trung thu vốn dịp để người dân làm lễ dâng cúng ông bà tổ tiên ước mong mùa màng bội thu và vạn vật sinh sôi nảy nở. Điều này thể hiện mong ước của tất cả những cư dân làm nông nghiệp và ở Hàn Quốc hay Nhật Bản cũng mang ý nghĩa sâu xa này. Vào dịp tết Trung thu người Việt có truyền thống làm cỗ cúng tổ tiên ban ngày và ban tối bày cỗ trông trăng cho trẻ con. Bên cạnh mâm ngũ quả dâng lên tổ tiên ngày tết Trung thu, mâm quả để trẻ con phá cỗ đêm rằm cũng là một nét đẹp riêng trong văn hóa Việt Nam. Mâm cỗ thường được cha mẹ bày đẹp mắt với đủ các sản vật mùa thu như bưởi, chuối, hồng đỏ, hồng ngâm, na, cốm… rồi bánh nướng, bánh dẻo và vô vàn các loại quà mà trẻ con yêu thích như bim bim, kẹo hình các con vật… Các bà, các mẹ khéo tay thường làm con chó bằng bưởi hay các con vật ngộ nghĩnh từ củ quả… Trong mâm cỗ Trung thu không thể thiếu ông tiến sỹ giấy. Ông mặc áo vua ban, đội mũ cánh chuồn ngồi uy nghi trên kiệu có lọng che. Theo dân gian, ông tiến sĩ là biểu tượng cho việc học hành đỗ đạt nên thường đặt trang trọng ở chính giữa hoặc chỗ cao nhất trong mâm cỗ Trung thu. Sau khi “phá cỗ trông trăng”, ông tiến sĩ được trẻ em rước quanh làng vừa để trẻ vui chơi, vừa mang ý nghĩa giáo dục trẻ em có ý thức chăm chỉ học hành để đỗ đạt, thành tài như ông. Cuối cùng người ta đặt ông lên bàn thờ hoặc đem hóa để cầu mong mọi việc được linh nghiệm. Thông qua hình ảnh ông tiến sỹ giấy thể hiện ước mong con cái học hành đỗ đạt của ông bà cha mẹ đối với con cháu. Đằng sau ông tiến sỹ thường có hai ông đánh gậy buộc ở hai bên ngai của ông tiến sĩ (loại to), mô phỏng lại đám rước ông tiến sĩ vinh quy bái tổ (Thanh Oai, Hà Nội). Song, có nơi lại coi đây là con rối và thường buộc hai ông đánh gậy dưới ánh trăng treo ở nơi có gió sẽ chuyển động rất vui mắt (Hoài Đức, Hà Nội). Cùng với các nghi lễ cúng tổ tiên, thưởng trăng và ông tiến sỹ giấy, các loại đồ chơi dân gian là yếu tố văn hóa quan trọng tạo nên nét đặc trưng trong tết Trung thu của Việt Nam. Đa số các loại đèn cho trẻ em chơi vào dịp rằm tháng Tám đều gắn với một tích truyện nào đó, mang ý nghĩa giáo dục như: đèn cá chép gắn với truyền thuyết cá chép vượt Vũ môn hoá Rồng thể hiện tinh thần vượt khó, ý
chí bền bỉ; đèn thỏ ca ngợi tấm lòng từ bi và sự hy sinh cao cả; đèn ông sao gợi nhớ cuộc Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945… Đèn ông sao rất phổ biến trong dịp Trung thu. Có một số ý kiến cho rằng, đèn ông sao trước năm 1945 có 6 cánh. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, mọi người đều chuyển sang làm đèn sao 5 cánh và có cờ đỏ sao vàng cắm trang trí trên đèn có lẽ thể hiện lòng tự hào dân tộc. Chiếu đèn kéo quân cũng rất được ưa dùng trong dịp rằm tháng tám, có những câu chuyện khác nhau kể về đèn kéo quân nhưng phổ biến là chuyện liên quan đến anh nông dân nghèo tên là Lục Đức (theo tích truyện của Trung Quốc). Nhờ một giấc mơ gặp ông tiên dạy cách làm đèn kéo quân hết sức ý nghĩa để dâng vua vào dịp tết Trung thu mà anh đã được trọng thưởng và dân gian lưu truyền chiếc đèn cho đến ngày nay. Chiếc đèn kéo quân đến Việt Nam đã có sự biến đổi phù hợp với người Việt. Cây đèn kéo quân dành cho trẻ em chơi vào dịp Trung thu có ý nghĩa giáo dục giáo dục lòng yêu nước, nhắc nhở về lịch sử anh hùng của cha ông nên hình ảnh trên cây đèn thường nói về việc nghĩa, về những đoàn quân lính xung trận. Sau này người ta mở rộng nhiều chủ đề khác như vinh qui bái tổ, tứ linh nhảy múa, nông dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu,… và hiện nay còn có cả những nội dung mang tính giải trí như hình ảnh các nhân vật hoạt hình: thủy thủ mặt trăng, Đôrêmon, Pikachu… Đèn lồng ở Hội An, Việt Nam cũng là một hình ảnh đặc trưng trong tết Trung thu. Cho đến nay vẫn chưa thể xác định được đèn lông Hội An có nguồn gốc từ đâu. Có người cho rằng đèn lồng Hội An do những người họ Châu, La, Thái ở Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Trung Quốc buôn bán, lập nghiệp ở thương cảng Hải Phố (Faifo) đem đến Việt Nam. Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quí Đôn có ghi lời kể của một thương gia họ Trần người Quảng Đông khi chở hàng đến Hội An như sau : "Người Minh Hương và người Thanh (Trung Quốc) chọn Hội An làm nơi định cư đã mang theo đèn lồng từ quê hương đến và có thói quen thắp sáng đèn mỗi khi màn đêm buông xuống‟‟. Tuy nhiên, có một số người già ở Hội An khẳng định chiếc đèn lồng Hội An làm nét riêng, độc đáo do người Hội An nghĩ ra. Ở Hội An hiện nay hầu hết các gia đình có thói quen treo đèn lồng trước nhà nhất là vào đêm rằm. Đèn lồng Hội An đã có mặt ở khắp nơi, nghề làm đèn lồng, thói quen sử dụng
đèn lồng thường xuyên trở thành một nét đặc sắc ở Hội An. Ngoài các loại đèn trên vào dịp tết Trung thu trẻ em còn chơi các loại đèn con thỏ, đèn con tôm, con cá, trống bỏi, con giống chuyển động, mặt nạ bằng giấy bồi, chong chóng, tàu thủy sắt tây… Đây cũng là các đồ chơi dân gian đã lần lượt được trình diễn và hướng dẫn cho khách tham quan tại BTDTHVN.
Bên cạnh mâm cỗ Trung thu, các loại đồ chơi dân gian, bánh nướng bánh dẻo, còn có cốm một món ăn rất đặc trưng để nhận biết mỗi khi mùa thu về. Nói đến cốm thì bất kỳ người Hà Nội nào cũng biết đến cốm Làng Vòng. Hiện nay, ở làng Vòng tuy không còn làm cốm nhộn nhịp, nhưng còn một số gia đình vẫn duy trì nghề. Bảo tàng đã thường xuyên mời một gia đình có kinh nghiệm lâu năm đến bảo tàng trình diễn các công đoạn làm cốm, ý nghĩa của