Ông Mutaigawa, 61 tuổi, thành phố Okayama, Nhật Bản-
Từ xưa đến nay ở Nhật có phong tục ăn tết Trung thu cổ truyền, người ta thường mua bánh dango về bày, sau đó cả gia đình tập trung ngắm trăng và ăn bánh. Năm ngoái mọi người cũng làm như thế, ở mỗi nhà tự tập trung mọi người lại và ăn uống. Hồi còn nhỏ bố mẹ tôi có làm bánh dango nhưng hiện nay tại hầu hết các cửa hàng đều có bán sẵn nên đa số mọi gia đình đều mua.
Ngày rằm tháng Tám hàng năm ở Nhật Bản đểu tổ chức đón tết Trung thu, vừa ngắm trăng, vừa ăn bánh, và uống trà. Những người trẻ hiện nay thì cũng không thích lắm bởi còn bận đi làm không có thời gian. Nhưng tại các vườn trẻ vẫn duy trì tổ chức cho trẻ con, chúng rất thích. Tôi cũng đã từng tham gia ở vườn trẻ vào dịp Trung thu trước đây.
Chị Naoko, 21 tuổi, Kyoto, Nhật Bản
Ngày 3-3 là ngày lễ các bé gái nên khi còn bé tôi được mẹ hoặc bố đã trang trí những con búp bê này ở trong nhà. Từ hai tuần trước ngày lễ gia đình tôi đã trang trí những con búp bê này rồi và vào ngày lễ mùng 3-3 thì chỉ trang trí thêm vào thôi. Trong thời gian bày những búp bê này có ý nghĩa như cầu cho con gái sau này không lấy chồng muộn, cũng giống như thúc giục cô gái là “kết hôn, kết hôn đi”, vì thế ngay khi ngày lễ này kết thúc thì phải dọn dẹp hết các con búp bê.
Ms. Naoko, 21 tuổi, Kyoto, Nhật Bản
Trong ngày hôm đó chúng tôi làm bánh dango và lấy bông lau trên núi mang về và trang trí, sau đó cùng thưởng thức vui vẻ thời khắc ngăm trăng. Nếu thời tiết tốt thì chúng tôi ngắm ông trăng tròn, và tổ chức ăn uống bên ngoài. Nhưng cũng có nhiều năm thời tiết xấu thì không thể làm nh ững vi ệc như vậy. Ngày lễ của các bé gái chúng tôi trang trí cho những con búp bê hina và làm các món ăn như món cơm trộn sushi chirashizushi, sau đó cả gia đình cùng thưởng thức.
Khi nghe nói tới ngày tết Trung thu thì tôi nhớ đầu tiên là ánh trăng, ông trăng tròn nhất và bông lau. Sau nữa là khi tôi còn bé tôi sống trong một căn nhà nhỏ có một mái hiên. Buổi tối tối tết Trung thu thì kéo cái hiên ra, cha tôi thường chăng nó như một cái ô và anh em tôi cùng với bố mẹ, ngồi ở dưới mái hiên đó và ngắm trăng. Bây giờ thì tôi ở một căn hộ chung cư có bậc thềm nhưng mà không có mái hiên cho nên không có chỗ ngắm trăng. Về đồ ăn cho ngày lễ Trung thu cũng có nhiều ở các siêu thị nên những tập quán như là mẹ tự làm bánh dango thì đã bị mất đi khá nhiều.
Ông Yoshikawwa Takeji, 60 tuổi
Kỷ niệm của tôi về ngày tết Trung thu là cách đây 10 năm, tôi vẫn nhớ lần đầu tiên tôi làm bánh dango tại nhà. Bánh dango đựợc làm từ bột giống
như chiếc bánh dày trắng nhỏ xíu, sau đó cho thêm nước và nhào bằng tay, tạo thành những viên bột tròn to khoảng như quả bóng bàn, để bánh dễ chín chúng ta tạo một vết lõm ở chính giữa chiếc bánh, sau đó đem luộc (hấp) bằng nước nóng. Bánh rất ngon khi đem dùng để ăn nhấm nháp vào bữa phụ. Sau đó ăn cùng với kinako làm từ đậu đỏ và đường, nó tạo thành thứ đồ ăn rất ngọt, ăn kèm cùng chè anko.
