Ở HUYỆN SƠN DƯƠNG – TỈNH TUYÊN QUANG.
2.1. khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện SơnDương, tỉnh Tuyên Quang. Dương, tỉnh Tuyên Quang.
2.1.1.Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Sơn Dương là huyện nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang với diện tích 789,3 km2, từ thành phố Tuyên Quang đi dọc theo quốc lộ 37 khoảng 30km sẽ đến huyện Sơn Dương
Trước năm 1976 Sơn Dương thuộc tỉnh Tuyên Quang, năm 1976 Hà Giang và Tuyên Quang sát nhập thành Hà Tuyên, Sơn Dương thuộc tỉnh Hà Tuyên.
Năm 1991, Hà Giang tách khỏi Hà Tuyên, Sơn Dương trở thành huyện của tỉnh Tuyên Quang
- Phía đông giáp tỉnh Thái Nguyên - Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ
- Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc - Phía nam giáp huyện Yên Sơn
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình sơn Dương có đặc thù của vùng chuyển tiếp giữu trung du và miền núi, rừng núi chiếm ¾ diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia làm 2 vùng, vùng phía bắc huyện có địa hình núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi; vủng phía nam có địa hình đồi núi bát úp có độ dốc thấp thoải dần
2.1.1.3 Khí hậu
Chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông khô hanh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 24 độ c. Lượng mưa trung bình hàng
năm 1.500mm – 1.800mm. Trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Lô và sông Phó Đáy, ngoài ra còn hệ thống suối, khe lạch tạo nguồn nước phong phú, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
2.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
Ở Sơn Dương đã phát hiện 12 điểm có quặng thiếc, tổng trữ lượng cả quặng gốc và quạng sa khoảng đạt xấp xỉ 28.239 tấn SnO2; Quặng Barit có các đặc điểm thăm dò gồm: Ao Sen, Hang Lương, Thiện Kế, Ngòi Thia, Đùng Bùng; cao lanh – fenspat có rải rác ở Hào Phú và Vân Sơn; ngoài ra còn có mỏ chì – kẽm....