Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian trong xã hội hiện nay

Một phần của tài liệu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và giới thiệu tết trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (Trang 83 - 94)

Từ nghiên cứu quá trình khai thác các yếu tố văn hóa dân gian qua tổ chức hoạt động giới thiệu tết Trung thu của 3 quốc gia, BTDTHVN đã rút ra được những bài học sâu sắc trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian. Đây là một trường hợp nghiên cứu cụ thể giúp chúng tôi phát hiện ra

những ra những thế mạnh cũng như thấy được những bất cập/khó khăn trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian. Từ đó hình thành nên các phương pháp/ cách thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian trong xã hội hiện nay.

Bảo tàng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian. Một thực tế chỉ ra rằng công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cần có sự phối hợp từ nhiều phía, nhiều yếu tố. Trong số đó phải kể đến vai trò hàng đầu là cộng đồng- những chủ thể văn hóa. Để vai trò của cộng đồng được phát huy thực sự chúng ta cần giúp họ tự nhận diện ra các

giá trị di sản văn hóa mà họ đang nắm giữ để từ đó nâng cao ý thức duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Các giá trị văn hóa không phải là cái

gì xa lạ mà nó ở quanh mỗi chúng ta, đó là những cái trong đời thường, cái mà người dân nắm giữ. Đó là những sinh hoạt văn hóa văn nghệ, nghề thủ công truyền thống, nghi lễ tín ngưỡng dân gian… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận diện ra các giá trị văn hóa đó mà có rất nhiều người coi đó là cái bình thường, không đáng quan tâm. Trên thực tế còn có những người dân thường suy nghĩ những hình thức văn hóa họ đang nắm giữ bình thường, đơn giản, lúc vui lúc nhà rỗi thì thực hành, ai cũng có thể làm được hoặc họ không nhận được lợi ích gì… bởi vậy khi bảo tàng đặt vấn đề mời họ tham gia các hoạt động hay bị từ chối. Điều quan trọng để người dân nhận ra các giá trị văn hóa thì bảo tàng hay các cơ quan văn hóa cần tạo môi trường thuận lợi để họ thể hiện và nhận diện văn hóa. Trong chuyến đi nghiên cứu về tết Trung thu của Hàn Quốc chúng tôi đã gặp một phụ nữ hát rất hay. Chúng tôi hỏi chuyện mới biết bà ta có thể múa điệu múa truyền thống trong ngày tết Trung thu điệu

ganggangsulle- đây là điệu múa đặc trưng của trung thu đã bị mai một. Những

điều này chẳng ai biết giá trị, thậm chí cả con gái của bà cũng mới nghe lần đầu. Còn bà thì cho rằng “đấy là việc bình thường của quá khứ, bọn trẻ bây giờ có còn quan tâm đâu mà nói và con gái tôi chắc cũng chẳng bao giờ múa đâu…” Song thực tế, trong khi trao đổi với người con gái bà lại thể hiện sự quan tâm và muốn tìm hiểu về điều này từ người mẹ. Như vậy, qua câu chuyện

này chúng ta thấy điều quan trọng phải giúp người dân- chủ thể văn hóa- hiều và nhận diện được các giá trị văn hóa, để chính họ là người bảo tồn văn hóa đó. Trong môi trường nào là bảo tàng hay trung tâm văn hóa hoặc nơi cộng đồng sinh sống… chúng ta cần tạo ra những cơ hội giao lưu để chủ thể văn hóa được tự trình bày, nhận được những chia sẻ, trao đổi từ công chúng hay chính những người trong cộng đồng của họ hoặc những cộng đồng khác. Những môi trường có nhiều sự tương tác sẽ là cái nôi nuôi dưỡng, kích thích các sáng tạo, niềm vui, sự say mê công việc, nhận thức đích thực về giá trị văn hóa của cộng đồng. Từ đó khiến chủ thể văn hóa tự nâng cao ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

