Một số suy nghĩ về tết Trung thu của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và giới thiệu tết trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (Trang 105 - 110)

Ông Lee Won Tae, 47 tuổi

Xưa kia, khi tôi còn nhỏ, xã hội hồi đó là xã hội nông nghiệp, vào các ngày Trung thu, chúng tôi đón Trung thu ở nhà và sau đó khoảng một tháng chúng tôi thường đi thăm mộ tổ tiên. Ngày nay, ai ai cũng đều bận rộn cả nên mọi người thường lễ tổ tiên ngay ở nhà và đi viếng mộ vào cùng một ngày. Gia đình tôi rất quan trọng ngay này, chúng tôi thường về quê tiến hàng các nghi lễ

Lee Dong Hoon, 17 tuổi

Thật là tuyệt khi cả gia đình cùng tụ họp lại với nhau vào các ngày lễ truyền thống như ngày tết Trung thu. Tôi thấy ngày lễ này nên được tiếp tục duy trì, đây chính là cơ hội giúp mọi thành viên trong gia đình có thể quây quần lại bên nhau, cùng tiến hành các nghi thức của tổ tiên. Trong tương lai, tôi cũng chưa biết chuyện gì có thể xảy ra, nhưng hiện giờ gia đình tôi luôn cố gằng duy trì ngày lễ này.

Lee Dong Ha, 17 tuổi

Khi lớn lên, tôi sẽ vẫn giữ những nghi lễ truyền thống này của tổ tiên vì ngày này qua ngày khác, chúng ta ngày càng ít có cơ hội gặp gỡ gia đình, họ hàng, bởi thế, thật tốt khi có dịp ta được sum họp cùng người thân. Nhưng tôi nghĩ các thủ tục sẽ ngày một giản đơn hơn.

Cô Kim Tae Kyeong, 31 tuổi

Tôi thấy để làm được món bánh songpyeon giống như mẹ chồng tôi thì

thật khó nhưng tôi sẽ cố gắng học những kinh nghiệm ấy của bà. Tôi hy vọng là mình sẽ tự làm được bánh songpyeon. Vì người Hàn Quốc có nói rằng:

những người có thể làm ra những chiếc bánh songpyeon xinh xắn cũng sẽ có những bé gái đáng yêu.

Bà Cho Nam- Iee, 72 tuổi

Ngày tết Trung thu các con cháu về đầy nhà, tôi rất vui. Gia đình tôi thật hạnh phúc vì năm nào cũng có đủ mọi người. Tôi mong 2 đứa cháu trai sẽ kế tiếp công việc của bố nó vào các dịp lễ tết. Điều này rất có ý nghĩa.

Bà Bae Bok- yeon, 60 tuổi

Tôi sống ở Gwangju còn con trai tôi sống ở Seoul, bởi vậy tôi thường tới Seoul thăm nó thay vì nó về Gwangju bởi giao thông đi lại khó khăn. Những năm trước đây, chúng tôi hay tới khu mộ nhổ cỏ dại và thăm hỏi ông bà tổ tiên rồi nhưng tết Trung thu năm nay chúng tôi đã không tới thăm khu mộ tổ tiên được vì lên Seoul.

Ông Lee Seung-gak, 64 tuổi

Trước kia, vào dịp này chúng tôi thường trình diễn các bản nhạc đồng quê, còn những người phụ nữ thì tham gia múa ganggangsulle. Tôi rất thích

ngôi nhà daljip, đó là một ngôi nhà được làm từ rơm mà chúng tôi sẽ đốt cháy nó khi đêm xuống dưới ánh trăng sáng. Tôi thường viết ra giấy những mong ước của mình rồi đặt nó trong ngôi nhà daljip ấy, để rồi chúng cũng sẽ bị đốt

cháy cùng với cả ngôi nhà. Nhưng giờ đây tục lệ này không còn nữa.

Ông Kim Tae-chong, 60 tuổi

Ngày nay, hầu hết các gia đình trẻ ở Hàn Quốc đã sống tách riêng với bố mẹ. Cùng với sự thay đổi lối sống là sự thay đổi trong cách nghĩ, quan niệm,

nghi lễ… và cách ăn tết Trung thu gia đình tôi một ví dụ. Các con tôi không ở cùng nữa nên ngày tết Trung thu cũng trở nênđơn gian. Hơn nữa, những năm gần đây nhiều người thích dành thời gian đi thăm bạn bè và họ hàng thay cho việc về quê hoặc đi du lịch nước ngoài. Các dịch vụ hàng không ở Hàn Quốc bị quá tải trong dịp này. Cần phải đặt vé trước nhiều tháng mới có thể đi được du lịch.

Xu hướng của gia đình trẻ càng ngày càng làm đơn giản tết Trung thu. Hầu hết họ mua các lễ vật, đồ ăn bán sẵn bởi nhiều người gần như không có thời gian để chuẩn bị theo cách truyền thồng vì công việc bận rộn. Hơn nữa, các dịch vụ trọn gói về lễ vật để cúng cho tết Trung thu cũng phát triển.

Cô Woo Deo-kin, 29 tuổi

Chúng tôi thường tới thăm nhà bố mẹ chồng vào buổi sáng, còn buổi chiều chúng tôi tới gia đình bố mẹ vợ rồi cùng nhau trở về nhà cùng gia đình. Ngày nay, nhiều gia đình không còn làm theo những tục lệ như thế nữa. Nhưng mỗi khi tới dịp này chúng tôi vẫn thường sum họp cả gia đình lại rất vui vẻ.