Một kỉ niệm đáng nhớ của tôi vào ngày tết Trung thu. Khi lớn lên, tôi cũng dần mất đi thú vui ngắm trăng. Vào năm ngoái, vào đúng tháng 9 năm 2008, tại suối nước nóng Yugawara,có tổ chức 1 lễ hội ngắm trăng rất lớn.Tại
đó, có trưng bày 1 chiếc bánh dango rất to và mọi người nhảy múa xung quanh chiếc bánh. Đến tận bây giờ, trung thu vẫn là một trong những sự kiện quan trọng không thể thiếu ở Nhật Bản. Gần đây ở Tokyo, nơi mà tôi đang sống, cứ gần đến dịp trung thu, chúng ta có thể dễ dàng mua được những chiếc bánh
dango ở siêu thị và những cây lau ở của hàng hoa. Và cũng có những người
mua bộ đồ tượng trưng, trên đó có bày bánh dango, bánh dày omochi.
Chị Fujita Megumi, 29 tuổi,
Hồi còn học tiểu học và trung học, vào dịp tết Trung thu gia đình tôi trang trí bằng bánh dango, rượu sake và những cành lau ở engawa- bàn dâng
cúng (bàn thờ), và sau khi cúng chúng tôi vừa ăn bánh, vừa ngắm trăng để chúc phúc cho nhau. Bố thích uống rượu sake. Khi còn đi học cấp hai, cô giáo tôi kể cho chúng tôi câu chuyện “Take tori mono gatari”, một câu chuyện liên quan đến mặt trăng. Tôi nhớ hồi đó đã vẽ một bức tranh có mặt trăng và cây lau rất đẹp. Đáng tiếc là không có giải thưởng nhưng đó là một kỉ niệm vô cùng vui vẻ trong dịp tết Trung thu.
Anh Murakami Yoshifumi, 37 tuổi
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng Saitama-Nhật Bản. Khi tôi còn nhỏ, ở trong phòng ngủ nhà tôi được trưng bày bộ áo giáp của các võ sĩ Samurai thời xưa. Đây là bức ảnh bộ áo giáp đó và bây giờ bộ áo giáp này được bày ở nhà tôi. Ngoài ra, tôi còn rất nhớ các món ăn tôi vẫn thường ăn vào ngày tết trẻ em món kashiwa. Món kashiwa là món ăn được ăn bằng cách quấn bánh dầy bên ngoài những chiếc há cảo. Thêm vào đó, còn có lễ hội cá chép, những con cá chép cũng được trang trí trong nhà. Bởi vì hồi bé, tôi sống trong ngôi nhà rất nhỏ nên tôi chỉ có chiếc mũ kabuto và những con cá chép cũng không to như thế này. Đây không phải là những con cá chép được sử dụng trong lễ hội bé trai mà nó dược mua trước ngày tết bé trai đầu tiên của con trai tôi.
Trước khi con trai tôi ra đời, gia đình tôi đã có một bé gái và đây là thứ mà tôi đã chuẩn bị cho con trai tôi vào ngày tết bé trai. Chính vì vậy, tôi chưa mua nó khi con gái tôi sinh ra và mua để chuẩn bị cho con trai tôi vào ngày lễ bé trai đầu tiên sau khi ra đời. Thực ra những con cá chép này được trang trí ở ngoài vườn nhưng bởi vì nhà tôi không có vườn nên tôi treo nó ở ngoài hiên nhà để ở ngoài cũng có thể nhìn thấy. Khi treo trên nhà, mỗi khi có gió thổi những con cá chép sẽ bay thẳng lên trông rất đẹp mắt đó là những cảm nhận của tôi về ngày tết trẻ em.