Bảo tồn các giá trị văn hóa ngay trong cộng đồng. Giá trị văn hóa đó

được sống, phát triển trong cộng đồng và môi trường văn hóa của chính nó thì mới có sức bền lâu dài. Các nhà quản lý văn hóa có thể hướng dẫn chủ thể văn hóa tổ chức các hoạt động tại địa phương. Vào các dịp lễ tết chúng ta đóng vai trò là người hướng dẫn người dân thể hiện các loại hình văn hóa tại địa phương dựa trên nguyên tắc tránh việc làm thay làm hộ họ. Nếu một sinh hoạt văn hóa được tổ chức theo ý nguyện của đa số người dân trong một vùng hay một bản thì chính họ mới thấy đó là sản phẩm, là hơi thở và cuộc sống của họ. Họ chắc chắn sẽ yêu quí và gìn giữ nó. Có một ví dụ minh họa sống động cho điều này, tại Bảo tàng DTHVN khi tiến hành làm các ngội nhà truyền thống của người Dao. Chúng tôi đã gặp phải nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí có ý kiến cho rằng bảo tàng đã làm sai nhà Dao, không đúng, không điển hình là nhà của người Dao. Song, trên thực tế, bảo tàng DTHVN không đi tìm cái nguyên mẫu, cái điển hình mà chúng tôi tìm những con người thật, những địa chỉ thật để phản ánh cuộc sống, văn hóa đương đại của chính người dân bình thường. Và quan trọng hơn là ngôi nhà Dao của chúng tôi được chính đồng bào Dao coi là ngôi nhà của họ. Khi nhà hỏng họ sẵn sàng phối hợp với BTDTHVN để sửa chữa, làm xong nhà họ ghi “đây là nhà của ông Bàn Văn Sấm”, khi họ đưa con đi thi ở Hà Nội họ xin vào nhà đó để ở…

Chúng ta cần tôn vinh các giá trị văn hóa của cộng đồng. Khi cộng

đồng đã nhận diện, đã hiểu và bảo tồn tại chỗ, chúng ta luôn luôn cần củng cố và tôn vinh các giá trị văn hóa đó. Chúng ta có thể giới thiệu, quảng bá các văn hóa của địa phương, của quốc gia đến công chúng trong và ngoài nước. Điều này như một nguồn sinh lực giúp các chủ thể văn hóa được khẳng định các giá trị của chính minh cũng như khơi dậy tình yêu, niềm tự hào dân tộc và từ đó tăng cường hiểu biết cũng như tự ý thức việc bảo tồn di sản. Trong đợt trình diễn nhân dịp tết Trung thu Hàn Quốc tại BTDTHVN, chị Lee- Hyori tâm sự: “Bình thường tôi vẫn hướng dẫn học sinh làm những chiếc hộp truyền thông này, nhưng hôm nay khi trình diễn ở Viện Nam, có nhiều người tìm hiểu, tôi thấy vui hơn, tự hào hơn nhiều. Tôi sẽ kể lại điều này với gia đình và bạn bè ở Hàn Quốc. Và sau lần này, tôi sẽ rủ bạn bè tôi tiếp tục dạy cho bọn trẻ cách làm hộp truyền thống này nhiều hơn nữa. Tôi rất vui.‟‟

Kết nối và xây dựng mối quan hệ với cộng đồng trên tinh thần hợp tác đối tác và tôn trọng chia sẻ quyền lợi. Bảo tàng cần hiểu và làm việc, ứng xử

với cộng đồng như một đối tác. Bảo tàng không thể trưng bày hay tổ chức trình diễn mà không đi nghiên cứu tại địa phương, không sử dụng tri thức dân gian của những người dân. Ngược lại, người dân sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, quảng bá văn hóa khi phối hợp làm với bảo tàng. Mối quan hệ qua lại sẽ dẫn đến sự chia sẻ quyền hạn cho hai bên. Chúng ta cần bỏ suy nghĩ làm cho cộng

đồng mà thay vào đó là làm với cộng đồng vì lợi ích hai bên. Theo đó, chúng

ta cần quan niệm cộng đồng như một đối tác cần tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ quyền hạn. Một yếu tố quan trọng khi làm với động đồng đó là cần hiểu rõ vai trò của cộng đồng và nguyên tắc cơ bản làm việc với cộng động: tôn trọng, lắng nghe, khai thác tối đa giọng nói chủ thể văn hóa …