Mỗi gia đình đều tự chuẩn bị đồ ăn và thực hiện các nghi lễ tạ ơn trời đất cùng tổ tiên sau vụ mùa mới gặt. Gia đình tôi thậm chí còn không mua đồ ăn nữa, chúng tôi chỉ mua hoa quả thôi. Do đã khá bận rộn trong việc tổ chức các nghi lễ của tổ tiên nên hầu như chúng tôi chẳng còn đủ thời gian để làm các việc khác nữa. Ngày nay, có nhiều người đặt làm sẵn các đồ ăn chứ không tự làm ở nhà.

Bà Park Hong-cha, 55 tuổi

Chúng tôi thường mặc trang phục Hanbok trong dịp lễ Trung thu cũng

như vào ngày đầu tiên của năm mới, ngày 1 tháng 1. Người lớn thường tặng cho bọn trẻ các món quà như đồ mỹ phẩm, tiền may mắn, đồ chơi…Tôi cũng tặng một chút quà nhỏ cho con gái tôi.

Cháu Hong Su Shin, 13 tuổi

Cháu được nhận nhiều quà, được mặc hanbok mới và được đi chơi. Tết Trung thu nao cũng có các anh chị ở thành về chơi. Cháu rất vui

Cô Lee Sang-jeong, 29 tuổi

Đường sá đến Seoul bây giờ đông đúc vô cùng. Bình thường, tôi phải mất 4 giờ để đi về quê nhưng hôm nay tôi phải mất đến 9 giờ. Ôi, giao thông bây giờ thật kinh khủng.

Bố tôi là anh cả trong gia đình, bởi vậy cháu phải dành khá nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn trong ngày này. Bây giờ làm xong rồi tôi không thể ăn bất cứ thứ gì nữa. Tôi thấy hơi mệt nhưng vẫn rất vui.

Anh Kim Dong-jang, 35 tuổi

Tôi nhận được rất nhiều quà trong dịp tết Trung thu. Tôi rất thích ấm trà này nó là của con trai đầu tôi mang tới. Tôi cũng đã gửi tặng quà cho họ hàng và bạn bè tôi như hoa quả, cá rán An Dong, bia… Ngày này với tôi thaaaatjys nghĩa.

Ông Won Ku-chan, 59 tuổi

Tôi đã gửi một ít nhân sâm cho bạn tôi ở đảo Cheju và cũng muốn mua một chút quà gửi cho họ hàng nữa. Những người hàng xóm cũng mới mang cho tôi một ít nước ngọt và hoa quả mùa thu. Những ngày này ở Andong rất nhộn nhịp. Tôi yêu vùng quê này.

Bà Lee Son cha, 50 tuổi

Trước đây, chúng tôi thường cùng nhau làm bánh songpyeon, loại bánh có hình giống như nửa mặt trăng. Nhớ lại những ngày trước kia, hồi đó thực phẩm thiếu thốn nên chúng tôi thường làm những chiếc bánh trông thật to. Nhưng bây giờ, mọi thứ đã dư dả hơn nên chúng tôi làm những chiếc bánh nhỏ

đi. Hiện nay, ngày càng có nhiều người đi du lịch vào dịp lễ Trung thu. Bạn tôi có nhiều người dự định đi du lịch tới Thái Lan, Singapore … vào dịp tết Trung thu năm sau.

Cô Pang Ho-jae, 35 tuổi

Tôi định sẽ đi xem phim cùng một người bạn thân. Khi còn nhỏ, tôi thường giúp mẹ làm bánh songpyeon và dọn dẹp nhà cửa trong dịp này. Nhưng bây giờ, gia đình tôi thường mua bánh bày bán ngoài chợ.

Chong Yu-kyeong, 28 tuổi

Gia đình tôi đang chuẩn bị các món ăn cho lễ Chare nhưng không theo phong cách truyền thống. Có một vài món chúng tôi không tự làm mà đi mua ngoài siêu thị. Vào dịp lễ tết Trung thu năm nay, tôi đã đi thăm những người họ hàng của mình và tới cả nhà thờ nữa.

Bà Kim Tae-kyeong, 52 tuổi

Để làm ra được những chiếc bánh đẹp thì không dễ chút nào. Hôm nay, tôi đã thử học mẹ chồng tôi cách làm bánh songpyeon. Tôi tin là sau này con

gái tôi sẽ rất xinh đẹp.

Bà Jin Mi, 55 tuổi

Gia đình chúng tôi thường dành khoảng 500.000W cho việc chuẩn bị thức ăn nhưng năm nay đã giảm đi 300.000W. Con cái chúng tôi không về nhà, gia đình giảm người đi cho nên đã hay phải bỏ thức ăn thừa. Năm ngoài, chúng tôi mất hơn 10 ngày mới ăn hết thức ăn. Bây giờ tôi đã thay đổi suy nghĩ rồi.

Vai trò của phụ nữ trong xã hội bây giờ đã khác xưa. Họ giữ các vị trí cao trong xã hội. Phụ nữ làm việc đóng góp cho cuộc sống sinh hoạt trong gia đình. Vì thế, các công việc nội trợ cũng được chia sẻ với các thành viên trong

gia đình. Người đàn ông có thể giúp vợ vào bếp trong khi trước đây thì là điều không thể.

Anh Seo Sang- guk, 39 tuổi

Tôi làm một số việc đơn giản giúp vợ như rửa bát, lau sàn nhà thôi nhưng tôi nhận thây vợ và con gái tôi rất vui và hạnh phúc. Vì thế, tôi muốn giup họ nhiều hơn như vậy niềm hạnh phúc sẽ đến với gia đình tôi.

Một phần của tài liệu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và giới thiệu tết trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)