Chị Hiragama Makie, 35 tuổi
Tôi sống ở Kanagoeshi vùng Saitama. Nói về lễ hội bé gái (Hinamasuri), trong nhà tôi có 1 con búp bê, đó là con búp bê đã được trang trí trong nhà bà tôi trước khi tôi lấy chồng và nó thật sự là rất cũ rồi. nó chỉ gồm 2 con búp bê và khi mẹ đưa con gái về nhà chồng thì búp bê này cũng được mang đi cùng, bây giờ tôi vẫn giữ trong nhà mình con búp bê cũ này. Thêm 1 chút nữa, ở nhà ông bà tôi có trang trí những con búp bê rất đẹp 7 tầng. Có lẽ nó được mua cho tôi khi tôi chào đời.
Vào dịp tết Trung thu, tôi không mấy khi làm gì đặc biệt thông thường vào dịp này có những gia đình chỉ trang trí những bông lau và ăn những chiếc bánh dango hình mặt trăng (tsuki dango). Tôi vẫn còn 1 chút kỷ niệm lúc mình làm bánh dango hồi nhỏ. Gần đây nếu bạn đến siêu thị, bạn có thể mua được
những chiếc bánh dango. Khi nói về Trung thu, mọi người không chỉ nghĩ về ăn mà còn ngắm trăng và người Nhật thường nói rằng ở trong mặt trăng có 1 chú thỏ đang giã bánh giày. “Hãy nhìn kỹ đi, chú thỏ đang giã bánh giày đấy” “ À đúng vậy nhỉ, tôi có nhìn thấy 1 chú thỏ” “ Cố gắng giã tiếp đi nhé”… có rất nhiều quan điểm khác nhau, tùy vào từng người nhưng người Nhật vẫn luôn nghĩ rằng có 1 chú thỏ vẫn miệt mài giã bánh giầy trên cung trăng.
Bà Sugiyama Kumino- OSAKA NEYAGAWA, 48 tuổi
Khi chúng tôi còn nhỏ tôi có những kí ức là được trang trí những bông lau vào mái hiên, được mẹ làm những cho chiếc bánh dango và buổi tối cùng với bạn bè đi ăn trộm bánh dango và nói “ngon nhỉ, ngon nhỉ” rồi vừa đem về. Tuy nhiên, những đứa trẻ của tôi bây giờ không thể làm như thế được nữa. Có thể là do có những ngôi nhà hiện nay không có mái hiên. Tôi không muốn thay đổi về tết Trung thu, tôi vẫn cùng những đứa trẻ trong nhà đón Trung thu với hoa, những bông lau và tự làm bánh dango ở nhà, tôi cùng các con ngắm trăng vào mỗi dịp Ttrung thu. Nơi tôi đang sống là Osaka không thấy được nhiều gia đình ăn tết Trung thu lắm.
Em Takato Ura, Kumamoto Arao, 22 tuổi
Từ năm 15 tuổi vào dịp trung thu tôi cùng với bố mẹ làm bánh dango, sau đó cùng nhau vừa ngắm trăng và ăn bánh. Chúng tôi mua bánh dango từ
các hiệu bánh ngọt ở Nhật về thưởng thức. Cùng với ăn những chiếc bánh ấy, tôi cùng thưởng thức vẻ đẹp của trăng cùng gia đình mình. Năm ngoái lễ trung thu thì cùng bố mẹ làm bánh Trung thu và ngắm trăng bên cửa sổ. Sau đó vừa ăn vừa nói chuyện về lễ Trung thu có chú Thỏ giã bánh dày…
Em Noya takashi, tỉnh Kamawa, 21 tuổi
Năm ngoái thì trong dịp tết Trung thu tôi cùng với bố mẹ mình làm bánh
dango và cùng trang trí susuki với dango bên cửa sổ sau đó cả gia đình quây
quần bên nhau ăn bánh dango và ngắm trăng. Từ ngày còn bé tôi có nghe bố mẹ nói rằng có chú thỏ trên cung trăng vì vây có nghĩa là tôi đã nghĩ rằng thỏ hay là những vị thần có thật. Tôi được học cách làm bánh dango từ bà của
mình. Ấn tượng nhất của tôi về Trung thu hay nói khác đi là kỉ niệm tôi nhớ nhất đó là đúng vào dịp Trung thu trời mưa rất to và không thể ngắm trăng được. Tôi đã vẽ trăng vào tờ giấy, trang trí và sau đó tự thưởng thưc đêm Trung thu bằng cách ngắm trăng của riêng mình.