Cần quan tâm, thúc đẩy bảo tồn di sản văn hóa bằng cách tạo môi trường để văn hóa truyền thống được giới thiệu, sáng tạo và phát triển. Chúng ta cần phối hợp tìm nhiều con đường để việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thật sự phát triển bằng nội lực của chính loại hình di sản văn hóa đó. Như chúng ta đã

nhu cầu xã hội, không có môi trường, không có con người nuôi dưỡng. Thiết nghĩ, bước đầu chúng ta nên xây dựng nền tảng giúp các di sản dần dần tự “sống” bằng chính nội lực. Đó là, tạo môi trường cho di sản văn hóa được “sống” có cơ hội thể hiện để có thể sáng tạo và phát triển. Ở đây, chúng ta có thể tham khảo cách làm của Hàn Quốc về việc bảo vệ các Báu vật nhân văn sống (living human treasures). Họ đã xây dựng cơ sở pháp lý để bảo tồn “sống” các Báu vật nhân văn sống như đảm bảo trợ cấp, đảm bảo điều trị y tế miễn phí, tạo môi trường truyền dạy cho thế hệ trẻ… Hoặc ít nhất chúng ta cũng cần tạo cho các chủ nhân văn hóa có một chỗ dựa, một niềm tin. Bảo tàng rất phù hợp với vai trò này. Bảo tàng có thể tổ chức các hoạt động giao lưu nhằm giới thiệu, tôn vinh và quảng bá văn hóa. Bảo tàng cần kết nối nhiều đầu mối trong và nước ngoài giúp cộng đồng có thể giao lưu, sáng tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu hiện tại và phát triển. Bảo tồn phải gắn chặt với thúc đẩy kinh tế sẽ đáp ứng được mong mỏi của người dân và là động lực giúp các di sản tự “sống” bằng nội lực của chính mình. Nếu chúng ta biết phối hợp gắn kết phát triển văn hóa với phát triển kinh tế và du lịch sẽ mang lại những lợi ích kinh tế cho cộng đồng và xã hội. Trong xu hướng gắn kết văn hóa với kinh tế cần làm trên cơ sở hài hòa giữa lợi ích của các thành phần xã hội, các đối tác tham gia, đặc biệt là lợi ích của cộng đồng. Đây sẽ là cách huy động được các nguồn lực xã hội, đặc biệt các chủ thể văn hóa cùng chung tay góp sức cho công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian.

Đối với BTDTHVN, hướng đến xây dựng chương trình hoạt động dài hơi và có quy mô, tầm cỡ khu vực và thế giới. Để hoạt động trình diễn văn hoá dân

gian đạt hiệu quả xã hội cao hơn, bảo tàng cần nghiên cứu xây dựng nội dung các hoạt động trình diễn mang tính chủ động và lâu dài. Chúng ta có thể xây dựng các chương trình khai thác các yếu tố văn hóa dân gian theo chủ đề, theo khu vực địa lý, theo tộc người gắn với các dân tộc ở Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhâp quốc tế và toà nhà giới thiệu văn hóa Đông Nam Á sắp khai trương BTDTHVN cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động trình diễn giao lưu giới thiệu văn hóa của các

nước với quy mô lớn hơn, mang tầm vóc quốc tế. Đây là một vấn đề đòi hỏi phải có chiến lược lâu dài để khẳng định vai trò của BTDTHVN với tư cách là một địa chỉ văn hóa tạo cơ hội cho công chúng tăng cường hiểu biết hơn nữa về các dân tộc Việt Nam và các dân tộc sinh sống trong khu vực. Ngoài ra cần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của bảo tàng. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, khi tham gia hoạt động công chúng không còn “thụ động” nữa. Nhu cầu của họ cần được trải nghiệm, giao tiếp, đối thoại, chia sẻ… Điều này đòi hỏi các cán bộ ở bảo tàng phải có phương pháp tiếp cận khoa học, chủ động, sáng tạo, thể hiện tính chuyên nghiệp cao. Để làm được điều này, lãnh đạo bảo tàng cần quan tâm đầu tư đào tạo một đội ngũ cán bộ trẻ với những nhận thức và quan niệm mới, hiện đại về nhân học, dân tộc học, bảo tàng học và các ngành khoa học liên quan. Đội ngũ cán bộ này sẽ là lực lượng chủ chốt để đổi mới bảo tàng tương lai nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của công chúng trong bối cảnh hội nhập. Thêm nữa, BTDTHVN cần thấy rõ vai trò của hợp tác quốc tế trong việc góp phần nâng cao nhận thức về chuyên môn và các cách tiếp cận mới, đồng thời phát triển các dự án quốc tế để tạo điều kiện cho các cán bộ của bảo tàng được tiếp xúc, học hỏi các chuyên gia, từ đó nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn.

