Một số suy nghĩ về tết Trung thu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và giới thiệu tết trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (Trang 116 - 119)

Bà Hồ Bích Hạnh, 40 tuổi, Giảng Võ, Hà Nội

Ngày xưa tết Trung thu tôi rất háo hức lắm, đồ chơi thật đơn giản chỉ có một cái đèn ông sao do bố làm cho. Tôi được đi phá cỗ, trông trăng ở khu phố với bọn trẻ con. Bây giờ hai đứa bé nhà tôi bận học hành nên tôi chỉ cố gắng cho các cháu đi thưởng thức tết Trung thu một cách đơn giản như ra Hàng Mã mua một số đồ chơi và đợi cùng rước đèn với cụm dân cư là xong.

Ông Nguyễn Trọng Bình, 36 tuổi, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Nhà tôi gần Bảo tàng DTH nên năm nào tôi cũng đưa con sang đây chơi. Ở đây có nhiều hoạt động rất dễ chọn lựa cho các cháu hoạt động. Đưa lớn tôi cho đi vẽ, chơi trò chơi dân gian, đứa bé cho nặn tò he và tô màu. Tôi nghĩ ở đây chỉ phục vụ được dân cư quanh khu vực này, Hà Nội cần có nhiều nơi tổ chức được như ở bảo tàng này.

Chị Nguyễn Thu Hƣơng, 58 tuổi, Hội Vũ, Hà Nội

Tết Trung thu của chúng tôi năm xưa đơn giản lắm. Ban ngày các chị, các bà cả khu phố thi nhau cắt tỉa hoa quả, tạo hình các con vật. Tôi làm con chó bông bằng bưởi rất khéo, có năm đã được nhận giải. Buổi tối cả phố nô nức kéo nhau rước đèn và đi theo nhịp trống của đám múa lân.

Ở quê tôi ngày rằm có nhiều nhà thắp hương, làm cỗ cúng tổ tiên. Buổi tối trẻ con tập hợp ở nhà văn hóa để xem múa lân, ca nhạc, phá cỗ. Đội múa lân và biểu diễn văn nghệ thường tập luyện hàng tháng trước đó dưới sự chỉ đạo của thanh niên xã. Phải nói những ngày này ở quê tôi rất vui đó.

Bà Lê Thị Dung, 65 tuổi, Nghĩa Tân, Hà Nội

Cái thời của chúng tôi tết Trung thu chỉ vài cái bánh, cái kẹo và 1 chiếc đèn ông sao là vui lắm rối. Trẻ con được tập chung ở những sân rộng của khu tập thể để xem phim màn ảnh rộng. Xem xong được người lớn phát cho 1 gói quà nhỏ là vui sướng cả đêm rằm. Trẻ con bây giờ nhiều đồ chơi nhưng toàn đồ của Trung Quốc. Tôi không thích các cháu tôi chơi những đồ chơi này.

Ông Mai Văn Lƣơng, 70 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội

Vào dịp này tôi thường làm cho bọn trẻ đèn ông sao, ông đánh gậy để chơi đêm rằm. Hồi xưa Trung thu thật giản dị trẻ con mỗi đứa chỉ được 1 quả chuối hoặc 1 múi bưởi thôi.

Lê Thị Sƣa, 35 tuổi, Phú Xuyên, Hà Tây

Thời của tôi đóng 1 bát gạo cho nhà trường để tổ chức cắm trại. Từ ngày 13, 14 âm lịch đã thi nhau trang trí trại và chờ chấm điểm. Tôi làm những súc xích các màu để trang trí, có bạn mang tranh ảnh đến bày. Đến trưa ngày 15 rằm là tất cả trẻ con cùng ăn liên hoan. Bây giờ trẻ con quê tôi vẫn cắm trại nhưng không phải đóng gạo nữa.

Cháu Nguyễn Đức Anh, 8 tuổi, TH Ngọc Khánh, Hà Nội

Cháu chơi cả buổi sáng rồi nhưng chưa muốn về. Ở trường cháu chật lắm, chẳng có chỗ mà chơi, còn ở nhà cũng không có chỗ và không có bạn để chơi trò chơi dân gian. Cháu thích nhất là đi cà kheo và kéo co.

Hai cái đèn trung thu này vừa làm xong, là công sức của cả nhà tôi đấy... Tôi vui lắm, vì các con tôi vừa được chơi vừa được học về tết Trung thu truyền thống tại Bảo tàng Dân tộc học VN.

Bà Đinh Ngọc Mai, 56 tuổi, khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Tết Trung thu của chúng tôi hồi xưa luôn cùng nhau làm hạt bưởi để đốt và bày mâm quả có chó bưởi, ông tiến sỹ giấy. Bây giờ các cháu có suy nghĩ khác rồi, chỉ ra Hàng Mã mua đồ chơi cho nhanh thôi. Tôi cũng mong con cháu tôi biết và duy trì các phong tục trong ngày trung thu.

Cháu Hoàng Minh Quang, 12 tuổi, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Hôm nay cháu được chơi các trò chơi thỏa thích ở trường không có chỗ và ít có thời gian lắm ạ. Cháu đã chơi một số đồ chơi trong dịp trung thu làm đèn ông sao, ông đánh gậy. Cháu sẽ rủ các bạn hàng xóm đi chơi mấy trò này.

Cô Lê Ngọc Hà, 36 tuối, Tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy Hà Nội

Thật ý nghĩa khi tham gia các hoạt động là đồ chơi dân gian. Đây là những dịp hiếm hoi mà cả gia đình tôi cung đi chơi, cùng làm một cái đèn ông sao như thế này. Bình thường tôi cứ mua cho nhanh, không mất thời gian. Nhưng thực ra tôi thấy dành một chút thời gian cho con và gia đình vào tết Trung thu như thế ý nghĩa và đáng nhớ hơn.

Chị Bùi Minh Phƣơng, 37 tuổi, Khúc Hạo, Ba Đình, Hà Nội

Trung thu bây giờ khác thời của tôi nhiều. Trẻ con bây giờ được mua nhiều quà quá, tôi thấy quan trọng cần phải làm gì để trẻ hiểu ý nghĩa của các món đồ chơi, nhất là đồ chơi truyền thống. Ở Bảo tàng Dân tộc học Việt làm đã làm được điều này. Năm nào cả nhà tôi cũng có mặt ở đây.

Một phần của tài liệu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và giới thiệu tết trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)