Em Nana, tỉnh Ibaraki, 21 tuổi
Nhà tôi ở tỉnh Ibaraki cách Tokyo khoảng 2 giờ đi xe điện.Trung thu 2008 tôi cùng mẹ làm bánh dango.Gần nhà có rất nhiều cây lau nên tôi sẽ ra
đấy cắt để lấy về. Tôi sẽ cắm những cây lau đó vào bình để trang trí. Và bánh
dango mà tôi cùng mẹ làm được đặt cạnh bình hoa đó. Và khoảng gần đến 9h
thì tôi cùng mẹ vừa ngắm trăng vừa ăn bánh dango. Bố tôi hay đi vắng nên dịp mà cả nhà quây quần bên nhau. Bởi vậy nên Trung thu trở thành cơ hội để mẹ con tôi có thể trò chuyện được nhiều hơn. Với loại bánh dango có gia đình tự làm ở nhà nhưng có gia đình thì ra siêu thị mua về. Gia đình tôi thường tự làm bánh dango nên tôi rất vui.
Em Naoko, Ichibaken, 21 tuổi
Tôi ở huyện Ichibaken cách Tokyo khoảng 100 km, mất khoảng 1,5h xe buýt. Hằng năm, cứ vào lúc trăng tròn trong ngày tết Trung thu, cả gia đình tôi lại cùng ngăm trăng thưởng thức bánh dango và cùng trò chuyện vui vẻ. Đúng vào lúc trăng lên, gia đình tôi bày những chiếc bánh dango lên mọi người cùng tập trung lại, không nói chuyện gì đặc biệt nhưng mọi người quây quần bên nhau nói chuyện thực sự là khoảng thời gian đặc biệt. Gia đình tôi có làm nông nghiệp nên hàng năm gia đình tôi làm bánh dango từ gạo nếp được gặt ở ruộng nhà và những chiếc bánh dango được bày lên đó cũng vậy. Ngoài ra 1 vật
không thể thiếu cùng với bánh dango là những cành lau (Suzuki) một loại cây không thể thiếu vào mùa thu ở Nhật Bản. Nếu trang trí những cành lau này bên cạnh những chiếc bánh dango thì mới là tết Trung thu.
Nếu chỉ nhìn gia đình tôi, từ ngày xưa, khoảng 10 năm trước cho đến bây giờ hầu như không có thay đổi gì đặc biệt. Gia đình tôi đều đón Trung thu như mọi năm. Tuy nhiên, kể từ khi tôi đến Tokyo, bạn bè tôi cũng đến từ nhiều vùng khác nhau thì những người bạn đã sống từ bé ở những thành phố lớn như Tokyo, OSAKA đều không có nhiều cơ hội đón Trung thu cùng với gia đình, họ cũng không có nhiều kinh nghiệm sống cùng với ông bà nên ngày càng có
nhiều người không biết những nghi lễ truyền thống theo cách cổ truyền.Vì vậy, gần đây ở thành phố có nhiều người đã đến siêu thị để mua những chiếc bánh dango và thưởng thức nó 1 mình, ngoài ra có những quán bán đồ ăn nhanh (fast food) cũng có những quầy để thưởng thức trăng tròn (tsukibar), ở đó có món humburger này. Tuy nhiên, thực sự họ không có cách thưởng thức ngày tết Trung thu, họ chỉ ngồi thôi. Vì vậy tôi có cảm giác những nghi lễ truyền thống của Nhật Bản ngày càng mất đi và tôi thấy hơi tiếc vì điều đó.