Trong văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động

lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Bảo tàng là một thiết chế văn hoá

mang trách nhiệm phục vụ các lợi ích xã hội phi lợi nhuận. Đối với BTDTHVN, một định hướng rõ ràng để tồn tại và phát triển luôn phải đổi mới và đa dạng hoá các hình thức hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế kinh phí để tổ chức những hoạt động trình diễn văn hóa dân gian rất hạn chế, không ổn định. Trong những năm qua, nhờ thúc đẩy hợp tác quốc tế, tài trợ từ quốc tế đã góp một phần quan trọng vào sự duy trì, phát triển các hoạt động giao lưu văn hóa tại BTDTHVN. Những năm gần đây, BTDTHVN đã chuyển sang hoạt động của mô hình của đơn vị sự nghiệp có thu (theo NĐ 43/2006/ NĐ- CP). Như vậy, nếu chỉ dựa vào kinh phí từ các tổ chức nước ngoài thì không thể đáp ứng

được nhu cầu phát triển ngày càng lớn mạnh của bảo tàng. Vì thế, bảo tàng phải tìm cách phát triến các hình thức hoạt động mới thu hút công chúng cũng như mở ra các hình thức dịch vụ chuyên môn. Điều này phải được thực hiện dựa trên một nguyên tắc nhất quán là tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của văn hoá dân tộc. Một số hình thức dịch vụ có thể khai thác: dịch vụ liên quan đến nghiên cứu khoa học như tổ chức các buổi hội thảo, thuyết trình, tọa đàm, giao lưu văn hóa, xuất bản phim nhân học, phối hợp với đài truyền hình làm phim khám phá văn hóa các dân tộc, bộ bưu thiếp giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam…; các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí như tổ chức tết Trung thu, tết 1/6, các trò chơi dân gian…; dịch vụ phục vụ các đối tác tổ chức sự kiện, thuê vị trí hoạt động… Các hoạt động này triển khai sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của công chúng trong và ngoài nước. Như vậy, để có thể tổ chức hoạt động giao lưu văn hoá dân gian, BTDTHVN cần chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ và đẩy mạnh khai thác các nguồn tiềm năng tại bảo tàng. Đồng thời tranh thủ phát triển các hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, các nhân trong và ngoài nước như Đại sứ quán các nước, Trung tâm Văn hóa, các tổ chức phi chính phủ, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, các trường đại học, các Viện nghiên cứu, các bảo tàng trong nước và quốc tế, UBND và Sở văn hoá thể thao và du lịch các tỉnh và địa phương… Đã đến lúc BTDTHVN phải “ coi kinh tế như một mục tiêu, một sự định hướng lành mạnh và phát triển, nhưng vẫn phải coi thiên chức của văn hoá nói chung (trong đó có văn hoá bảo tàng), mà giá trị của nó vẫn phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả xã hội, hiệu quả giáo dục, hiệu quả hoàn thiện nhân cách con người, không chỉ khẳng định, mà còn giới thiệu văn hoá Việt Nam - thống nhất trong đa dạng - với đông đảo người xem, cả trong và ngoài nước là cơ bản, theo đúng nghĩa bảo tàng của mọi người và vì mọi người. Đó cũng chính là thước đo giá trị nhân văn của văn hoá, của sản phẩm văn hoá, trong đó có BTDTHVN” [12, tr. 58].

Tiểu kết

Một phần của tài liệu Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và giới thiệu tết trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)